X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu? Những điều mẹ cần biết về mũi tiêm này

Mất 8 phút để đọc
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu? Những điều mẹ cần biết về mũi tiêm này

Hầu hết các chị em phụ nữ trong thời kỳ mang thai đều biết cần phải thực hiện các mũi tiêm phòng uốn ván để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vậy, các mẹ sẽ thực hiện tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu và cần lưu ý những gì khi thực hiện mũi tiêm quan trọng này?

Vì sao phụ nữ mang thai bắt buộc phải tiêm phòng uốn ván?

Uốn ván hay phong đòn gánh là 1 loại bệnh nhiễm trùng cấp tính do ngoại độc tố Neurotoxin có trong trực khuẩn Clostridium tetani gây ra, tấn công trực tiếp vào hệ thống thần kinh, dẫn đến các cơn co rút cơ, đặc biệt là tình trạng căng cứng ở hàm và cổ, cản trở khả năng hô hấp của người bệnh. Trực khuẩn uốn ván có ở khắp nơi trong môi trường sống, có thể lây nhiễm trực tiếp qua các vết thương hở. Đặc biệt, vi khuẩn này ở dạng bào tử, có khả năng chịu nhiệt cao, kháng nhiều loại thuốc cũng như hóa chất nên rất khó để tiêu diệt triệt để.

tiem-phong-uon-van-cho-ba-bau-o-dau

Uốn ván là căn bệnh rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong hàng đầu trong đó phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh là những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao. Nếu không được tiêm phòng vaccine uốn ván, vi trùng gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể mẹ trong lúc sinh nở theo đường sinh dục, gây uốn ván tử cung hoặc đi vào máu trẻ qua vết cắt rốn dẫn đến tình trạng nhiễm trùng rốn sơ sinh.

Theo nhận định của các chuyên gia y tế, việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu thực chất là tiêm trước phơi nhiễm, tạo ra kháng thể cho người mẹ để tránh việc lây nhiễm trong khi sinh con đồng thời có thể hỗ trợ sang cơ thể bé, giúp hạn chế tối đa những rủi ro đáng tiếc có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, tiêm ngừa vaccine uốn ván là mũi tiêm bắt buộc và vô cùng quan trọng đối với các mẹ bầu trong thai kỳ.

Thời điểm tiêm phòng uốn ván mẹ bầu cần nhớ

Có thể thấy, tiêm phòng vaccine uốn ván cho phụ nữ mang thai không những không hề ảnh hưởng đến thai nhi mà còn là cách để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả mẹ và con. Vì vậy, trước khi giải đáp thắc mắc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu, các bác sĩ cũng đưa ra khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai tuyệt đối không được tự ý tiêm tại nhà mà nên thực hiện theo đúng lịch tiêm phòng của các cơ sở y tế dựa trên tuổi thai và số lần mang thai của từng người.

Tổng số lần tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ trong độ tuổi sinh nở từ 15 – 35 tuổi là 5 mũi, trong đó phụ nữ mang thai cần tiêm đủ 2 mũi cơ bản.

Đối với mẹ mang thai lần đầu

  • Mũi 1: Nếu thai phụ mang thai lần đầu chưa tiêm phòng uốn ván hoặc không biết chính xác tiền sử tiêm vaccine thì mũi vaccine đầu tiên nên được tiêm từ tuần thứ 20 – 24 của thai kỳ. Không nên tiêm quá sớm vì trong những tháng đầu thai nhi chưa ổn định.
  • Mũi 2: Tiêm sau mũi thứ 1 tối thiểu 30 ngày và phải đảm bảo tiêm trước khi sinh ít nhất 30 ngày.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu? Những điều mẹ cần biết về mũi tiêm này

Về cơ bản, 2 mũi tiêm này có thể bảo vệ thai phụ trong khoảng 1 – 3 năm.

Đối với phụ nữ đã tiêm uốn ván và mang thai từ lần thứ 2 trở lên

  • Trong trường hợp khoảng cách giữa 2 lần mang thai là dưới 5 năm và đã tiêm đủ 2 liều uốn ván ở lần mang thai trước thì thai phụ chỉ cần tiêm thêm 1 liều uốn ván nữa khi thai đủ 24 tuần tuổi.
  • Nếu khoảng cách giữa 2 lần mang thai là trên 5 năm hoặc mới chỉ tiêm 1 liều uốn ván ở lần mang thai trước thì chị em nên tiêm đủ cả 2 liều vào thời điểm tương tự như lần mang thai đầu.

