Mỗi khi giao mùa trẻ em rất dễ mắc các loại cúm, vậy trẻ bị cúm A phải làm gì? Mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ hơn cách chăm sóc bé lúc bị cúm A nhé!
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Dấu hiệu của trẻ bị cảm cúm mẹ nên biết
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Cúm A là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp, có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Bệnh có thể gặp ở trẻ nhỏ, phổ biến nhất là độ tuổi dưới 24 tháng và có thể để lại các biến chứng do hệ miễn dịch của trẻ yếu.
Triệu chứng bệnh thường xuất hiện đột ngột, trẻ sẽ có biểu hiện ho, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt xì, đau họng, sốt, đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể, nôn ói. Trường hợp nặng hơn, trẻ cũng có thể bỏ bú, bỏ ăn, thở nhanh, lừ đừ, ngủ li bì hoặc thậm chí sốt cao co giật.
Thông thường, dấu hiệu của trẻ bị cảm cúm sẽ xuất hiện sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh 1 – 2 ngày. Các triệu chứng bệnh khá dễ nhận biết như:
Sung huyết mũi
Đây được coi là dấu hiệu phổ biến nhất. Trẻ bị cảm cúm sổ mũi hay nghẹt mũi với nước mũi trong, vàng, xanh cực kì khó chịu. Nhiều bé bị cảm cúm nghẹt mũi không thở được phải thở bằng miệng khiến cổ họng bị khô và đau rát.
Sốt
Trong 3 ngày đầu khi trẻ bị cúm thường bị sốt. Tuy nhiên, sốt không cao chỉ khoảng 38 độ C.
Các triệu chứng khó chịu khác
Trẻ có thể bị đau họng, chán ăn, ho. Cơ thể mệt mỏi, quấy khóc nhiều, hạch có thể xuất hiện ở cổ…
Thông thường, một đợt cảm cúm của bé sẽ kéo dài trong khoảng 10 ngày. Nhưng vào thời điểm giao mùa hay mùa lạnh các đợt cảm cúm thường dễ xuất hiện và khiến bé gặp khó chịu, mệt mỏi.
Trẻ bị cảm cúm A phải làm gì cho nhanh khỏi?
Bác sĩ Nam cho biết, khi trẻ có các dấu hiệu trên, ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám và xử trí phù hợp, không nên tự ý điều trị thuốc cho trẻ vì có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Cần cho trẻ uống nhiều nước, bú nhiều hơn. Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, bổ sung thêm trái cây, rau củ, nên tránh các món chiên rán, nhiều dầu mỡ. Bệnh rất dễ lây nên cần chú ý giữ vệ sinh khi chăm sóc trẻ, rửa tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với trẻ.
Mẹ nên cân nhắc những cách đơn giản sau:
Cách ly trẻ
Nên hạn chế để trẻ tiếp xúc với người khác, tránh để trẻ lây nhiễm bệnh cho người khác. Nếu cho trẻ ra khỏi phòng bệnh thì nên đeo khẩu trang. Hạn chế người ra vào thăm trẻ. Người chăm trẻ cũng nên đeo khẩu trang y tế.
Sử dụng thuốc
Cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt cũng như các loại thuốc ho, thuốc kháng sinh… Theo hướng dẫn của bác sỹ. Thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ cũng như các dấu hiệu bệnh để có thể xử lý khi có tình huống nghiêm trọng xảy ra.
Vệ sinh sạch sẽ
Vệ sinh mắt, mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Vệ sinh bát đũa, chậu khăn… của trẻ bằng xà phòng.
Về dinh dưỡng
Nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm mềm, lỏng như cháo, bột. Tích cực cho trẻ uống nhiều nước và ăn/ uống các loại hoa quả có hàm lượng vitamin C cao.
Trẻ bị cảm cúm nên uống thuốc gì?
