X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Tinh hoàn lạc chỗ là gì và có nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản của cánh mày râu hay không?

Mất 6 phút để đọc
Tinh hoàn lạc chỗ là gì và có nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản của cánh mày râu hay không?Tinh hoàn lạc chỗ là gì và có nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản của cánh mày râu hay không?

Tinh hoàn lạc chỗ là gì mà tỷ lệ bị tinh hoàn lạc chỗ gặp ở khoảng 3 – 4% trẻ khi sinh? Đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra với “nhà máy” của đàn ông vì cha mẹ thiếu kiến thức và khi lớn ngại nên không đi điều trị.

Tinh hoàn lạc chỗ là gì?

Ở điều kiện sinh lý bình thường, tinh hoàn được hình thành trong bụng mẹ ở thời gian phát triển của thai nhi. Tinh hoàn lúc đầu nằm trong ổ bụng, sau đó tinh hoàn di chuyển dần xuống bìu và nằm ở đó cho tới lúc trẻ được sinh ra. 

Nhưng vì lý do nào đó, tinh hoàn dừng lại trên đường di chuyển của tinh hoàn từ bụng xuống bìu trong thời kỳ bào thai gọi là tinh hoàn lạc chỗ (cryptorchidism).

tinh-hoan-lac-cho-la-gi

Nguyên nhân gây nên tinh hoàn lạc chỗ

Sự di chuyển từ bụng xuống bìu của tinh hoàn chịu sự tác động của rất nhiều cơ chế. Và nếu những cơ chế này bị ảnh hưởng sẽ làm tinh hoàn không xuống được tới bìu, có thể kế đến như:

  • Rối loạn trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục, suy tuyến yên
  • Sai lệch tổng hợp testosterone
  • Hội chứng giảm khả năng cảm nhận của các thụ thể androgen
  • Ảnh hưởng Estrogen
  • Bất thường về phát triển của dây chằng tinh hoàn – bìu
  • Các yếu tố cơ học gây cản trở sự di chuyển của tinh hoàn như cuống mạch của tinh hoàn ngắn, xơ hóa vùng ống bẹn…

Yếu tố nguy cơ dễ mắc phải tinh hoàn lạc chỗ

  • Thiếu cân và sinh non 
  • Lịch sử gia đình có người bị tinh hoàn lạc chỗ hoặc các vấn đề khác của phát triển bộ phận sinh dục.
  • Điều kiện thai nhi có thể hạn chế sự tăng trưởng, như hội chứng Down hoặc lỗi thành bụng.
  • Người mẹ khi mang thai sử dụng rượu, hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc.
  • Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường loại 1, loại 2 hay tiểu đường thai kỳ.

Tinh hoàn lạc chỗ có con được không?

Khi còn bé mới sinh ra tinh hoàn vẫn nằm trong ổ bụng và không phát hiện can thiệp đưa xuống được bìu thì tinh hoàn đó không có khả năng sinh tinh. Mặc dù cho nó vẫn có khả năng chế tiết được testosteron.

Ngoài ra, nhiệt độ trong bụng cao hơn nhiệt độ trong bìu, nên đa phần tinh trùng của người trưởng thành sẽ không sống được nếu tinh hoàn không ở trong bìu. Cụ thể, tinh trùng ở trong bụng sẽ bị giảm chất lượng, chết đi, không sản sinh được nữa.

Hơn nữa, tinh hoàn ở lâu trong bụng nhiều khả năng dẫn đến ung thư hóa. Vì vậy, cần phát hiện sớm, tốt nhất là từ khi lọt lòng đến tầm 1-2 tuổi, để điều trị hoàn thiện chức năng sinh sản. 

tinh-hoan-lac-cho-la-gi

Trường hợp đáng tiếc

Năm 2014, Phan Văn Th. quê Thái Bình 28 tuổi, lấy vợ được 2 năm nhưng hai vợ chồng mãi vẫn không có tin vui. Do đó, anh cùng vợ đi khám tại Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội. Từ nhỏ, anh Th. hay bị chọc là thằng một hột, lúc đó anh vẫn nghĩ điều đó bình thường. Khi lớn lên, đôi khi anh cũng thấy sự bất thường này nhưng do thấy lo sợ và ngại nên quên dần. Một phần do gia đình không có kiến thức về bệnh nam khoa, nên ba mẹ cũng không có khái niệm chữa trị khi anh còn bé.

Với đôi mắt buồn bã dường như bất lực, anh Th. chia sẻ, bác sĩ khám và báo rằng anh bị tinh hoàn lạc chỗ. Kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ rất yếu, với chất lượng tinh trùng như hiện tại anh Th. khó có khả năng làm bố.

