Trẻ 1 tuổi bị sâu răng là tình trạng khá phổ biến. Nguyên nhân bởi vì trẻ nhỏ là tín đồ của bánh kẹo và nước ngọt có gas. Sâu răng gây đau nhức, khó chịu và khiến trẻ bỏ ăn. Nếu tình trạng nghiêm trọng, sức khỏe của bé có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, các bậc phụ huynh cần có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời khi trẻ 1 tuổi bị sâu răng.
Nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi bị sâu răng
Vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, sức khỏe răng miệng của mẹ trong giai đoạn mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Theo đó, mẹ bầu bị viêm nha chu hoặc viêm nướu sẽ tăng nguy cơ sinh non gấp 2 lần. Hơn thế nữa, khi trẻ sinh ra cũng có khả năng bị tình trạng men răng khiếm khuyết. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ dễ bị sâu răng sữa.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng
Ngoài yếu tố lây truyền từ mẹ sang con, trẻ còn bị sâu răng do tác động từ thực phẩm. Theo nguyên lý, răng sữa có cấu tạo men và ngà mỏng hơn nhiều so với răng vĩnh viễn. Vì vậy, khả năng bị tấn công sẽ lớn hơn. Các bạn nhỏ vốn yêu thích bánh ngọt, kẹo, những thức uống có gas… Thế nhưng, ý thức vệ sinh răng miệng của các bé lại chưa tốt. Do đó, tỷ lệ trẻ 1 tuổi bị sâu răng ngày càng nhiều.
Trẻ 1 tuổi bị sâu răng có nguy hiểm không?
Nhiều phụ huynh cho rằng, trẻ 1 tuổi bị sâu răng sữa không nghiêm trọng. Bởi trước sau thì răng sữa cũng sẽ mất đi và được thay bằng răng vĩnh viễn. Thực tế, quan niệm này không chính xác. Tuy không nguy hiểm, song nếu trẻ bị sâu răng mà không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều phiền toái.
Đầu tiên, sâu răng khiến trẻ đau nhức, khó chịu. Một số trẻ còn bị hành sốt do sâu răng. Ngoài ra, răng sữa nếu bị sâu sẽ rụng sớm. Điều này khiến răng vĩnh viễn mọc lệch và ảnh hưởng đến sự hình thành cấu trúc hàm của bé.
Trẻ 1 tuổi bị sâu răng là tình trạng phổ biến
Phụ huynh cần làm gì khi trẻ 1 tuổi bị sâu răng?
Khi phát hiện trẻ bị sâu răng, bố mẹ cần có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu tình trạng sâu răng mới chớm, bạn có thể dùng thuốc chữa sâu răng cho trẻ chấm vào chỗ bị sâu. Thực hiện cách này giúp sát khuẩn và làm giảm sự đau đớn ở trẻ. Tiếp theo, bạn đưa trẻ đến gặp nha sĩ để được thăm khám.
Nha sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng răng của bé mà đưa ra cách điều trị hợp lý. Trong trường hợp trẻ bị sâu răng sữa nặng, phụ huynh nên lập tức đưa trẻ đến trung tâm nha khoa. Lưu ý, bạn không nên tự ý thực hiện bất cứ biện pháp nào, tránh để lại các hậu quả về sau.
Cha mẹ cần chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ
Cách phòng ngừa tình trạng sâu răng sữa ở trẻ nhỏ
Các phụ huynh có thể chủ động giúp bé phòng tránh sâu răng sữa bằng những biện pháp dưới đây:
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi, có lợi cho men răng của trẻ trong thời kỳ mang thai. Cua, ốc, sò, tôm, cá và sữa là những loại thực phẩm được gợi ý cho mẹ bầu.
- Giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn trong những tháng thai kỳ. Hạn chế tình trạng căng thẳng, stress.
- Giai đoạn trẻ bắt đầu mọc răng sữa, chú ý vệ sinh răng miệng cho bé hằng ngày. Sử dụng nước muối ấm để làm sạch các mảng bám trên răng, hạn chế vi khuẩn tấn công.
- Thường xuyên cho trẻ tắm nắng để chống còi xương. Cách này cũng hạn chế việc xương hàm của bé kém phát triển, tránh răng mọc yếu và lệch.
- Hạn chế cho trẻ ăn uống đồ ngọt, đặc biệt là vào buổi tối.
- Đừng nên cho bé ngậm đồ ăn và đồ uống trong miệng. Thói quen này khiến vi khuẩn dễ dàng tiếp cận với răng của bé gây tình trạng sâu.
- Định kỳ đưa trẻ gặp nha sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!