Nếu bạn lần đầu làm cha mẹ đang bối rối về việc cho bé ăn dặm thì đừng lo, đây là toàn bộ thông tin mẹ cần khi trẻ bắt đầu ăn dặm, cùng theo dõi nhé!
Nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi nào?
Việc xác định thời điểm mấy tháng cho trẻ ăn dặm là vô cùng quan trọng. Việc cho bé ăn dặm quá sớm hay quá muộn sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, ảnh hưởng tới sự phát triển, khả năng ăn thô sau này của bé.
Giai đoạn ăn dặm trẻ cần ăn bổ sung vì nhu cầu năng lượng tăng. Từ khi bé được 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Do vậy, mẹ có thể cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi.
Đối với trẻ không bú mẹ hoàn toàn trước 6 tháng tuổi (có dùng thực phẩm khác ngoài sữa mẹ), cho bé ăn dặm sớm khi bé được 4-6 tháng tuổi sẽ giảm được nguy cơ mắc các bệnh dị ứng. Bên cạnh đó, cho trẻ làm quen với các thức ăn khác ngoài sữa sớm sẽ giúp trẻ dễ chấp nhận hơn đồng thời có thêm dưỡng chất để phát triển.
Mấy tháng cho trẻ ăn dặm?
Dựa vào các dấu hiệu ăn dặm của bé được chia sẻ dưới đây sẽ giúp các mẹ dễ dàng hơn trong việc xác định được thời điểm mấy tháng cho trẻ ăn dặm chính xác của bé rồi mới tiến tới việc lựa chọn phương pháp ăn dặm cho bé và xây dựng thực đơn ăn dặm tiêu chuẩn.
Cần chuẩn bị những gì khi cho trẻ bắt đầu ăn dặm?
Dụng cụ cho trẻ ăn dặm
Có rất nhiều dụng cụ ăn dặm cho bé. Mẹ nên sử dụng muỗng khi cho bé ăn dặm để giảm thiểu tình trạng trào ngược thực quản. Bên cạnh đó, mẹ cần tập cho bé làm quen với quá trình ngồi thẳng để ăn, ăn bằng muỗng, nghỉ ngơi giữa những lúc ăn và dừng lại khi bé no. Việc này sẽ giúp đặt nền tảng cho những thói quen ăn uống tốt trong cuộc sống của bé về sau. Tốt nhất, mẹ nên chuẩn bị muỗng ăn dặm riêng cho bé để đảm bảo an toàn vệ sinh và kích cỡ phù hợp nhé.
4 Nhóm thực phẩm cho trẻ ăn dặm
1. Nhóm chất bột đường
Nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng hàng ngày cho bé ăn dặm. Mẹ có thể nghiền cháo, khoai cho bé làm quen với nhóm thực phẩm này, hoặc nấu bột yến mạch cho thêm phong phú bữa ăn của bé. Mẹ nên sử dụng gạo tẻ gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn) không kết hợp với ý dĩ, hạt sen, đậu xanh dễ gây cảm giác chán khó ăn và chậm tiêu cho trẻ, với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm để tránh làm trẻ biếng ăn do ăn cháo quá lâu: nên chế biến súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa,… để trẻ hào hứng với bữa ăn dặm.
2. Nhóm chất đạm
Chất đạm thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà: là những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tậpăn dặm, sau đó cho trẻ ăn thịt bò, cá, tôm, cua (khi sang tháng tuổi thứ 7), trên 1 tuổi nên cho trẻ ăn cả quả trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng). Mẹ chú ý không nên cho bé ăn quá nhiều đạm, vì sẽ gây hại đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, việc kết hợp hài hòa giữa đạm động vật và thực vật sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh.
3. Nhóm rau củ và trái cây
Cung cấp vitamin và một số khoáng chất, chất xơ sẽ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của bé. bạn cũng có thể tập cho bé ăn hoa quả tươi như nạo chuối tiêu, uống nước cam, xoài xay, đu đủ xay… những thực phẩm này sẽ giúp bổ sung rất nhiều vitamin, các chất chống oxy hóa và khoáng chất giúp cho hệ miễn dịch của bé phát triển, phòng chống các bệnh về đường ruột. Tuy nhiên mẹ cần chú ý chế biến rau củ quả cho đúng cách như rửa rau dưới vòi nước, không dự trữ rau củ quá lâu… để không làm mất chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
4. Nhóm chất béo
Chất béo ngoài việc cung cấp năng lượng, còn là thành phần của màng tế bào và mô não. Nhóm chất béo đóng vai trò quan trọng là dung môi giúp các vitamin A,D,E,K… hòa tan hấp thu vào cơ thể. trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, dầu cá hồi…) riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.
Cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa?
Cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa?
