Đột nhiên trẻ 7 tháng tuổi ngủ không sâu giấc! Mẹ nên xử lý như thế nào?

Sở thích hay thời gian biểu về giấc ngủ của con sẽ thay đổi khi trẻ lớn lên. Mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy được con có thể thức dậy sớm hơn, ngủ ngắn hoặc muốn thức khuya hơn một chút.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ 7 tháng tuổi ngủ không sâu giấc có thể khiến mẹ lo lắng. Tuy nhiên, có thể con chỉ đang bị hiện tượng thụt lùi về giấc ngủ và ba mẹ có thể khắc phục dễ dàng. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Trẻ 7 tháng tuổi nên ngủ bao nhiêu là đủ?
  • Nguyên nhân khiến trẻ 7 tháng tuổi ngủ không sâu giấc
  • Ba mẹ có thể làm gì khi trẻ 7 tháng tuổi ngủ không sâu giấc?

Nhu cầu dinh dưỡng và đặc điểm giấc ngủ của bé 7 tháng

Trẻ 7 tháng đã ở vào tháng ăn dặm thứ 2, bé cần được ăn thức ăn đặc từ 2-3 lần trong ngày, bên cần đó cần cho con bú khoảng 700 ml – 1000 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức trong khoảng thời gian 24 giờ. 7 tháng là thời điểm để bắt đầu tăng số lượng và sự đa dạng các loại thức ăn trong thực đơn ăn dặm của bé.

Bé 7 tháng cần khoảng 14 giờ trong ngày để ngủ, bao gồm cả giấc ngủ ban đêm và các giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Hai giấc ngủ ngắn trong ngày chia đều vào buổi sáng và buổi chiều. Tuy nhiên, nếu trẻ 7 tháng tuổi ngủ từ 12-16 tiếng mỗi ngày vẫn được coi là bình thường.

Sở thích hay thời gian biểu về giấc ngủ của con sẽ thay đổi khi trẻ lớn lên. Mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy được con có thể thức dậy sớm hơn, ngủ ngắn hoặc muốn thức khuya hơn một chút. Và điều này là rất phổ biến. Quan trọng là bé vẫn ngủ đủ và ngon giấc. Nhưng nếu trẻ 7 tháng tuổi ngủ không sâu giấc thì sao? Nguyên nhân và hướng xử lý như thế nào?

Khám phá thêm:

Nguyên nhân khiến trẻ 7 tháng tuổi ngủ không sâu giấc

Nếu con là một đứa bé rất hay ngủ nhưng bây giờ đột nhiên thức dậy vào ban đêm, quấy khóc và không chịu những giấc ngủ ngắn giữa ngày, hay phớt lờ tất cả những “chiêu” mẹ hay áp dụng để ru con ngủ thì đầu tiên là mẹ đừng nên hoảng sợ và căng thẳng.

Hiện tượng trẻ 7 tháng ngủ không sâu giấc có thể là biểu hiện của sự thụt lùi về giấc ngủ, hoặc giai đoạn mà em bé khó ngủ như khi mới lọt lòng, là điều bình thường và khiến mẹ lo lắng khó chịu nhưng chỉ mang tính chất tạm thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hiện tượng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mặc dù thường được ghi nhận phổ biến nhất ở 4 tháng, 6 tháng, 8 tháng và 12 tháng. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể trùng với mốc phát triển lúc 7 tháng tuổi của con.

Thời điểm này, bé 7 tháng ngủ không sâu giấc có thể là do con đang hào hứng để được thử và ‘tôi luyện” các kỹ năng mới như lẫy, bò, bập bẹ và ngồi dậy. Và điều này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của con.

Hơn thế nữa, có thể đau khi mọc răng cũng có thể là một thủ phạm có thể khác khiến trẻ 7 tháng tuổi ngủ không sâu giấc.

Các nguyên nhân khác có thể bao gồm nhưng không liên quan đến độ tuổi như:

  • Môi trường bé ngủ ồn ào, hay quá sáng hoặc quá tối khiến con sợ
  • Bé đói và muốn ăn
  • Lịch trình ngủ đang không hợp lý
  • Điều kiện vệ sinh nơi ngủ kém, tã của trẻ bị ướt, quần áo, giường chiếu không sạch làm trẻ ngứa ngáy, khó ngủ.
  • Khó chịu vì đang bị bệnh lý nào đó tiềm ẩn

Ba mẹ có thể làm gì khi trẻ 7 tháng tuổi ngủ không sâu giấc?

