Vắc xin uốn ván thường được chỉ định tiêm vào một số thời điểm thích hợp trong thai kỳ. Vậy với mẹ bầu đã có thai được 35 tuần tiêm uốn ván được không?
Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên đảm bảo tiêm phòng đầy đủ trong thời gian thai kỳ. Mẹ bầu không được tự ý đi tiêm mà cần dựa trên tính toán tuổi thai, số lần mang thai. Trong đó các mũi tiêm ngừa uốn ván nên được thực hiện sau ít nhất từ tuần thai 20 trở đi và cách ngày sinh ít nhất 30 ngày.
Tiêm vắc xin uốn ván rất quan trọng đối với bà bầu
Bệnh uốn ván là gì?
Uốn ván là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Clostridium Tetani. Khuẩn uốn ván có mặt ở khắp mọi nơi trong môi trường sống. Chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở, kể cả vết xước nhỏ trên da. Nó tạo ra một chất độc gọi là etanospasmin và tấn công hệ thần kinh.
Đặc biệt, vi khuẩn Clostridium Tetani có khả năng sinh tồn mạnh. Các thí nghiệm cho thấy dù đun sôi tiệt trùng trong thời gian dài cũng không thể loại bỏ chúng. Nhiễm vi khuẩn Clostridium Tetani có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vì thế, tiêm vắc xin uốn ván rất quan trọng, đặc biệt là khi mang thai. Vì nó bảo vệ mẹ bầu khỏi bị nhiễm trùng và bảo vệ bé sau khi sinh.
Vì sao mẹ bầu nên tiêm uốn ván?
Vắc-xin uốn ván giúp mẹ bầu và thai nhi ngăn ngừa nhiễm uốn ván. Sau khi tiêm vắc-xin uốn ván, các kháng thể sẽ được hình thành trong cơ thể mẹ. Sau đó kháng thể sẽ truyền lại cho thai nhi và bảo vệ bé trong một thời gian. Đặc biệt là ngừa uốn ván sơ sinh.
Uốn ván sơ sinh là tình trạng nhiễm khuẩn uốn ván rất nguy hiểm. Nguyên nhân là do sử dụng dụng cụ cắt rốn không được khử trùng. Trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm khuẩn này do hệ thống miễn dịch yếu. Vì vậy, việc mẹ bều tiêm vắc-xin uốn ván trong khi mang thai để ngăn ngừa biến chứng này.
Mẹ bầu tiêm vắc xin uốn ván sẽ giúp phòng ngừa uốn ván sơ sinh
Tiêm phòng uốn ván khi mang thai sao cho đúng?
Việc tiêm vắc xin uốn ván khi mang thai cần theo theo lộ trình. Các mẹ bầu cần hiểu rõ một số nguyên tắc phải tuân thủ khi tiêm vắc-xin. Trong đó thời gian tiêm, số lượng mũi tiêm với từng trường hợp là khác nhau. Cụ thể như sau:
Với phụ nữ chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin hoặc không rõ tiền sử tiêm phòng:
Mẹ bầu nên tiêm ngừa uống ván sớm khi có thai lần đầu. Ở lần thứ 2, bạn cần tiêm sau lần 1 ít nhất 1 tháng. Lần 3: Tiêm sau lần 2 ít nhất 6 tháng hoặc vào kỳ thai sau. Ở lần thứ 4, mẹ cần tiêm sau lần 3 ít nhất 1 năm hoặc vào kỳ thai sau. Và lần tiêm thứ 5 sẽ sau lần 4 ít nhất 1 năm hoặc vào kỳ thai sau.
Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc-xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:
Lần tiêm đầu tiên cần được tiêm sớm khi có thai lần đầu. Lần tiêm thứ 2 nên tiêm ít nhất 1 tháng sau lần 1. Và lần tiêm thứ 3 phải cách ít nhất 1 năm sau lần 2.
Lộ trình tiêm vắc xin uốn ván khá phức tạp nên mẹ bầu cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ trước khi tiêm
Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc-xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại:
Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu.
Lần 2: ít nhất 1 năm sau lần 1
Riêng với phụ nữ mang thai lần đầu, chưa từng tiêm phòng uốn ván hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin, sẽ tiêm 2 mũi vào các thời gian sau:
Mũi tiêm 1: Tiêm khi thai kỳ trên 20 tuần trở lên.
Mũi tiêm 2: Tiêm sau mũi 1 ít nhất 30 ngày và trước khi sinh ít nhất 30 ngày.
Người đã tiêm phòng đủ 5 mũi uốn ván, mang thai lần 2 với mũi tiêm cuối trước 10 năm
Trường hợp này không cần phải tiêm phòng uốn ván lại. Nếu thời gian tiêm phòng sau 10 năm thì cần tiêm nhắc lại 2 mũi.
Vậy bầu 35 tuần tiêm uốn ván được không?
Trong thời gian mang thai, Bộ y tế Việt Nam quy định phụ nữ cần tiêm vắc-xin phòng uốn ván. Theo đó mũi tiêm đầu tiên khi mang thai trên 20 tuần. Và mũi tiêm thứ 2 phải sau mũi đầu ít nhất 30 này. Ngoài ra mũi tiêm thứ 2 cũng cần thực hiện trước khi sinh ít nhất 30 ngày.
Vì thế bà bầu 35 tuần vẫn tiêm uốn ván được. Vì thời gian này vẫn đảm bảo mũi tiêm vắc xin cuối cách ngày sinh 30 ngày.
Bà bầu 35 tuần vẫn tiêm uốn ván được
Thay lời kết
Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván khá cao. Chúng xuất hiện qua vết thương hở ngoài da, khi chuyển dạ sinh nở. Đặc biệt là lúc trẻ sơ sinh được cắt dây rốn. Vì thế, việc tiêm phòng vắc xin uốn ván cho bà bầu là điều nên làm. Hãy đến các trung tâm tiêm chủng được chứng nhận để được tư vấn và lên lịch tiêm đúng cách, đầy đủ bạn nhé.
Xem thêm
6 mũi tiêm mẹ cần thuộc lòng trước khi chuẩn bị mang thai và sinh con
Phụ nữ mang bầu lần 2 tiêm phòng uốn ván khi nào?
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu và những lưu ý mẹ bầu cần biết!
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!