Đối với phụ nữ đã tiêm phòng đủ 5 mũi uốn ván trước khi có thai

  • Trường hợp mẹ bầu đã tiêm phòng 5 mũi uốn ván từ trước và mũi cuối cùng cách thời gian mang thai không quá 10 năm thì không cần tiêm phòng lại, bởi cơ thể đã có thể miễn dịch 95% với trực khuẩn uốn ván.
  • Nếu đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván trước khi có thai nhưng thời gian tiêm quá 10 năm thì mẹ bầu cần phải tiêm nhắc lại để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu? Những điều mẹ cần biết về mũi tiêm này

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu là an toàn và chất lượng?

Vaccine tiêm phòng uốn ván là mũi tiêm đặc hiệu được khuyến nghị tiêm cho tất cả các phụ nữ trong độ tuổi sinh sản dù đang mang thai hay không. Đây là loại vaccine phổ biến, không đòi hỏi kĩ thuật quá cao nên chị em không cần phải quá lo lắng về việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu là tốt nhất. Tất cả những phụ nữ mang thai hoặc có ý định mang thai đều có thể đăng ký tiêm phòng vaccine uốn ván tại các địa điểm sau:

  • Phòng tiêm chủng Quốc tế/ Trung tâm tiêm chủng
  • Trung tâm Y tế dự phòng quận/ huyện
  • Hệ thống các bệnh viện
  • Các trạm y tế phường/xã.

Ngoài ra, các mẹ bầu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có thể đến thực hiện mũi tiêm phòng uốn ván tại các địa chỉ cụ thể sau đây:

Tại TP Hồ Chí Minh

Bệnh viện Từ Dũ:

  • Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Quận 1, TP. HCM.
  • Điện thoại: 028. 38391229.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu? Những điều mẹ cần biết về mũi tiêm này

Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh:

  • Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3.
  • Điện thoại: 028.38230352.

Bệnh viện Phụ sản Mekong (tiền thân là Bệnh viện Đại học Y Dược):

  • Địa chỉ: 221B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận.

Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TPHCM:

  • Địa chỉ: 957 đường 3/2, Phường 7, Quận 11.
  • Điện thoại: 028.3955 9752/ 3955.9756

Bệnh viện Hùng Vương:

  • Địa chỉ: 128 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5.
  • Điện thoại: 028. 3558532.

Bệnh viện Nhi đồng 1:

  • Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10.
  • Điện thoại: 028. 9271119.

Các Trung tâm Y tế dự phòng tại các phường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Tại Hà Nội

Trung tâm Y tế dự phòng

  • 50C Hàng Bài. Điện thoại: 024.38229263.
  • 70 Nguyễn Chí Thanh. Điện thoại: 024. 37730268.

tiem-phong-uon-van-cho-ba-bau-o-dau

Trung tâm tiêm chủng Vaccine dành cho trẻ em và người lớn VNVC

  • Địa chỉ: Số 180 Trường Chinh, Phường Khương Thượng, Quận Đống Đa.
  • Điện thoại: 1800 6595.

Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng:

  • Địa chỉ: 131 Lò Đúc, Quận Hai Bà Trưng.
  • Điện thoại: 024. 3972 4124/ 39723173 máy lẻ 0.

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương:

  • Địa chỉ: Số 1 Yecxanh, Hai Bà Trưng.
  • Điện thoại: 024.39716356/ 38213241.

Phòng tiêm chủng Quốc tế:

  • Địa chỉ: Số 3 Ông Bích Khiêm.
  • Điện thoại: 024.3733.9803.

Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 35 Trần Bình, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy (đối diện Viện 198).
  • Điện thoại: 024.3768.5512.

Phòng tiêm chủng SAFPO:

  • Địa chỉ: 135 Lò Đúc, Quận Hai Bà Trưng.
  • Điện thoại: 024.39727071.

Các trạm y tế tại các phường trên địa bàn Hà Nội (lịch cụ thể theo từng phường)

Lưu ý: Để đảm bảo an toàn khi tiêm vaccine, mẹ bầu hãy lựa chọn các địa chỉ tiêm chủng uy tín, đã được Bộ y tế cấp giấy chứng nhận đồng thời nên tiêm tại 1 cơ sở cố định để thực hiện đầy đủ các mũi tiêm, thuận lợi trong quản lý thai kỳ và tầm soát sức khỏe.

Xem thêm

  • Lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
  • Tiêm phòng khi mang thai có thực sự rủi ro như mẹ nghĩ?
  • Bà bầu khi đã mang thai 35 tuần tiêm uốn ván được không?

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

ZinVi

  • Home
  • /
  • Trở thành cha mẹ
  • /
  • Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu? Những điều mẹ cần biết về mũi tiêm này
Chia sẻ:
  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it