Thứ tự mọc răng của bé là điều mà các ông bố bà mẹ cần chú ý. Mọc răng là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành của con sau khi chào đời. Bên cạnh đó, đây cũng là giai đoạn mà trẻ chuyển từ ăn dặm lỏng sang ăn dặm đặc. Trong suốt quá trình mọc răng, bé sẽ quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, nóng sốt…
Nội dung bài viết:
- Khi nào bé bắt đầu mọc răng?
- Mọc răng sớm hay muộn có ảnh hưởng gì không?
- Thứ tự lên răng của trẻ
- Dấu hiệu trẻ mọc răng
- 1 số vấn đề về răng sữa
- Cách chăm sóc trẻ khi mọc răng
Bé bắt đầu mọc răng lúc nào?
Thường thì trong giai đoạn từ 6 tháng – 1 tuổi, bé sẽ bắt đầu mọc răng sữa. Đến tầm 3 tuổi, hàm răng của bé sẽ hoàn thiện với 20 chiếc răng sữa. Suốt giai đoạn này, bố mẹ cần chú ý quan tâm và chăm sóc kỹ. Điều này giúp bé có một hàm răng chắc khỏe khi trưởng thành.
Bạn có thể chưa biết:
Trẻ bị sốt do mọc răng thì mấy ngày sẽ hết? Chăm sóc bé trong giai đoạn này ra sao?
Trẻ mấy tháng mọc răng? Mọc răng sớm hay muộn quá có bất thường không?
Mọc răng sớm hay trễ có ảnh hưởng không?
Những chiếc răng đầu tiên sẽ bắt đầu mọc từ khoảng 6 – 12 tháng. Tuy nhiên, có những trường hợp bé mọc răng khá sớm, thậm chí trước thời gian thông thường. Ngoài ra, cũng có trường hợp bé mọc răng chậm. Một số trẻ dù đã hơn 1 tuổi nhưng vẫn chưa mọc răng.
Trẻ bắt đầu mọc răng sữa từ khoảng tháng thứ 6
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này như cấu trúc răng, yếu tố di truyền… Dù là mọc đúng thời gian, mọc sớm hay muộn thì thứ tự mọc răng của trẻ ở hai hàm đều như nhau. Nó sẽ diễn ra theo một trật tự nhất định.
Thứ tự mọc răng của bé
Từ 6 – 9 tháng: 4 răng cửa giữa
Vào tháng thứ 6, chiếc răng đầu tiên của bé sẽ xuất hiện ở vị trí răng cửa hàm dưới. Thường thì đây là chiếc răng gây ra những đau đớn cho trẻ. Con sẽ cáu gắt, khó chịu, bỏ bú và sốt nhẹ. Sau khi hai răng cửa ở hàm dưới xuất hiện, hai răng cửa ở hàm trên sẽ tiếp tục mọc vào tháng thứ 8.
4 răng cửa giữa sẽ mọc trong khoảng từ tháng 6 – 9
Từ 7 – 10 tháng: 2 răng cửa trên
Từ 7 tháng đến 10 tháng, 2 chiếc răng cửa phía trên sẽ tiếp tục nhú ra. 2 răng cửa hàm dưới sẽ xuất hiện muộn hơn.
Bạn có thể chưa biết:
Cách rơ lá hẹ cho bé 3 tháng 10 ngày giúp con mọc răng không sốt
Trẻ 8 tháng chưa mọc răng liệu có đáng lo? Bố mẹ nên làm gì?
Thứ tự mọc răng của bé từ 12 – 14 tháng: 4 răng hàm sữa
Thứ tự răng mọc ở trẻ trong giai đoạn này đánh dấu bằng việc xuất hiện răng hàm. Răng hàm sẽ bắt đầu xuất hiện sau khi răng cửa đã mọc đầy đủ. Đầu tiên là 2 chiếc răng hàm bên trong ở hàm trên. Đây là 2 chiếc răng hàm nằm ở vị trí giữa hàm. Nó cách một đoạn so với răng cửa.
Tiếp đó là sự xuất hiện của hai chiếc răng hàm dưới. Nó đối diện với hai chiếc răng hàm trên. Để phòng ngừa các bệnh răng miệng, mẹ cần chú trọng việc chăm sóc và bổ sung fluor.
