X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu cảnh báo bệnh nguy hiểm, bố mẹ không nên chủ quan

Mất 7 phút để đọc
Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu cảnh báo bệnh nguy hiểm, bố mẹ không nên chủ quan

Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu là hiện tượng không hiếm gặp nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm, bố mẹ không nên chủ quan.

Hiện tượng trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu có thể khiến bố mẹ lo lắng hoang mang vô cùng, không biết con bị bệnh gì. Để phát hiện nguyên nhân và điều trị kịp thời, phụ huynh nên theo dõi kỹ càng vì đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm.

  • Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu có nguy hiểm không
  • Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu do bệnh kiết lỵ
  • Bệnh lồng ruột cấp tính – Triệu chứng gây ra phân có chất nhầy và máu
  • Tiêu chảy do nhiễm khuẩn
  • Làm gì khi trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu?

Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu có nguy hiểm không?

ThS BS Nội trú Đặng Thị Ngoan – Bác sĩ Nhi – Sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết : Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu đa phần là cảnh bảo tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Một số trường hợp có khả năng gây ra các biến chứng nặng nề. Nguyên nhân như thiếu vitamin K, kiết lỵ,…. cần được điều trị sớm tránh để kéo dai. Vì khi kéo dài trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, mất cân bằng điện giải, thậm chí là chậm phát triển.

Chính vì vậy, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và tìm ra nguyên nhân để điều trị kịp thời khi phát hiện trẻ đi ngoài có máu. Lưu ý không được tự điều trị tại nhà để tránh biến chứng của bệnh và cả biến chứng khi dùng thuốc sai cách.

tre-di-ngoai-co-chat-nhay-va-mau

Cẩn thận khi trẻ sơ sinh đi ngoài có chất nhầy và máu (Ảnh: istock)

Chất thải của trẻ em có lẫn máu nhầy đa số là do bệnh về đường tiêu hoá, cụ thể thường gặp ở các bệnh dưới đây!

Bạn có thể xem:

Những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mà ba mẹ chớ coi thường!

Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu do bệnh kiết lỵ

Phần lớn trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu là dấu hiệu cảnh báo bệnh kiết lỵ. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em và sẽ gây nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Nguyên nhân gây ra bệnh kiết lỵ có thể xuất phất từ việc cho trẻ ăn thức ăn, đồ uống không sạch, không hợp vệ, lây nhiễm từ các nguồn như thức ăn, nước uống, rau quả… bị ôi thiu. Tay bẩn khi bốc thức ăn hoặc tiếp xúc với các loài động vật mang mầm bệnh như chó, mèo, ruồi… cũng có thể gây bệnh kiết lỵ cho trẻ.

Bệnh kiết lỵ gây ra do việc nhiễm trùng ở ruột từ một số vi khuẩn, ký sinh trùng gây nên và được chia làm 2 dạng:

  • Kiết lỵ amip: Biểu hiện bệnh này là trẻ bị đau quặn bụng theo từng cơn, sốt nhẹ hoặc không sốt, cảm giác cơ thể bị ớn lạnh, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Đồng thời, trong phân sẽ có nhiều chất nhầy như đờm kèm theo có máu.
  • Kiết lỵ trực trùng: Biểu hiện là trẻ có các dấu hiệu sốt cao liên tục, tiêu chảy nhẹ, phân lỏng nước, đau bụng, hậu môn bị đau rát, luôn muốn đi vệ sinh đại tiện, đi phân có nhầy máu nhiều lần trong ngày.

