Trẻ 4 tháng tuổi bị ho khan kéo dài khiến các mẹ vô cùng lo lắng. Nhưng mẹ không muốn con uống thuốc kháng sinh vì con còn quá nhỏ. Vậy các nào điều trị ho khan hiệu quả ngay tại nhà mà không cần dùng thuốc kháng sinh?
Các mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ về nguyên nhân và cách điều trị ho khan cho trẻ 4 tháng tuổi an toàn và hiệu quả nhất hiện nay.
Tình trạng trẻ 4 tháng tuổi bị ho khan là gì?
Ho khan là loại ho mà ít hoặc không có tạo ra chất nhầy hay còn gọi là đờm. Đây là một loại bệnh lý về đường hô hấp do nội tố bên trong cùng những ảnh hưởng bên ngoài. Bệnh ho khan xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào và trong đó trẻ 4 tháng tuổi bị ho khan cũng rất phổ biến.
Ho khan được hiểu là loại ho ít hoặc không có đờm
Đi tìm nguyên nhân khiến trẻ 4 tháng tuổi bị ho khan
Chảy dịch mũi sau
Khi chất nhầy dư thừa nơi khoang mũi của bé nhỏ giọt xuống phía sau cổ họng. Thời gian kéo dài sẽ tác động đến dây thần kinh phía sau cổ họng và gây nên hiện tượng ho khan.
Trẻ 4 tháng tuổi bị ho khan có thể do nhiễm virus
Mẹ quan sát bé nếu có triệu chứng cảm lạnh thông thường và cúm. Theo đó, bé ho khan thì nguyên nhân có thể do nhiễm virus. Ho khan có thể xuất hiện ngay khi mắc bệnh, giữa hay cuối giai đoạn bệnh. Nhiều bé còn ho khan kéo dài ngay cả khi các triệu chứng khác đã hết hoàn toàn.
Bé 4 tháng tuổi bị ho khan cũng có thể nguyên nhân do nhiễm virus
Ô nhiễm không khí
Không khí ngày càng ô nhiễm nặng và các chất bẩn trong không khí sẽ kích thích vào phía sau cổ họng và gây ho khan ở trẻ.
Mắc một số bệnh đường hô hấp
Nếu bé nào bị viêm phế quản sẽ kéo theo biểu hiện ho khan. Một cơ chế bình thường để cơ thể chống lại mọi bệnh tật và tìm cách đẩy chất nhầy (đờm) ra bên ngoài. Ho khan cũng được hiểu là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hay hen suyễn.
Khi bị viêm khí quản, bé thường có biểu hiện kèm theo là ho. Đây là cơ chế bình thường khi cơ thể của con đang chống lại bệnh tật và tìm cách tống các chất nhầy hoặc đờm ra ngoài. Ho cũng thường là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hoặc bệnh suyễn.
Đặc biệt, ho còn giúp cho việc lưu thông không khí dễ dàng hơn qua nôi khí quản vào phổi. Theo đó, trẻ có thể hô hấp dễ dàng hơn. Chú ý, khi bé nằm thì tình trạng ho thường nặng hơn. Vì ở tư thế đó, chất nhầy sẽ bám vào mặt sau của cổ họng. Bé sẽ có những cơn đau bụng hay nôn ói mỗi khi ho.
5 cách điều trị trẻ 4 tháng tuổi bị ho khan mà không phải dùng thuốc kháng sinh
Cách xoa dịu và điều trị dứt điểm những cơn ho khan có rất nhiều. Nhưng chỉ có 5 cách dưới đây hiệu quả ngay tại nhà mà an toàn tuyệt đối, không có thuốc kháng sinh gây hại cho trẻ.
Mẹ nhớ cho em bé uống đủ nước
Điều quan trọng nhất khi điều trị ho khan cho trẻ 4 tuổi là bổ sung đầy đủ nước cho con. Bên cạnh đó, cơ thể bé đủ nước cũng giúp ngăn ngừa một số bệnh do mất nước. Từ đó, chúng giúp dưỡng ẩm và làm dịu ngay các cơn đau hay ngứa rát cổ họng.
Hãy cho bé uống đủ nước cũng là cách xoa dịu cơn ho khan hiệu quả
Bổ sung tỏi
4 tháng tuổi thường là bé đang bú sữa mẹ hoàn toàn. Nên cách điều trị ho khan là mẹ ăn nhiều tỏi trong các món ăn. Bởi theo các nghiên cứu, tỏi tăng sức đề kháng cho cơ thể và ngăn ngừa virus gây bệnh phất triển. Do đó, tình trạng ho khan sẽ được xoa dịu ngay.
Dùng tinh dầu thiên nhiên
Mẹ có thể dùng các loại tinh dầu thiên nhiên lành tính như bạc hà, tràm, bạch đàn… để điểu trị ho khan cho bé. Phương pháp này vừa đảm bảo an toàn mà hiệu quả nhanh chóng.
Điều trị ho khan cho bé 4 tháng tuổi bằng tinh dầu thiên nhiên
Luôn luôn đảm bảo độ ẩm vừa phải cho mũi và cổ họng của bé
Mẹ cần bổ sung đầy đủ độ ẩm cho cổ họng và mũi của trẻ bằng cách dùng phòng tắm hơi hay máy xông mũi họng. Độ ẩm ở cổ họng và mũi có thể giúp bé giảm ho khan rõ rệt.
Dùng nước muối sinh lý
Làm sạch khoang mũi cho trẻ là cách hạn chế tối đa được các tác nhân gây hại qua đường thở. Đồng thời, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng hô hấp giúp điều trị ho khan hiệu quả. Mẹ có thể rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý hay nước muối biển đều được.
Nếu mẹ đã áp dụng các cách trên mà tình trạng trẻ 4 tháng tuổi bị ho khan vẫn không giảm. Bên cạnh đó, bé còn có các biểu hiện ho ra máu, khó thở, bị sốt… Mẹ nên đưa con đến ngay phòng khám hay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!