Trẻ bị khủng hoảng khi đi nhà trẻ khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng. Ba mẹ nhất định phải chú ý trẻ trong giai đoạn này. Nếu trẻ thật sự bị khủng hoảng khi đi nhà trẻ thì bạn nên tìm cách giải quyết. Phải giải quyết vấn đề thật sớm để tránh hậu quả về sau.
Vậy đâu là cách giải quyết khôn ngoan cho việc trẻ bị khủng hoảng khi đi nhà trẻ? Cha mẹ hãy tìm hiểu bài viết sau đây nhé!
Bé có thể khóc lóc và không muốn xa mẹ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị khủng hoảng khi đi nhà trẻ
Theo thống kê, khoảng 5% trẻ có những dấu hiệu khác nhau của chứng sợ đi học. Điển hình là trẻ hay quấy khóc, bám mẹ, không chịu đi học. Khi trẻ lớn hơn thậm chí giả vờ đau bụng vào mỗi sáng trước khi đến trường.
Nếu ba mẹ cho phép ở nhà, những dấu hiệu đó ở trẻ sẽ nhanh chóng trôi qua. Ngoài những triệu chứng trên, trẻ còn có nhiều biểu hiện liên quan đến sức khỏe, sinh hoạt. Cụ thể:
- Biểu hiện liên quan đến sinh hoạt: mệt mỏi, hay buồn ngủ…
- Biểu hiện liên quan đến sức khỏe: không muốn ăn uống, ói thường xuyên, hay thở nhanh. Hoặc thường xuyên có những cơn hoảng sợ, buổi sáng ngủ nướng không muốn thức dậy….
Bé có thể giả vờ đau bụng để không phải đi nhà trẻ
Tất cả những dấu hiệu trên là kết quả của trẻ bị khủng hoảng khi đi nhà trẻ. Có thể môi trường nhà trẻ không hợp với trẻ. Bạn bè, thầy cô khiến trẻ không thích hoặc trẻ tự mình tách khỏi tập thể.
Nếu trẻ có những triệu chứng trên, ba mẹ hãy quan tâm và giải quyết dứt điểm thật sớm. Nếu để lâu sẽ dẫn đến hậu quá khó lường.
Cách giải quyết tình trạng trẻ bị khủng hoảng khi đi nhà trẻ
Trước khi gửi con đi nhà trẻ chính thức, bạn cần tập cho trẻ làm quen với việc xa mẹ. Quá trình này kéo dài thành 3 giai đoạn từ vài tuần đến một tháng:
- Cha mẹ đưa con ra thăm quan nhà trẻ, làm quen với cô và các bạn 30 phút – 1 giờ.
- Sau vài ngày, khi trẻ hứng thú hơn sẽ gửi trẻ một buổi, trưa đón về.
- Khi trẻ quen thuộc với môi trường mới, cha mẹ cho con đi học cả ngày. Khi chuyển sang giai đoạn gửi con cả ngày, cha mẹ cần đón bé sớm hơn các bạn. Cho đến khi con hoàn toàn thích nghi với trường học thì sẽ đưa đón như các bạn khác.
Cho con làm quen với trường lớp và cô giáo trước
Khi trẻ có những dấu hiệu kể lo lắng, sợ hãi khi phải đến trường. Điều ba mẹ cần làm là trấn an trẻ, dành thời gian động viên, chuẩn bị tâm lý cho trẻ.
Nếu ba mẹ không đủ bình tỉnh, không đủ kiên nhẫn và cả cứng rắn, sẽ rất dễ “mềm lòng” .Bạn sẽ không thể giúp trẻ bình ổn lại tâm lý. Để con không sợ nhà trẻ, ba mẹ hãy thực hiện những cách sau:
Giải thích cho trẻ hiểu vì sao trẻ cần phải đến nhà trẻ
Hãy giải thích cho bé lí do vì sao cần đến nhà trẻ bằng lí lẽ của bạn. Đừng nghĩ bé là trẻ con, cha mẹ yêu cầu gì cũng phải làm theo. Hãy cho bé biết nguyên nhân, lợi ích khi đi nhà trẻ.
Ví dụ như: Con đã lớn và cần phải đi học giống như ba mẹ mỗi sáng đều phải đi làm; Khi đến trường con sẽ có nhiều bạn chơi cùng rất vui; Con sẽ được cô giáo dạy hát, dạy đọc thơ…
Khi trẻ hiểu được ý nghĩa của việc phải đến trường sẽ khiến trẻ cảm thấy thoải mái. Trẻ nhanh chóng thích nghi với môi trường mới.
Ba mẹ cần tìm hiểu rõ môi trường mới của trẻ
Ba mẹ cần tìm hiểu ở môi trường mới trẻ sẽ được ăn ngủ sinh hoạt như thế nào? Có phù hợp với trẻ không? Điều này giúp ba mẹ yên tâm sẵn sàng hơn khi giải thích với trẻ về môi trường mới…
Nếu trường lớp, cô giáo, ăn uống, ngủ nghỉ… chưa hợp với trẻ, ba mẹ có thể chọn trường khác.
Tạo niềm vui cho trẻ khi đi nhà trẻ
Kể cho trẻ những chuyện thú vị xung quanh nhà trẻ để tạo cho trẻ hứng thú đi học.
Trước khi đưa trẻ vào lớp, nên chơi trò chơi cùng trẻ dưới sân trường. Khi đón trẻ về, hãy dành thời gian chơi cùng bé và đưa bé đi thăm thú mọi thứ xung quanh ngôi trường. Để tạo cho bé sự thân thiện và gần gũi về ngôi trường mà mình học.
Khi trẻ hư cần giải thích cho trẻ hiểu rõ về hành vi sai trái của mình. Tuyệt đối không nên mang cô giáo và nhà trẻ ra dọa như: Con hư mẹ sẽ méc để cô đánh đòn; Ngày mai mẹ cho con đi học và cho con ở lại trường luôn…
Khi đưa trẻ đến lớp nên tạm biệt, hôn chào và hứa sẽ quay lại đón trẻ. Làm như vậy nhằm tạo tâm lý ổn định cho trẻ. Trẻ thường nghĩ bị ba mẹ mang mình đến trường và bỏ lại nên khóc và tìm cách níu kéo.
Trên đây là dấu hiệu và cách giải quyết tình trạng trẻ bị khủng hoảng khi đi nhà trẻ. Chúc bạn và bé sẽ có kí ức thật đẹp với những ngày đầu tiên đi học trong đời của trẻ.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!