Khi thấy các dấu hiệu bệnh kiết lỵ ở trên, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Bệnh lồng ruột cấp tính – Triệu chứng gây ra phân có chất nhầy và máu

Lồng ruột cấp tính thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, phổ biến nhất là trẻ từ 4 tháng – 9 tháng tuổi vì đây là thời kỳ bé chuyển từ bú sữa sang ăn dặm nên ruột dễ co bóp bất thường dẫn tới lồng ruột. Hiện tượng này xảy ra khi một đoạn ruột của trẻ bị lộn ngược và sau đó chui vào bên trong của đoạn ruột gần kề làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột. Đây một cấp cứu ngoại khoa thường gặp, nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh này là đau bụng dữ dội. Nếu thấy trẻ khóc thành từng cơn vì đau bụng, nôn mửa, bỏ ăn/bú, bụng trướng căng, đại tiện phân máu lẫn nhầy và có thể toàn máu tươi, người mệt lả, lười vận động… bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

tre-di-ngoai-co-chat-nhay-va-mau

Lồng ruột cấp tính thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi (Ảnh: istock)

Tiêu chảy do nhiễm khuẩn

Tiêu chảy gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nhiễm các vi khuẩn độc hại cho đường ruột và hệ tiêu hoá chính là nguyên nhân nghiêm trọng nhất. Vi khuẩn đường ruột Escheriachia Coli (E.Coli), Trực khuẩn lỵ Shigella, Campylobacter Jejuni, Salmonella enterocolitica, Vi khuẩn tả Vibrrio cholera là những tác nhân chính gây ra tình trạng tiêu chảy nhiễm trùng. Bệnh lý này thường xảy ra ở trẻ nhỏ vì hệ miễn dịch còn yếu.

Trong đó tiêu chảy do vi khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột (EIEC, EPEC, EHEC) thường gặp ở trẻ với biểu hiện sốt, mót rặn, đau quặn bụng, phân lỏng có thể lẫn nhầy máu.

Bạn có thể xem:

Bé uống kháng sinh bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này

Làm gì khi trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu?

Hiện tượng phân có nhầy lẫn máu là dấu hiệu không đơn giản, bố mẹ cần:

  • Quan sát biểu hiện của con xem có đau bụng, sốt, mệt mỏi không. Đồng thời để ý số lần trẻ đi ngoài có phân nhầy và máu cũng như màu sắc của máu.
  • Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có biểu hiện đi kèm như trên, không nên chậm trễ tránh các biến chứng nguy hiểm
  • Không được tự tiện cho con uống thuốc hay ăn uống các loại thực phẩm khác mà không có sự đồng ý của bác sĩ
tre-di-ngoai-co-chat-nhay-va-mau

Bố mẹ nên bảo vệ con từ việc giữ gìn vệ sinh thân thể và ăn uống sạch (Ảnh: istock)

Đi ngoài có chất nhầy và máu ở trẻ em phần lớn nguyên nhân đến từ các vi khuẩn xấu trong đường ruột, để hạn chế và phòng ngừa tình trạng này, phụ huynh cũng nên lưu ý:

  • Cho bé ăn chín, uống sôi, lựa chọn thực phẩm tươi, sạch
  • Không cho con ăn thức ăn có dấu hiệu ôi thiu, để qua ngày hoặc không rõ nguồn gốc
  • Đậy kỹ thức ăn tránh ruồi nhặng
  • Dạy con rửa tay đúng cách và trước khi ăn hay chạm vào thức ăn
  • Cả gia đình cũng nên có thói quen rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chạm vào thực phẩm để hạn chế lây lan vi khuẩn
  • Nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải luôn giữ vệ sinh sạch sẽ.

Hệ miễn dịch của trẻ đối với các vi khuẩn đường ruột còn khá kém, vì thế bố mẹ nên bảo vệ con từ việc thực hiện thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể và ăn uống sạch.

Nguồn tham khảo: Khi bé đi tiêu phân có máu ba mẹ cần phải làm gì? – Vinmec

Xem thêm:

  • Dạy con cách rửa tay đúng – 6 bước đơn giản để vượt qua mùa dịch COVID-19
  • Nguyên nhân khiến trẻ bị sôi bụng đi ngoài và cách khắc phục
  • Trẻ 2 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài, có phải bé bị táo bón không?

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Vũ Mỵ

  • Home
  • /
  • Sức khỏe
  • /
  • Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu cảnh báo bệnh nguy hiểm, bố mẹ không nên chủ quan
Chia sẻ:
  • Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

    Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

  • Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

    Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

  • Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

    Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

  • Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

    Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

  • Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

    Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

  • Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

    Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it