Nhiều người thắc mắc liệu tiêm trưởng thành phổi con hấp thụ kém là có thật hay không? Mời bạn cùng tìm hiểu các thông tin xoay quanh mũi tiêm này nhé.
Tiêm trưởng thành phổi có tác dụng gì?
Bé sinh non, thiếu tháng có nguy cơ tử vong hoặc mắc các biến chứng rất cao do các cơ quan trong cơ thể bé chưa được hình thành một cách trọn vẹn và chưa thực hiện được hết tất cả các chức năng vốn có của chúng. Điều này khiến phổi bé không tiếp nhận được không khí và dẫn đến tình trạng suy hô hấp.
Một số biến chứng khác mà trẻ sinh non thường gặp phải là xuất huyết não thất, viêm ruột hoại tử, nhiễm trùng hệ thống và trẻ chậm phát triển. Ngoài ra, nguy cơ tử vong cũng là rất cao.
Để ngăn ngừa các biến chứng này, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc trưởng thành phổi để hỗ trợ phổi cho thai nhi sinh non, thiếu tháng, hoặc sinh đủ tháng nhưng bị suy dinh dưỡng.
Cơ chế hoạt động của thuốc tiêm trưởng thành phổi
Khi mẹ bầu được tiêm, thuốc sẽ theo các mạch máu chuyển đến cơ thể thai nhi và bắt đầu hoạt động. Cụ thể là:
- Thuốc thúc đẩy quá trình mà phổi chuyển phế bào I thành phế bào II
- Tăng khả năng tổng hợp và giải phóng surfactant vào phế nang. Surfactant có vai trò làm giảm sức căng bề mặt của lớp dịch phế nang, giúp chống lại lực đàn hồi của phổi. Chất này nếu không được sản xuất đủ lượng cần thiết, trẻ sinh non có nguy cơ bị xẹp phổi dẫn đến suy hô hấp
- Làm tăng thể tích của phổi, đồng thời giảm lượng chất lỏng bên trong phổi
Chi phí và thời gian tiêm trưởng thành phổi
Mũi tiêm trưởng thành phổi phải thực hiện ở các bệnh viện, cơ sở y tế lớn, đủ điều kiện và bởi các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm. Chi phí tiêm là khác nhau tùy theo từng nơi nhưng trung bình với loại thuốc phổ biến hiện nay, chi phí rơi vào khoảng 200.000đ/liều thuốc.
Mũi tiêm thường được chỉ định thực hiện khi thai nhi 24-34 tuần tuổi. Sau thời gian này, việc tiêm trưởng thành phổi không có tác dụng với phổi thai nên mẹ bầu không cần thiết phải tiêm nữa. Hiện nay, thời gian tiêm thuốc trưởng thành phổi đã có thể mở rộng cho đối tượng thai nhi nhỏ hơn 39 tuần tuổi nếu cần phải mổ chủ động.
Khi nào cần phải tiêm trưởng thành phổi?
Tùy vào tình hình thực tế cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định mẹ bầu cần phải tiêm trưởng thành phổi, thông thường là khi thai đã bước vào khoảng 24-34 tuần và có dấu hiệu dọa sinh non, vỡ ối non, mẹ bị tiền sản giật nặng, dọa sảy thai, hoặc mẹ bầu mang thai khi đã lớn tuổi (35 tuổi), mẹ bầu bị suy dinh dưỡng bào thai, mẹ bầu bị đa thai,…
Ngoài những trường hợp trên, mẹ không cần và cũng không nên tiêm trưởng thành phổi vì mũi tiêm này có thể mang đến những tác dụng phụ gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Tác dụng phụ của mũi tiêm trưởng thành phổi
Giảm miễn dịch ở người mẹ
Mẹ bầu thực hiện mũi tiêm trưởng thành phổi khiến hệ miễn dịch suy yếu, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng sơ sinh sớm, nhiễm trùng hậu sản ở mẹ,…
Tăng lượng đường trong máu
Tiêm trưởng thành phổi có thể làm tăng nhẹ lượng đường trong máu, vì vậy mẹ cần tầm soát tiểu đường thai kỳ để tránh nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
Ảnh hưởng đến não
Mũi tiêm trưởng thành phổi có khả năng gây hại cho não mẹ mang thai, khiến mẹ bị suy giảm trí nhớ và tâm lý không ổn định.
Giảm vận động ở thai nhi
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, mẹ bầu thực hiện mũi tiêm trưởng thành phổi, thai nhi có thể sẽ ít vận động. Tuy nhiên, nếu mẹ tiêm từ 3 liều trở lên, bé có nguy cơ bị chứng rối loạn tăng động khi còn bé.
Tiêm trưởng thành phổi con hấp thụ kém có đúng không?
Theo các bác sĩ, liệu pháp này không làm tăng biến chứng sơ sinh hay khiến thai chậm phát triển trong tử cung. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêm trưởng thành phổi con hấp thụ kém hơn bình thường, điều này khiến bé chậm tăng cân. Ngoài ra, bé còn bị giảm chu vi vòng đầu do cốt hóa sớm các sụn xương và liền khớp sọ sớm.
Vậy thực tế thì sao? Nhiều mẹ chia sẻ bé nhà được tiêm trưởng thành phổi khi sinh ra vẫn phát triển đều đặn, các chỉ số đều tốt và cân nặng cũng tương đối tốt chứ ko bị còi cọc. Vì vậy, mẹ nào được bác sĩ chỉ định tiêm thì không nên lo lắng quá nhé.
Vừa rồi là những thông tin giải đáp thắc mắc về việc tiêm trưởng thành phổi con hấp thụ kém. Câu trả lời là con hoàn toàn không ảnh hưởng gì đâu mẹ nhé. Tuy mũi tiêm này cũng mang lại kha khá các tác dụng phụ nhưng khi được chỉ định tiêm từ bác sĩ, đó chắc chắn là để tốt và an toàn cho bé mà thôi. Do đó, bạn không nên quá lo lắng nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!