Trẻ bị cảm cúm nên uống thuốc gì là câu hỏi được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Thường thì, khi sử dụng thuốc điều trị bệnh cảm cúm cho trẻ là giảm bớt các dấu hiệu bệnh. Dùng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho trẻ uống.
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Để điều trị các triệu chứng đau đầu, sốt thì sử dụng thuốc paracetamol được chỉ định sử dụng phổ biến nhất. Thuốc này có tác dụng giảm đau và hạ sốt trong trường hợp nhẹ.
Tuy nhiên, cho trẻ dùng thuốc này sẽ có những tác động không tốt tới gan; bắt buộc khi dùng thuốc mẹ phải nghe theo hướng dẫn bác sĩ. Dùng đúng liều lượng và thời gian sẽ giúp cho bé của bạn nhanh khỏi bệnh.
Dùng paracetamol cho trẻ em đơn vị tính là mg/kg. Do vậy, cần phải nắm được cân nặng chuẩn của bé để tính toán liều lượng đúng.
Đồng thời, không nên sử dụng thuốc có tác dụng tương tự sẽ gây nên sự chồng chéo và khiến trẻ phải sử dụng lượng thuốc quá liều.
Thuốc ho
Một biểu hiện của trẻ bị cảm cúm là ho. Ho cũng được đánh giá là một phản xạ có lợi cho sức khỏe của bé. Nó giúp tống các dị vật ở trong họng ra ngoài.
Nếu như trẻ ho khan thì thuốc được sử dụng phổ biến là: dextromethopha, rhumenol, decolsin, … Bên cạnh tác dụng giúp giảm ho thì những loại thuốc này còn có tác dụng giảm ngạt mũi hiệu quả.
Nếu bé ho có đờm loại thuốc thường được sử dụng là bromhexin, terpin benzoat… Sử dụng thuốc này giúp bé long đờm hiệu quả, đờm cũng bớt quánh hơn và ho sẽ đẩy đờm ra ngoài.
Các loại thuốc nhỏ, xịt mũi
Bên cạnh các loại thuốc uống thì cũng có nhiều loại thuốc dạng xịt, nhỏ mũi được khuyến cáo sử dụng cho trẻ. Một số nhóm thuốc co mạch được sử dụng phổ biến như: oxymetazolin, naphazolin…
Những thuốc này có tác dụng làm co mao mạch, động mạch và tĩnh mạch nhỏ trong mũi. Giúp đẩy máu đi nơi khác giúp cho hốc mũi rộng ra và bé dễ thở hơn. Tuy nhiên, không được lạm dụng và sử dụng thuốc dạng nhỏ, xịt này nhiều vì có thể gây nên tình trạng phù nề.
Bé bị cảm cúm có nên tắm không?
Có thể, bạn sẽ nghe lời khuyên từ ông bà hay một số người lớn tuổi rằng: Trẻ bị cúm không được tắm gội, phải kiêng nước; điều này có thể khiến cho tình trạng của bé nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, theo chứng minh của khoa học thì tình trạng bệnh cảm cúm hoàn toàn không phụ thuộc vào việc bạn kiêng tắm cho trẻ hay không.
Mẹ vẫn hoàn toàn có thể tắm cho trẻ trong phòng kín với nước ấm. Tắm xong sẽ giúp bé có được cảm giác thoải mái và dễ chịu. Tuyến mồ hôi tiết ra trên da được làm sạch giúp bé có cảm giác thoải mái.
Nếu mẹ kiêng tắm rửa thì hoàn toàn có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng da. Bé bị cảm cúm có nên tắm không thì câu trả lời là CÓ. Vậy nên, mẹ chớ có kiêng khem quá mức nhé!
Trẻ bị cúm A phải làm gì? Khi trẻ bị cảm cúm mẹ đừng quá lo lắng quá mà hãy bình tìm các biện pháp phù hợp điều trị cho trẻ. Đặc biệt, trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa hãy chăm sóc bé cẩn thận hơn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ để miễn dịch với bệnh hiệu quả.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!