Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh hiếm gặp hiện nay. Đây là một bệnh lý có thể được chẩn đoán và điều trị không quá phức tạp. Tuy nhiên phụ huynh nên phát hiện và chữa trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.
Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh là gì?
Đây là bệnh lý xảy ra với tình trạng hai bìu bị tụ dịch ở một hoặc cả hai bên. Thông thường tràn dịch màng tinh hoàn chỉ xảy ra tại một bên, nhưng đôi khi có thể xảy ra ở cả 2 bên của tinh hoàn của trẻ, khiến tinh hoàn sưng hoặc to bất thường.
Trong đó có 2 loại tràn dịch màng tinh hoàn thường gặp đó là:
- Tràn dịch tinh hoàn không giao tiếp: Với trường hợp túi chứa tinh hoàn vẫn khép như bình thường. Tuy nhiên do cơ thể không hấp thu dinh dưỡng bên trong và khiến kích thước túi dịch không giảm.
- Tràn dịch tinh hoàn giao tiếp: Túi chứa tinh hoàn không đóng lại, dẫn đến chất lỏng có thể đi vào hoặc đi ra. Biểu hiện cho trường hợp này là trẻ bị sưng bìu vào ban ngày khi bé đứng hoặc ngồi. Nhưng ngược lại, vết sưng có thể giảm đi khi bé nằm ngủ vào ban đêm.
Biểu hiện của bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn
Tràn dịch màng tinh hoàn có thể bị ở một bên hoặc cả hai bên bìu. Bố mẹ có thể thấy một bên bìu to hơn bên còn lại, khối phồng sờ sẽ thấy căng. Ngoài ra, hiện tượng này có thể xuất hiện thường xuyên hoặc xuất hiện từng đợt. Tuy nhiên không gây đau nhức và bé vẫn ăn uống, chạy nhảy được bình thường.
Ba mẹ có thể soi đèn và thấy được dịch trong suốt và tinh hoàn nằm giữa khối dịch. Do lớp dịch này trong suốt nên chúng ta có thể dùng đèn pin để tự kiểm tra cho bé. Khi đó ba mẹ sẽ thấy một lớp dịch dày tập trung phía trước, thậm chí bao lấy tinh hoàn bên trong. Nếu khối dịch lớn, bạn có thể nhận thấy hiện tượng mất nếp nhăn của da bìu.
Ba mẹ có thể soi đèn để phát hiện tình trạng này ở trẻ
Hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn có nguy hiểm không?
Các chuyên gia cho hay, tình trạng này là bệnh lý bẩm sinh đối với các bé trai. Tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc chứng tràn dịch màng tinh hoàn đạt từ 1 – 2% hàng năm. Tuy nhiên tình trạng này có thể tự khỏi trong vài tháng sau sinh. Ngược lại trẻ đã 1 – 2 tuổi nhưng tình trạng này vẫn còn thì có thể điều trị bằng cuộc tiểu phẫu nhỏ. Vì vậy ba mẹ có thể yên tâm khi trẻ gặp phải bệnh lý này.
Tràn dịch màng tinh hoàn sẽ tự biến mất sau sinh vài tháng
Bên cạnh đó, tràn dịch tinh hoàn không để lại biến chứng lâu dài. Cũng như điều này không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bé trai trong tương lai. Tuy nhiên bạn nên lưu ý và phát hiện sớm tình trạng của bé để khắc phục kịp thời. Đặc biệt là nên đi khám ngay nếu bé có các biểu hiện sau đây:
- Hai bên bìu của bé bị sưng tấy đỏ
- Bé hơn 1 tuổi nhưng tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn vẫn không tự biến mất.
- Trẻ bị đau đột ngột hoặc sưng nặng, bé quấy khóc khó chịu. Đây là trường hợp khẩn cấp nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên.
Một số phương pháp điều trị cho trẻ
Mặc dù tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của trẻ sau này. Tuy nhiên nếu để lâu sẽ ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lý của trẻ. Do đó ngay khi phát hiện bé mắc phải tình trạng này hãy tìm cách điều trị sớm cho bé.
- Thực hiện tiểu phẫu: Bác sĩ tiến hành rạch một đường nhỏ ở dưới bụng hay ở bìu để lấy dịch xung quanh tinh hoàn. Từ đó đường thông giữa bụng và bìu cũng sẽ được đóng lại để không tái lập lại về sau. Đây chỉ là một cuộc phẫu thuật nhỏ và được thực hiện trong ngày nên ba mẹ có thể yên tâm.
- Liệu pháp xơ hoá: Đây là phương thức đưa một lượng chất ngăn cản dịch tinh hoàn trở lại ngay sau thời điểm dẫn dịch trong màng tinh. Mặc dù phương pháp này không phổ biến nhưng sẽ áp dụng nếu bạn không muốn mổ tiểu phẫu.
- Dẫn lưu dịch ra khỏi màng tinh hoàn: Bác sĩ sẽ sử dụng ống tiêm để thông dẫn lượng dịch tràn trong màng của tinh hoàn ra ngoài. Thế nhưng phương pháp này không được áp dụng phổ biến. Bởi rủi ro tình trạng dịch tràn tinh hoàn vẫn có thể xuất hiện lại sau vài tháng.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có những thông tin cơ bản về bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em. Bệnh lý này không quá nghiêm trọng và có thể điều trị dứt điểm nếu ba mẹ phát hiện sớm. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh xuất hiện kèm các biến chứng như viêm tinh hoàn, nang mào tinh hoàn,… việc điều trị cho bé có thể khó khăn hơn. Vì vậy nếu ba mẹ phát hiện trẻ có các dấu hiệu và triệu chứng bất thường thì hãy đưa trẻ đi khám và điều trị sớm.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!