Cách cho trẻ ăn dặm đúng là mẹ nên tập cho bé ăn từ ít đến nhiều. Lúc đầu 1 bữa, sau tăng thành 2 bữa. Nếu tự nấu thức ăn cho bé, cần cân đo kỹ lưỡng khẩu phần đạm cho phù hợp với lứa tuổi.
5 Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm đúng cách
1. Cho trẻ tập ăn dặm những thức ăn gần giống với sữa mẹ
Trẻ bắt đầu tập ăn dặm với những thức ăn gần giống với sữa công thức để bé quen dần với “những thức ăn mới lạ”. Nên tuân thủ nguyên tắc “ngọt – mặn” khi bắt đầu giai đoạn cho bé ăn dặm, thường thì bột ngọt sẽ là lựa chọn đầu tiên khi tập cho trẻ ăn dặm vì mùi vị “tương tự” với sữa mẹ, trẻ được cho ăn dặm bằng bột ngọt trước rồi sẽ dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.
2. Nguyên tắc “ít – nhiều”
Để luyện tập cho hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng dần với lượng và thành phần thức ăn ngày càng phong phú. Cho trẻ ăn với lượng ít rồi tăng dần, cụ thể như tháng đầu nên cho ăn 1 – 2 muỗng bột mỗi lần rồi tăng dần lên 1/3 chén, rồi nửa chén… sẽ đảm bảo sự tiêu hóa và cung cấp đầy đủ năng lượng – dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ.
3. Nguyên tắc “loãng – đặc”
Cần ghi nhớ để quá trình ăn dặm của trẻ luôn được “suôn sẻ”, đây là nguyên tắc giúp trẻ không bị “phản ứng” khi tiếp xúc với thức ăn lạ và hệ tiêu hóa của trẻ có thể tiêu hóa được những thức ăn phức tạp hơn.
4. Luôn có đủ 4 nhóm thực phẩm khi trẻ ăn dặm
Nghĩa là bột ăn dặm của trẻ cũng đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng giúp trẻ phát triển tốt.
Các phương pháp cho trẻ ăn dặm đúng cách
Ăn dặm truyền thống (đút cho bé ăn)
Các phương pháp cho trẻ ăn dặm
Phương pháp ăn dặm này, mẹ dùng muỗng đưa thức ăn dạng xay nhuyễn, nghiền nát vào miệng bé. Mẹ hãy từ từ chuyển thức ăn sang loại đặc và cứng hơn cho tới khi bé thấy thích thức ăn của người lớn.
Trẻ sơ sinh nhỏ hơn 6 tháng tuổi không có khả năng tự ăn dặm. Trước khi trẻ được sáu tháng, bạn nên tránh cho bé ăn một số loại thực phẩm để tránh nguy cơ nghẹn cho bé.
Để bé tự ăn
Phương pháp cho bé ăn dặm
Ngược lại với phương pháp trên, để bé tự ăn là khi bạn cho con một lượng thức ăn vừa phải rồi để bé tự ăn. Với phương pháp này, bạn nên chế biến thức ăn sao cho bé dễ dàng cầm, bốc ăn được.
Ăn dặm với túi nhai và bình bóp
Túi nhai ăn dặm cho bé ngày càng được nhiều phụ huynh lựa chọn. Với túi nhai, bố mẹ cho thức ăn dạng thô như trái cây, rau củ, thịt, cá làm mềm được cho vào túi chứa có nhiều lỗ thoát thức ăn rồi đưa bé tự cầm nhai. Còn bình bóp, bố mẹ cho các loại thức ăn dạng lỏng sệt như cháo hoặc bột.
Lưu ý khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ
Lưu ý khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ
- Nên thêm 1 chút dầu ăn khi nấu món ăn dặm cho bé: Mỡ/dầu ăn là điều vô cùng quan trọng đối với bé ăn dặm. Dầu ăn dễ tiêu hóa lại rất giàu năng lượng và còn có khả năng hòa tan các chất khác, giúp hệ tiêu hóa dễ hấp thu hơn. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp cơ thể bé hấp thu tốt canxi và vitamin D.
- Việc thêm mắm muối vào đồ ăn dặm sẽ khiến thận của bé phải hoạt động quá sức gây hại cho thận.
- Nguyên liệu cần sạch và an toàn: Nguyên liệu làm thức ăn cho bé ăn dặm cần đảm bảo sạch và an toàn, không có bất kỳ sinh vật gây bệnh nào, không sử dụng các hóa chất có hại hoặc chất độc.
- Mẹ cần rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.
- Nếu thực đơn ăn dặm của bé có cá hay tôm thì cần đảm bảo gỡ hết xương (cá phải gỡ thịt, tôm phải cắt râu, xay và băm nhuyễn) hoặc các miếng cứng có thể làm bé bị thương.
Trên đây là toàn bộ thông tin mẹ cần khi trẻ bắt đầu ăn dặm, hi vọng mẹ có thể giúp bé tập ăn dặm dễ dàng hơn!
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!