Trẻ 6 tuổi 10 tháng có nhiều thay đổi về mặt tâm lý vì đây là giai đoạn ranh giới giữa “em bé” và “người lớn”. Thời điểm này, con cần được rèn luyện tính kỷ luật để hình thành nhân cách tốt trong tương lai. Việc thấu hiểu và thích ứng kịp thời với những thay đổi của trẻ sẽ giúp ba mẹ dễ dàng nuôi dạy con trong giai đoạn này.
Nội dung bài viết:
- Sự phát triển thể chất của bé 6 tuổi 10 tháng
- Quá trình phát triển nhận thức
- Phát triển tình cảm xã hội
- Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
- Chăm sóc sức khỏe cho bé
Trẻ 6 tuổi 10 tháng và cột mốc phát triển thể chất
Nói chung, trong thời thơ ấu của trẻ, từ 6 tuổi đến 12 tuổi, trẻ em có thể phát triển cân nặng ở các mức độ khác nhau. Bạn có thể mong đợi con của bạn tăng khoảng 2 – 3kg cân và 4 – 6cm chiều cao mỗi năm.
Thể chất trung bình của trẻ 6 tuổi 10 tháng như sau:
Bé trai:
- Chiều cao: 121,0 cm
- Trọng lượng: 22,8 kg
Bé gái:
- Chiều cao: 120,7 cm
- Trọng lượng: 22,4kg
- Bé trai 6 tuổi đã cao khoảng 1,2m. (Nguồn ảnh: unsplash)
Lời khuyên:
- Tôn trọng sự phát triển độc lập của con trẻ, nhưng vẫn cần hướng dẫn để cân bằng cá tính riêng của con với các quy tắc xã hội.
- Không quá yêu chiều, cho con không gian riêng tư và tự đối phó với một số vấn đề, giúp con trưởng thành hơn.
Khi nào nên khám bác sĩ:
- Trước khi con nhập học, hoặc sau nửa năm con nhập học, mẹ nên kiểm tra thị lực và thính lực cho trẻ
- Kiểm tra bệnh thiếu máu, nhiễm độc chì, lao phổi, hàm lượng cholesterol trong máu… Đây là những xét nghiệm giúp bạn chăm sóc sức khỏe con hiệu quả hơn.
Phát triển nhận thức: Tính kỷ luật bắt đầu hình thành
Giai đoạn này, trẻ bắt đầu học về các quy tắc, nội quy của lớp học, nhà trường và xã hội. Trẻ sẽ bắt đầu khủng hoảng vì áp lực từ những quy tắc đó.
Tâm lý trẻ 6 tuổi xuất hiện sự phản kháng và chống đối những lời giáo huấn của cha mẹ. Bởi vì trẻ không dám chống đối thầy cô – những người lạ trẻ mới gặp. Trẻ có thể giả bộ như không nghe thấy yêu cầu từ ba mẹ hoặc câu giờ trước khi làm theo. Nếu ba mẹ không nghiêm khắc theo sát, trẻ sẽ lợi dụng sự thiếu sâu sát của ba mẹ và trốn tránh việc thực thi.
Lời khuyên:
Quá trình phát triển tâm lý trẻ 6 tuổi là khoảng “thời gian vàng” nội tâm của trẻ có nhiều biến chuyển. Nhiều dấu hiệu căng thẳng ở trẻ 6 tuổi rất dễ nhận thấy. Ví dụ như lấy tay vân vê tóc, dẫm chân, gãi hay chọc vào chỗ đau, trẻ dễ bực bội và hay khóc.
Nhiệm vụ cao cả của ba mẹ là giúp trẻ 6 tuổi đối diện với căng thẳng bằng cách trao đổi. Tìm hiểu cảm nhận của trẻ và nói chuyện giúp con vượt qua những nỗi sợ hãi của bản thân.
Ba mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất để giảm căng thẳng ở trẻ. Hãy giữ những lựa chọn mà trẻ phải quyết định ở mức đơn giản.
- Trẻ 6 tuổi có bước phát triển nhận thức vượt trội (Nguồn ảnh: Unsplash)
Phát triển tình cảm xã hội ở trẻ 6 tuổi 10 tháng
Sự phát triển khả năng tình cảm xã hội của bé chủ yếu có thể kể đến: sự phát triển toàn diện khi chơi các môn thể thao, có khả năng chuyển động tốt. Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác và ngôn ngữ, cảm xúc, xã hội, v.v. sẽ phát triển. Tuy nhiên mỗi tháng tuổi các khả năng này của bé cũng có sự thay đổi khác nhau.
Đặc điểm phát triển riêng của bé có liên quan đến các khả năng trên cũng sẽ dần xuất hiện.
Lời khuyên:
Để trẻ phát triển tốt mọi lĩnh vực, trong giờ học, các hoạt động khác đòi hỏi người giáo viên cần phải chú ý hình thành cho trẻ những kỹ năng cần thiết như: giao tiếp với người xung quanh, cách đi đứng, nói năng với bạn, cha mẹ, ông, bà, người lớn…
Ngoài ra, giáo viên có thể dạy trẻ các kỹ năng sống cơ bản trong cuộc sống hàng ngày ở nhà và ở trường.
Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ 6 tuổi 10 tháng
Bé thường sẽ bắt chước giọng điệu của người lớn, và sẽ rất vui khi kể lại một câu chuyện quen thuộc và chơi một trò chơi nhập vai. Các từ nhỏ đã được gắn kết thành câu thường xuyên hơn, và cha mẹ không còn cần phải suy đoán ý nghĩ thông qua những từ ngắn khó hiểu của bé nữa.
Lời khuyên:
Nên giúp trẻ tạo mối liên kết thân mật với các bạn trong lớp, trẻ biết chia sẻ, biết quan tâm chăm sóc bạn, biết lắng nghe ý kiến và biết diễn đạt ý tưởng của mình khi tham gia hoạt động nhóm cùng bạn. Từ đó giúp trẻ tự tin và mạnh dạn hơn khi tiếp nhận thử thách mới.
Dinh dưỡng cho trẻ 6 tuổi 10 tháng
Cha mẹ cần giúp trẻ 6 tuổi 10 tháng ăn nhiều bữa trong ngày, 5 – 6 bữa/ngày, trong đó bao gồm 3 bữa chính, cần thêm 2-3 bữa phụ với sữa, trái cây, bánh… Chế độ ăn của trẻ cũng cần bổ sung thêm chất béo, trung bình với trẻ 6 tuổi nên ăn 1 – 1,5 bát cơm mỗi bữa.
Phải đảm bảo mỗi bữa ăn của trẻ đều có đủ 4 nhóm chất tinh bột, chất béo, đạm, vitamin và khoáng chất. Khi đạt 6 tuổi 10 tháng, con bạn cần 1700 đến 1830 Kcalo mỗi ngày. Cụ thể:
- Con trai: 1826 Kcal/ngày
- Con gái: 1741 Kcal/ngày
Lời khuyên:
Trong giai đoạn này, cha mẹ nên:
- Tiếp tục cho con uống sữa và các chế phẩm từ sữa. Theo dõi cân nặng của con, có thể thay sữa ít béo, ít ngọt vào chế độ sữa hàng ngày tránh bệnh béo phì.
- Hạn chế thấp nhất lượng nước ngọt và kẹo bánh trẻ ăn hàng ngày. Với nước ép trái cây, cũng chỉ nên dùng 120-180ml/ngày.
- Tránh thức ăn nhiều chất béo, thức ăn ngọt.
- Bổ sung trứng vào bữa ăn hàng ngày của con. Trứng cung cấp nhiều protein, axit amin có lợi cho sự phát triển thể chất của con.
- Mẹ nên thiết kế bữa ăn nhiều dinh dưỡng và chia thành nhiều lần. Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhanh.
- Quan tâm đến giấc ngủ của trẻ, duy trì thói quen ngủ sớm cho trẻ, hạn chế cho con xem tivi quá nhiều.
- Cần quan tâm cả yếu tố tinh thần và thể chất của trẻ (Nguồn ảnh: Unsplash)
Sức khỏe và thể chất của trẻ 6 tuổi 10 tháng
Trẻ 6 tuổi 10 tháng thi thoảng vẫn đái dầm, và xấu hổ nếu bạn bè biết việc này. Bé có nhiều vấn đề về sức khỏe cần cha mẹ quan tâm:
Chủng ngừa
- Tiếp nối lịch trình chủng ngừa vắc-xin trong lứa tuổi Mầm non, trẻ 6 tuổi cần chủng ngừa các liều vắc-xin mới trước khi nhập học. Mẹ nhớ giữ sổ theo dõi sức khỏe của con để bác sĩ biết trẻ đã được tiêm các loại gì, đề nghị chủng ngừa thêm các liều con bỏ lỡ.
- Đảm bảo con được chủng ngừa ít nhất 2 liều sởi, quai bị, rubella và thủy đậu.
- Tiêm phòng vắc-xin ngừa dịch cúm cho con định kỳ trước mỗi mùa dịch cúm.
Kiểm tra sức khỏe
- Trước khi con nhập học, hoặc sau nửa năm con nhập học, mẹ nên kiểm tra thị lực và thính lực cho trẻ
- Kiểm tra bệnh thiếu máu, nhiễm độc chì, lao phổi, hàm lượng cholesterol trong máu… Đây là những xét nghiệm giúp bạn chăm sóc sức khỏe con hiệu quả hơn.
- Vệ sinh răng miệng cho con thường xuyên. Cha mẹ nên cho trẻ thăm khám tại các phòng khám Nha khoa theo định kỳ.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!