Các hành động chuẩn bị báo hiệu cho bé đến giờ đi ngủ

Khi được 7 tháng, thói quen đi ngủ của bé có thể cần ba mẹ giúp đỡ và làm thêm một vài việc để giúp con đi vào giấc ngủ. Đầu tiên, tất nhiên là mẹ chắc chắn muốn đảm bảo rằng con yêu đã được ăn uống đầy đủ và có tã sạch.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đọc sách và nghe nhạc cùng con cũng có thể giúp báo hiệu rằng đã đến giờ đi ngủ. Bây giờ bé có thể đã mọc một vài chiếc răng, vì vậy “đánh răng” (nhẹ nhàng chà răng bằng khăn sạch ẩm hoặc ngón tay) cũng có thể là một phần trong thói quen đi ngủ buổi tối của bé.

Điều chỉnh và dọn dẹp nơi bé ngủ

Trẻ sơ sinh có những nhu cầu rất cơ bản: tã sạch, thức ăn và chỗ ngủ an toàn. Nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng cho bé là từ 26 – 28 độ C. Giường ngủ cần an toàn và thân thiện đối với trẻ.

Mẹ nên giữ cho không khí phòng trong lành, mát mẻ. Chỗ ngủ của trẻ cần yên tĩnh và hơi tối; hoặc điều chỉnh theo sở thích của con nếu mẹ đã quan sát và hiểu bé. Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc có thể sẽ được cải thiện nếu mẹ chú ý đến những điều này.

Không nên để các đồ chơi, chăn đắp, gối chặn, gấu bông,… xung quanh vì vô tình trong lúc ngủ, tay chân bé quơ trúng những vật này và sẽ có thể làm bé ngộp thở, cực kỳ nguy hiểm.

Việc dọn gọn gàng và thay chăn ra mới cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng trẻ 7 tháng tuổi ngủ không sâu giấc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không cho con tiếp xúc thiết bị điện tử

Con trẻ ở độ tuổi này khá tò mò, đặc biệt là với các thiết bị điện tử như tivi, ipad,… Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo không nên dành thời gian sử dụng thiết bị điện tử cho trẻ dưới 2 tuổi và đặc biệt lưu ý rằng việc tiếp xúc như vậy có thể khiến trẻ khó có được giấc ngủ ngon và chất lượng. Thay vào đó, ba mẹ có thể thử các hoạt động khác như đọc truyện, trò chuyện hay ca hát cho con nghe.

Khám phá thêm:

Cho con vận động trong ngày

Em bé nói chung rất tràn đầy năng lượng. Ba mẹ hãy giúp con bận rộn với các hoạt động vui chơi bổ ích giữa các giấc ngủ ngắn để con có nhiều thời gian thực hành tất cả các kỹ năng mới của mình. Các giấc ngủ trưa rất quan trọng, nhưng nếu ngủ quá nhiều thì cũng ảnh hưởng không tốt đến bé.

Massage và âu yếm trò chuyện với con trước khi ngủ

Những hành động tương tác giữa ba mẹ với con sẽ tăng kết nối tình cảm gia đình. Đồng thời cũng sẽ giúp con cảm nhận được tình yêu thương của ba mẹ.

Trẻ sẽ dễ ngủ hơn nếu được massage nhẹ nhàng 10-15 phút trước khi ngủ. Trong khi massage, ba mẹ có thể trò chuyện, đàn hát hay kể chuyện cho con nghe.

Trước khi đặt con vào giường hay nôi, hãy ôm con vào lòng và hôn bé, chúc con ngủ ngon. Hành động này giúp con cảm thấy như được bảo bọc an toàn, nhờ đó giấc ngủ của bé sẽ sâu hơn và dài hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giấc ngủ rất quan trọng với con người, đặc biệt là em bé trong giai đoạn phát triển. Nếu đã áp dụng tất cả các biện pháp có thể mà con vẫn không ngủ đủ hay ngon giấc, thì ba mẹ nên đưa bé đi thăm khám với bác sĩ nhi khoa nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu