Mặc dù đã là năm 2018, vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề tiêm phòng cho trẻ và liệu rằng vắc xin có thể gây ra chứng tự kỷ hay không. Một số bậc cha mẹ rất sợ tiêm phòng cho con cái của mình và để chúng mắc các bệnh như thủy đậu một cách tự nhiên.
Những người này không ý thức được một điều chắc chắn rằng các loại vắc-xin cho trẻ có thể thực sự phòng ngừa được bệnh tật. Bạn có thể lựa chọn không tiêm phòng cho con nhưng điều này có thể gây nguy hiểm cho cuộc sống của con bạn- bà mẹ của một đứa trẻ bị ung thư đã chia sẻ.
“Hãy tiêm phòng sởi cho con mình”
Bà mẹ người Mỹ – Nicole Stellon O’Donnell kêu gọi các bậc phụ huynh hãy tiêm phòng cho con cái của mình. Bài đăng của cô trên Twitter vào ngày 21 tháng 11 năm 2018 đã chia sẻ rằng con gái của cô trong khi vẫn đang chiến đấu với bệnh ung thư, đã bị lên sởi sau khi tiếp xúc với một đứa trẻ chưa được chủng ngừa.
Đây là nội dung bài đăng của cô ấy:
Hãy tiêm vắc xin cho con mình. Hãy tiêm phòng cúm cho con. Đây là hành động đúng đắn với sức khỏe và hệ miễn dịch của con bạn vì hệ miễn dịch của con vẫn chưa hoàn thiện . #Vắc xin thực sự hiệu quả.
— Nicole Stellon O’Donnell (@SteamLaundry) Ngày 21 tháng 11 năm 2018
Trong bài đăng của mình, O’Donnell đã nói rằng con gái của cô không thể được tiêm phòng vì hóa trị đã làm tê liệt hệ miễn dịch của bé.
Các vấn đề xã hội của đứa trẻ bị ung thư mắc bệnh sởi
Người mẹ cũng đã mô tả những gì đã xảy ra với cô bé khi cô bị bệnh sởi. Căn bệnh này, ngoài những khó chịu do các triệu chứng mang lại thì dường như cũng gây ra các vấn đề xã hội khi Nicole đưa con gái đến bác sĩ.
Con gái của Nicole:
- đã bị cách ly trong một tháng. Bé không thể bước chân ra khỏi nhà cộng với bị rụng hết tóc và chịu đựng những cơn đau do hóa trị.
- đến phòng khám của bác sĩ để báo cáo căn bệnh này. Các bác sĩ đã phải ngừng các cuộc hẹn khác và đóng cửa phòng khám, điều này làm cho việc điều trị ung thư của những đứa trẻ khác bị ảnh hưởng.
- gián tiếp dẫn đến việc đóng cửa phòng khám để khử trùng, trì hoãn các cuộc hẹn của những đứa trẻ bị ung thư khác.
Ngoài ra, Nicole cũng giải thích thêm rằng không tiêm phòng cho trẻ cũng kèm theo những rủi ro khác. Ví dụ, trẻ có hệ miễn dịch yếu cần phải tiêm những mũi tiêm rất đau đớn để tăng số lượng bạch cầu. Cơn đau là thứ “trẻ em không đáng phải trải qua”, Nicole viết.
Tại sao chủng ngừa lại quan trọng?
Bài viết của Nicole trên Twitter cho thấy một trong những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra nếu cha mẹ không tiêm phòng cho con mình.
Theo giải thích từ các chuyên gia y tế của Mayo Clinic, việc tiêm phòng vắc-xin cho trẻ khỏe mạnh giúp ngăn ngừa lây lan một số bệnh chết người như bệnh sởi, bại liệt và nhiều hơn nữa sang những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) giải thích rằng vắc-xin đặc biệt quan trọng đối với những trẻ không thể chủng ngừa vì những trẻ này có hệ miễn dịch suy yếu hoặc bị dị ứng với thành phần vắc-xin.
Trên thực tế, nguyên tắc hoạt động của vắc-xin là gây miễn dịch bằng một loại vi khuẩn hoặc virus giảm độc lực của một căn bệnh để gây ra đáp ứng miễn dịch, theo Nemours, hệ thống y tế phi lợi nhuận cho trẻ em.
Sau khi tiêm hoặc dùng vắc xin bằng đường uống, cơ thể bắt đầu tạo ra các kháng thể có thể chống lại các vi rút gây bệnh. Một khi mầm bệnh thực sự xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ sẵn sàng chống lại căn bệnh này.
Hiện tại, CDC khuyến cáo chủng ngừa bệnh sởi cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi.
Tiêm phòng cho trẻ- Ảnh shutterstock
Miễn dịch cộng đồng là gì?
Tiêm chủng có thể giúp bảo vệ khỏi bệnh tật. Nếu tất cả mọi người đều được chủng ngừa thì toàn thể cộng đồng có thể tránh được các căn bệnh này. Ý tưởng này được gọi là “miễn dịch cộng đồng”.
Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, với “khả năng miễn dịch cộng đồng”, việc tăng số lượng người được tiêm chủng làm giảm nguy cơ lây lan bệnh.
Nếu miễn dịch cộng đồng được thực hiện, những người khác cũng có thể được hưởng lợi. Đáng chú ý là những người không thể được chủng ngừa sẽ có ít nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng hơn.
Được tiêm vắc-xin chống lại nhiều loại bệnh có lợi ích vô cùng lớn cho những người bị suy yếu hệ miễn dịch, bao gồm cả các bệnh nhân HIV / AIDS, bệnh tiểu đường loại 1, hoặc ung thư. Đồng thời nó cũng có lợi cho những em bé rất nhỏ, đối tượng chưa đủ tuổi để được chủng ngừa.
Một số thông tin thêm về vắc-xin
Dưới đây là một số thông tin về vắc xin được tuyên bố bởi WHO:
Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt sẽ không làm cho bệnh biến mất, mặc dù điều này giúp kiềm chế sự lây lan của bệnh. Nếu mọi người không được chủng ngừa, các bệnh hiếm gặp như bại liệt và bệnh sởi sẽ nhanh chóng xuất hiện trở lại.
Vắc xin rất an toàn và hầu hết các phản ứng – chẳng hạn như sốt hoặc đau nhức quanh chỗ tiêm – là tạm thời. Bạn hoặc con bạn có nhiều khả năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi căn bệnh mà có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin hơn là bởi vắc-xin thực sự.
Vắc-xin không gây ra chứng tự kỷ. Một nghiên cứu thực hiện năm 1998 nêu lên sự lo ngại về mối liên hệ giữa bệnh tự kỷ và tiêm chủng MMR (vắc-xin sởi cho trẻ sơ sinh) đã được chứng minh là có sai sót nghiêm trọng, và tạp chí đăng bài báo này đã tuyên bố rút lại nó.
Tại sao tiêm phòng cho trẻ nhỏ lại quan trọng?
Theo HPB, chủng ngừa cho trẻ giúp:
Bảo vệ chống lại các bệnh nghiêm trọng, có thể dẫn đến các biến chứng suốt đời – và đôi khi thậm chí gây tử vong.
Bảo vệ trẻ em nói chung. Nếu nhiều trẻ em được chủng ngừa một căn bệnh đầy đủ, nguy cơ lây lan từ người sang người là rất thấp và bệnh có thể được loại bỏ hoàn toàn.
Chúng tôi hy vọng rằng bạn thấy bài viết này thực sự hữu ích. Xin vui lòng chia sẻ bài viết này trên các phương tiện truyền thông xã hội để các bậc phụ huynh khác có thể được thông báo về những tác hại của việc không tiêm chủng cho con em của họ.
Theo:sg.theasianparent.com
Xem thêm các bài viết khác:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!