Từ 16 – 18 tháng: 4 răng nanh sữa
Khi trẻ được 16 – 18 tháng, chiếc răng nanh sữa của hàm trên sẽ bắt đầu nhú. Răng này sẽ lấp đầy chỗ trống giữa vị trí của răng cửa và răng hàm.
Sau đó, hay răng nanh hàm dưới sẽ xuất hiện sau khi hai chiếc răng nhanh sữa ở hàm trên mọc đầy đủ. Có một vài trường hợp, phải đến 22 tháng thì trẻ mới có đủ 4 chiếc răng nanh sữa này.
Từ 20 – 30 tháng: 4 răng hàm sữa còn lại
Vào tháng thứ 20, 2 chiếc răng hàm cuối sẽ mọc và lấp đầy hàm dưới. Khi 2 răng hàm cuối cùng của hàm dưới mọc thì liên tiếp đó là sự xuất hiện của 2 răng hàm cuối cùng của hàm trên.
Những dấu hiệu trẻ mọc răng phụ huynh cần biết
- Chảy dãi: Quá trình mọc răng sẽ kích thích chảy nước dãi.
- Cằm bị nổi mẩn: Lượng nước dãi chảy ra sẽ tiếp xúc với da mặt, miệng và đôi khi là cả cổ. Điều này gây ra nổi mẩn.
Có những dấu hiệu trẻ mọc răng bố mẹ cần lưu ý
- Ho: Khi có quá nhiều nước dãi trong miệng, bé sẽ cảm thấy khó chịu và hay bị ho sặc.
- Hay nhai cắn: Việc những mầm răng bé xinh cứ đòi đâm xuyên qua nướu khiến bé khó chịu. Những trẻ đang mọc răng hay có xu hướng gặm những thứ có trong tay.
- Chán ăn: Trong thời gian mọc răng, bé sẽ thấy đau, khó chịu và mệt mỏi đồng thời dẫn đến chán ăn.
Những vấn đề trẻ về răng sữa bé thường gặp phải
- Bị mất răng sớm
- Viêm nướu
- Nổi đốm vàng hoặc đốm nâu trên răng
- Nhiễm trùng
- Sâu răng
- Sún răng
Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ nên chú ý đưa bé đi khám nha khoa định kỳ. Đặc biệt khi con xảy ra các vấn đề về răng, bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ. Việc điều trị chậm trễ sẽ dẫn đến những ảnh hưởng về sau.
Hướng dẫn cách chăm sóc cho bé khi mọc răng
- Trước lúc răng nhú lên, lợi của bé sẽ bị đỏ, sưng to kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, quấy khóc, sút cân. Trong thời điểm này, mẹ nên chăm sóc và vỗ về bé. Bạn cũng nên thay đổi chế độ ăn của bé, cho bé ăn bột, sữa và cháo loãng.
- Trong giai đoạn mọc răng, nướu của bé hay bị ngứa và đau. Nếu bé chỉ bị ngứa nướu, bạn có thể cho trẻ nhai núm vú giả. Khi phát hiện trẻ bị đau hoặc sốt, bạn có thể cho con uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
- Chú ý vệ sinh răng miệng cho bé: Vệ sinh tay trước khi chà lưỡi, lợi cho bé, nên dùng gạc rơ lưỡi hoặc khăn mềm nhúng nước muối sinh lý để vệ sinh cho trẻ, lau nhẹ nhàng để loại bỏ nước dãi
- Trẻ bị tiêu chảy do mọc răng cần được bù đủ nước, chia làm nhiều bữa ăn trong ngày để bé dễ tiêu hóa hơn
- Tạo cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng từ sớm
- Trẻ mọc răng thường đau miệng và lười ăn hơn, thậm chí lười bú, ngại uống nước, trẻ cũng có thể quấy khóc hơn bình thường. Cha mẹ nên cố gắng dỗ bé uống nước hoặc sữa, nếu bé đã ăn dặm thì có thể ưu tiên thức ăn lạnh cho bé
- Tích cực bổ sung thực phẩm giàu canxi vào khẩu phần ăn của mẹ và bé để bé được cung cấp thêm canxi qua sữa mẹ và đồ ăn dặm
- Không nên sử dụng các loại gel bôi, thuốc mọc răng vì có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho trẻ.
Kết
Bài viết đã giúp các bậc phụ huynh biết được thứ tự mọc răng của bé. Đây là giai đoạn quan trọng nên bạn cần đặc biệt chú ý chăm sóc bé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!