Trẻ có thể bắt đầu học nói ở những thời điểm khác nhau sau 1 tuổi. Gần đây, xuất hiện khoảng 10% trẻ châm nói sau 1 tuổi . Nếu vấn đề này được phát hiện và hỗ trợ sớm, chúng ta vẫn có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ bình thường. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói?
1. Độ tuổi cần chú ý
Trẻ khỏe mạnh bình thường: Sẽ thường bắt đầu học nói khi bé từ 1 tuổi.
Trẻ sinh non: Có thể bắt nhịp trễ hơn lên đến 2 tuổi.
Các bé bị tự kỉ, có vấn đề về thính giác hoặc chậm phát triển não bộ có tỷ lệ cao xuất hiện chậm nói hoặc gặp vấn đề phát âm. Các bé này cần được chú tâm theo dõi và điều trị để cải thiện khả năng ngôn ngữ càng sớm càng tốt.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói:
trẻ chậm nói
-
- Trẻ không nói được “Ba”, “Bà”, “Mẹ”..
- Không sử dụng được ít nhất 1 vài phụ âm như “P”, “B” hoặc “M”..
- Trẻ không hiểu, hoặc không đáp ứng được từ “Không”, “Tạm biệt” hoặc “Chào”
- Không chú ý khi tự chỉ/ hoặc mẹ chỉ cho bé những vật chuyển động hoặc nằm ở trên đầu bé.
- Khi bé từ 15 tháng tuổi, không nói được vài từ đơn giản.
-
- Bé không chỉ được ít nhất 1 bộ phận trên cơ thể khi được hỏi.
- Không tìm cách giao tiếp với mẹ khi bé muốn một cái gì đó hoặc chỉ cho mẹ biết bé đòi gì.
- Bé không nói được ít nhất 6 từ.
-
Khi trẻ 19 đến 24 tháng tuổi:
- Mẹ không thấy bé dễ học hoặc bắt chước thêm từ mới.
- Bé khó có thể học thêm 1 từ mới/ tuần
-
- Trẻ không đáp ứng với vài chỉ dẫn đơn giản của mẹ. Ví dụ như: “Con đi lại đây” hoặc “Đợi mẹ một chút nhé!”
- Không bắt chước hành động hoặc từ nào đó của người khác.
- Trẻ không thể ghép 2 từ nói.
- Không biết chức năng của một vài vật dụng quen thuộc trong nhà.
- Khi mẹ đọc sách cho trẻ, trẻ không phản ứng với các hình ảnh hoặc không chú ý đến những gì mẹ đang nói.
-
- Không sử dụng câu đơn có 2-4 từ.
- Trẻ không hỏi bạn những câu đơn giản.
- Không thể tự nói tên các bộ phận trên cơ thể. Khi mẹ hỏi trẻ ” Tay con đâu?”, bé không thể trả lời “Tay con đây ạ!”. Trong một vài trường hợp, trẻ trả lời rằng: “con không biết ạ”, thì chứng tỏ trẻ vẫn bình thường, chỉ là lúc này trẻ không biết hoặc không muốn trả lời.
Ngoài các vấn đề khiếm khuyết liên quan đến vận động như Trẻ phát triển tự kỉ, khiếm khuyết thính giác, cơ hàm phát triển không bình thường hoặc não bộ chậm phát triển, hầu hết các trẻ chậm nói có thể do một số nguyên nhân sau:
trẻ chậm nói
- Không đủ thời gian giao tiếp với cha mẹ
- Hoặc không muốn giao tiếp với cha mẹ vì không quan tâm đến giao tiếp. Vấn đề này thường gặp ở các bé nghiện các thiết bị điện tử sớm.
- Có thể trẻ từng trải nghiệm 1 thời gian bị chia cắt với mẹ quá sớm và đủ lâu ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp.
trẻ chậm nói
Vì vậy, các mẹ là người gần gũi với trẻ nhất. Mẹ là người theo sát quá trình lớn lên và phát triển của trẻ. Hãy tỉnh táo và khoa học! Nếu thấy con có hiện tượng kể trên, mẹ nên xem xét đến khía cạnh Trẻ chậm nói và xin tư vấn của các bác sĩ nếu tự mình không thể cải thiện được tình trạng của con.
-Ele Luong-
Các bài viết liên quan:
Trẻ mắc chứng Tự Kỷ – Khoa học đã có cách để phát hiện sớm nhất
Cùng mẹ Nhật dạy con: “5 phút thủ thỉ” và “cái ôm 8 giây”
Để trẻ lên 3 hào hứng với SÁCH – Mẹ hãy thử áp dụng những cách sau
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!