Diễn biến tâm lý của trẻ sẽ thay đổi và phát triển theo từng giai đoạn độ tuổi. Đặc biệt là tâm lý trẻ 6 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu bước chân vào môi trường học đường. Khi đó trẻ sẽ có những thay đổi theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, 6 tuổi trẻ sẽ bắt đầu phát triển về ngôn ngữ hơn, kỹ năng viết, và hiểu vấn đề một các sâu sắc hơn.
Chính vì vậy, kiến thức về tâm lý trẻ 6 tuổi sẽ rất hữu dụng trong việc nuôi dạy con cái. Dưới đây là những thay đổi về tâm lý thường gặp của trẻ 6 tuổi và những lưu ý để bố mẹ cùng tham khảo.
Tự tin xen lẫn tự ti
Thông thường ở độ tuổi này trẻ rất tò mò muốn khám phá thế giới xung quanh. Đặc biệt, khi mới chuyển từ mẫu giáo nên mầm non càng khiến chúng háo hức muốn khám phá hơn. Bên cạnh đó, trẻ cũng bắt đầu làm quen với một trường học tập nghiêm túc và căng thẳng hơn. Vì thế nếu được chuẩn bị tâm lý tốt, trẻ sẽ rất tự tin để hòa nhập vào môi trường mới.
Ngược lại, đối với những trẻ hướng nội, quá nhiều điều mới lạ sẽ khiến bé trở nên áp lực. Từ đó dẫn đến việc tự ti, không giao tiếp được mới bạn bè, thầy cô. Vai trò của cha mẹ, thấy cô trong giai đoạn này đó chính là cần lựa lời khi nhận xét về trẻ. Không nên khen ngợi hay chê trách trẻ quá mức. Để tránh những suy nghĩ không đúng về bản thân từ đó tự tin hay tự ti quá mức.
Trẻ căng thẳng khi thay đổi môi trường
Hiếu động và thụ động
Tò mò là đặc trưng trong tâm lý trẻ 6 tuổi, điều này dẫn đến việc trẻ hiếu động hơn. Nếu muốn kiềm chế bớt tính hiếu động, bố mẹ nên khéo léo và cho con thời gian đủ để bé điều chỉnh. Song song đó là hướng trẻ từ tò mò, hiếu kỳ sang ham học hỏi, khám phá khoa học.
Tuy nhiên, dù trẻ có hiếu động đến đâu nhưng khi tiếp xúc với quá nhiều điều mới lạ như nội quy, kỷ luật,… sẽ khiến trẻ bị bối rối. Từ đó sẽ dẫn đến việc trẻ rụt rè, thụ động. Lúc này, cha mẹ cần quan sát kỹ diễn biến tâm lý của trẻ. Dành nhiều thời gian tâm sự, hỏi han để trẻ chia sẻ những khúc mắc trong lòng. Quan trọng nhất là phải tìm hiểu được nguyên nhân sâu xa khiến trẻ trở lên thụ động như vậy. Mẹ cũng nên khuyến khích bé tham gia những hoạt động ngoài giờ ở trường.
Nghe lời nhưng cũng rất ương bướng
Tâm lý trẻ lên 6 thay đổi khá thất thường do bị tự tác động từ những thay đổi môi trường. Đôi khi trẻ rất vâng lời, ngoan ngoãn, nhưng đôi lúc lại cứng đầu đến khó hiểu. Không những thế, ở độ tuổi này cái tôi của trẻ rất lớn. Bé sẵn sàng chống đối để đòi quyền lợi cho bản thân. Chính vì thế, bố mẹ cần giữ bình tĩnh để chỉ cho bé những điều đúng, sai.
Trẻ nghe lời nhưng đôi khi cũng rất ương bướng
Ích kỷ và vị tha
Một đứa trẻ 6 tuổi thường suy nghĩ rất đơn giản, hồn nhiên và trong sáng. Tuy nhiên, sự phát triển trong tấm lý cũng như những tác động từ bên ngoài khiến chúng hình thành nên hai mặt tính cách khác nhau đó là ích kỷ và vị tha. Đôi khi trẻ đầy lòng trắc ẩn, thương người nhưng đôi khi lại ích kỷ, chỉ biết đến lợi ích của bản thân. Khi trẻ có trở nên ích kỷ, bố mẹ đừng vội trách mắng. Thay vì nổi giận, hãy nhẹ nhàng phân tích, dạy trẻ cách chia sẻ.
Lòng nhân ái, vị tha là hành trang quý giá, là nền móng của những mối quan hệ tốt đẹp sau này. Vì thế, nhất thiết phải trang bị cho trẻ, nhất là khi trẻ đang ở trong giai đoạn phát triển nhân cách hết sức quan trọng này.
Bố mẹ nên làm gì để giữ ổn định tâm lý trẻ 6 tuổi
Nghiêm khắc với trẻ
Khi bắt đầu đi học lớp 1 trẻ sẽ được học về các quy tắc, nội quy. Trẻ bắt đầu có xu hướng khủng hoảng vì bị áp lực. Từ đó dẫn đến tâm lý chống đối, phản kháng nhất là với cha mẹ. Trẻ có thể giả bộ hoặc thậm chí lờ đi những lời nhắc nhở của bạn. Chính vì thế, bố mẹ cần nghiêm khắc để nghiêm túc làm theo những lời chỉ dẫn của mình. Bố mẹ cũng nên vạch sẵn cho trẻ thời gian biểu, kèm theo đó là những quy định rõ ràng để trẻ làm theo.
Tâm sự với con nhiều hơn
Những áp lực ở trường lớp vô tình khiến bé trở lên căng thẳng hơn. Biểu hiện là lấy tay vân vê tóc, dẫm chân, gãi hay chọc vào chỗ đau, dễ bực bội, hay khóc. Khi thấy trẻ như vậy, bố mẹ nên dành nhiều thời gian nói chuyện với con hơn để tìm hiểu những suy nghĩ, cảm nhận của trẻ. Hãy nói chuyện với con như một người bạn để giúp con vượt qua căng thẳng.
Dành thời gian lắng nghe con nhiều hơn
Khen và chê con đúng cách
Những căng thẳng khiến trẻ trở nên nhạy cảm hơn, đặc biệt là trước những lời nói của người lớn. Hãy dành lời động viên tích cực khi con hoàn thành tốt một việc gì đó. Chẳng hạn như một món quà nhỏ khi con được điểm cao. Song song đó cũng là những hình phạt phù hợp nến trẻ phạm lỗi.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!