Các biến chứng của tình trạng tinh hoàn lạc chỗ

  • Ung thư tinh hoàn.
  • Số lượng tinh trùng thấp, chất lượng tinh trùng kém và khả năng sinh sản giảm.
  • Xoắn tinh hoàn.
  • Nếu tinh hoàn là nằm ở háng, có thể bị hư từ áp lực đối với xương mu.
  • Thoát vị bẹn.

Làm sao để phát hiện tinh hoàn lạc chỗ

  • Túi bìu không cân đối: Một bên trông bình thường và một bên nhỏ hoặc xẹp lép (ẩn tinh hoàn một bên) hoặc cả hai túi bìu nhỏ, xẹp.
  • Khi sờ vào bìu không thấy đủ hai tinh hoàn. Nắn vào bìu sẽ không thấy tinh hoàn ở 1 hoặc cả 2 bên. Có thể nắn thấy tinh hoàn ở ống bẹn.
  • Có trường hợp tinh hoàn lúc ở bìu, lúc bị co lên trên ống bẹn. Khi khám dùng ngón tay đẩy tinh hoàn xuống bìu được nhưng khi bỏ tay ra thì tinh hoàn lại bị kéo lên trên cao, ngoài túi bìu.

Cách điều trị tinh hoàn lạc chỗ

Bác sĩ khuyến cáo các trường hợp tinh hoàn lạc chỗ bẩm sinh cần được phát hiện và can thiệp sớm. Thời gian tốt nhất là trước 1-2 tuổi để giữ được chức năng sinh sản của tinh hoàn.

Điều trị nội khoa

Tiêm thuốc nội tiết được dùng là:

  • HCG (Gonadotrophin, Pregnyl 500 UI, 1000 UI, 1500 UI/ 1 ống)
  • GnRH được dùng dưới dạng xịt mũi.
  • Có thể sử dụng phối hợp GnRH và HCG.

Điều trị ngoại khoa

Nguyên tắc:

  • Đưa tinh hoàn ra ngoài ổ phúc mạc, đóng ổ phúc mạc.
  • Phẫu tích, bóc tách, kéo dài cuống tinh hoàn để hạ được tinh hoàn xuống bìu.

tinh-hoan-lac-cho-la-gi

Đối với nam giới trưởng thành, cần phải tiến hành phẫu thuật ngay:

  • Nếu tinh hoàn chưa bị ung thư hóa thì tiến hành phẫu thuật hạ tinh hoàn, kết hợp với cân bằng nội tiết tố
  • Khi tinh hoàn bị ung thư hóa thì cần cắt bỏ tinh hoàn, nạo vét hạch kết hợp với điều trị chống ung thư hỗ trợ….

Bài viết này đã giúp bạn hiểu về tình trạng tinh hoàn lạc chỗ là gì. Đây có thể được xem là một vấn đề khá nghiêm trọng đối với đàn ông. Do đó, khi con vừa chào đời, ngoài việc xem có lỗ hậu môn không, ba mẹ nhớ kiểm tra bé có đủ tinh hoàn trong bìu không nhé.

Xem thêm:

  • Hướng dẫn cho cha mẹ – Chăm sóc bộ phận sinh dục của bé trai
  • Bé trai thì có thông minh hơn bé gái không? Bé gái 6 tuổi đã nghĩ như vậy!
  • Dạy bé trai tiểu đứng, cha mẹ đã biết cách chưa?

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

mInH.tHu

  • Home
  • /
  • Hẹn hò & Hôn nhân
  • /
  • Tinh hoàn lạc chỗ là gì và có nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản của cánh mày râu hay không?
Chia sẻ:
  • Tinh hoàn lạc chỗ là gì? Những biến chứng và cách điều trị

    Tinh hoàn lạc chỗ là gì? Những biến chứng và cách điều trị

  • Tinh hoàn lạc chỗ có quan hệ được không? Khả năng sinh sản thế nào?

    Tinh hoàn lạc chỗ có quan hệ được không? Khả năng sinh sản thế nào?

app info
get app banner
  • Tinh hoàn lạc chỗ là gì? Những biến chứng và cách điều trị

    Tinh hoàn lạc chỗ là gì? Những biến chứng và cách điều trị

  • Tinh hoàn lạc chỗ có quan hệ được không? Khả năng sinh sản thế nào?

    Tinh hoàn lạc chỗ có quan hệ được không? Khả năng sinh sản thế nào?

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn