Sốt cao có thể là dấu hiệu mắc các bệnh về đường hô hấp,các bệnh truyền nhiễm khác. Do đó, khi trẻ 6 tuổi sốt 40 độ, mẹ nên quan tâm đặc biệt và luôn bên cạnh để kịp thời xử lý.
Đây là một bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đừng vì thế mà mẹ xem thường ảnh hưởng của sốt.
Trẻ 6 tuổi sốt 40 độ có những triệu chứng gì?
Mặt, 2 bên má đỏ bừng hoặc hơi tái là biểu hiện dễ thấy nhất. Mẹ sẽ thấy trẻ nóng ở trán, lòng bàn tay, bàn chân. Cả người mệt mỏi, lừ đừ. Mắt trẻ cũng không nhanh nhạy, ngủ nhiều hơn.
Khi gặp triệu chứng này, mẹ nên dùng nhiệt kế để xác định chính xác nhất tình trạng của trẻ.
37 độ C là nhiệt độ trung bình của cơ thể người. Nếu nhiệt độ của trẻ trên 40 độ C thì trẻ đang bị sốt rất cao.
Nhiệt độ có thể bị ảnh hưởng bởi quần áo dày cộm, thời tiết nóng hoặc vừa ăn, uống món nóng. Tốt nhất, mẹ nên kiểm tra lại nhiệt độ 30 phút một lần để theo dõi tình hình sốt của trẻ sát sao nhất.
Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt
Sốt không hoàn toàn là bệnh. Nó là phản ứng bình thường của cơ thể trước một sự nhiễm khuẩn (virus, vi khuẩn) nào đó.
Khởi động hệ miễn dịch của cơ thể thông qua phản ứng “sốt” là một cách chống lại sự nhiễm trùng. Đa phần khi sốt từ hơn 37 độ C đến 40 độ C đều không khiến trẻ rơi vào trạng thái nguy hiểm.
Nguyên nhân sâu xa gây ra sốt chính là từ các bệnh do virus (cảm lạnh,cúm), do vi khuẩn (viêm họng, nhiễm trùng đường tiểu).
Mọc răng không phải là nguyên nhân gây sốt.
Trẻ 6 tuổi sốt có tự khỏi không?
Nếu sốt do virus, tình trạng này sẽ kéo dài khoảng 2 – 3 ngày. Hầu như sốt nặng hay nhẹ không ảnh hưởng đến sự nghiêm trọng của bệnh. Sốt cũng không gây tác hại kéo dài.
Khi sốt cao hơn 42 độ C, trẻ sẽ bị tổn thương não. Mẹ hãy yên tâm rằng bộ ổn định nhiệt của não bộ sẽ kiểm soát sốt dưới mức nhiệt độ này.
Cách xử lý khi trẻ 6 tuổi sốt cao
Giữ cho cơ thể mau bớt nhiệt
Tốt nhất, mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng hoặc cởi bớt quần áo. Chú ý cứ 4 giờ, mẹ theo dõi thân nhiệt của trẻ một lần. Trẻ nên nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, giảm nhiệt trong phòng.
Lau người bằng nước ấm
Dùng khăn lau hai bên nách, bẹn, khắp người sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn. Nên chọn nhiệt độ nước thấp hơn thân nhiệt trẻ 2 độ C. Nước ấm bốc hơi giúp giãn mạch máu và làm trẻ mát.
Khi nhiệt độ trẻ giảm còn dưới 38,5 độ mẹ nên lau khô người trẻ. Sau đó, mẹ cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát. Tuyệt đối không dùng nước lạnh, cồn hay dấm để lau người.
Uống nước thường xuyên
Trẻ nên bổ sung nước lọc, nước hoa quả tươi hoặc nước điện giải oresol pha theo hướng dẫn. Cách này sẽ giúp trẻ tránh tình trạng mất nước, rối loạn điện giải gây mệt mỏi.
Sau đó, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám xác định nguyên nhân và điều trị.
Thuốc hạ sốt
Chỉ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi vượt 39 độ C.
Sốt cao liên tục, 39 – 40 độ C có thể khiến trẻ bị co giật, thiếu oxy não. Vì vậy, mẹ phải liên tục theo dõi thân nhiệt của trẻ để có thể xử trí kịp thời. Khi sốt quá cao, trẻ có xu hướng rét run.
Bố mẹ tuyệt đối không ủ ấm hay mặc thêm áo quần áo cho trẻ. Ngược lại, bố mẹ phải giúp trẻ hạ nhiệt cơ thể. Cách này sẽ phòng ngừa tình trạng co giật tốt nhất.
Lưu ý khi hạ sốt cho trẻ
- Không được nặn chanh, đá lạnh vào miệng và mắt khi trẻ sốt.
- Khi trẻ đang co giật, không giật tóc hay vỗ vào người trẻ. Hành động giật tóc sẽ khiến trẻ thêm kích thích và co giật nhiều hơn.
- Tuyệt đối không được sử dụng Aspirin để hạ sốt. Phương pháp vừa cho trẻ uống hạ sốt vừa nhét hậu môn cùng lúc càng nguy hiểm.
- Nếu trẻ vẫn không có dấu hiệu giảm sốt sau khi hạ nhiệt tích cực, bố mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.
Sốt là tình trạng “vừa quen vừa lạ”. Ai cũng đã từng sốt nhưng biểu hiện và biến chứng mỗi người mỗi khác. Luôn theo dõi và quan tâm trẻ sẽ giúp mẹ kiểm soát tình trạng của con tốt hơn. Từ đó, tránh được những tác hại không mong muốn.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!