X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Thời gian cho trẻ sơ sinh bú bình như thế nào thì hợp lý?

Mất 9 phút để đọc
Thời gian cho trẻ sơ sinh bú bình như thế nào thì hợp lý?

Thông thường, các cữ bú của trẻ sơ sinh sẽ là 6 giờ, 8 giờ, 10 giờ...Tốt nhất, với trẻ sơ sinh, mẹ  nên cho trẻ bú 2 giờ một lần là vừa chuẩn. Với trẻ 4,5kg, 45 – 90ml sữa trong mỗi lần bú là lượng sữa chuẩn nhất.

Thời gian cho trẻ sơ sinh bú bình tùy vào lượng sữa và nhu cầu của trẻ. Nhìn chung thời gian một lần trẻ sơ sinh bú bình nên là khoảng 15 phút. Đây là những nội dung bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Gợi ý cách chọn thời gian cho trẻ sơ sinh bú bình
  • Thời gian một lần trẻ sơ sinh bú bình nên là bao lâu?
  • Lưu ý mẹ cần nhớ khi cho trẻ sơ sinh bú bình

Gợi ý cách chọn thời gian cho trẻ sơ sinh bú bình 

Tại sao mẹ cần cho trẻ sơ sinh bú bình?

Nhu cầu dinh dưỡng tăng lên

Quá trình phát triển của bé cần nguồn năng lượng dồi dào dưỡng chất. Bé càng lớn, cơ thể càng đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng hơn. Trong khi đó, sữa mẹ ngày càng giảm về lượng và chất. Để đảm bảo nhu cầu cho con, hầu hết các bà mẹ đều dùng đến sữa công thức.

Bú bình song song bú mẹ là phương án được nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn. Bé bú sữa mẹ rất nhanh đói. Vì thế, mẹ cho bé bú bình hoặc uống sữa công thức sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động lâu hơn. Bé lâu đói hơn, đỡ quấy mẹ hơn.

Có thể bạn chưa biết

Bí kíp giúp rèn con bú bình và bú mẹ song song

Hết thời gian ở cữ

Sau 6 tháng, mẹ phải đi làm lại. Các mẹ thường sẽ vắt và bảo quản sữa mẹ. Khi mẹ đi làm thì người ở nhà sẽ cho sữa mẹ vào bình để bé bú. Nếu trẻ không chịu bú bình, tình trạng sụt cân, chậm lớn chắc chắn xảy ra.
Do đó, 6 tháng tuổi là khoảng thời gian cho trẻ sơ sinh bú bình hợp lý nhất.

Cách cho trẻ bú bình khoa học

Mẹ nên đặt trẻ nằm ngửa sao cho đầu cao hơn thân. Tư thế nằm này sẽ hạn chế tình trạng trào ngược khi sữa vào đến dạ dày.

Bị đầy hơi, no giả và nôn trớ là những phản ứng hay gặp ở trẻ bú bình. Do đó, mẹ cần cẩn thận tránh để bé nuốt phải khí dư. Chỉ cần cho trẻ ngậm hết núm vú, dốc bình sữa sao cho sữa ngập hết cổ bình.

thoi-gian-cho-tre-so-sinh-bu-binh

Những mẹo nhỏ giúp mẹ tập bé bú bình dễ dàng

Tư thế bú quen thuộc

Khi được ở trong môi trường quen thuộc như lúc bú mẹ, nhiều trẻ sẽ ngoan ngoãn bú bình. Hoặc có trẻ thích được bế thẳng lên một chút khi cho bú sữa. Nếu mẹ nghiêng bình sữa sẽ khiến trẻ dễ hút hơn.

Đừng đợi đến khi trẻ quá đói

Các mẹ bỉm hay nghĩ: Khi đói, trẻ sẽ bú ngoan hơn. Thực sự không phải như vậy. Trẻ sẽ chịu bú ngoan hơn khi cảm thấy thoải mái và không bị cơn đói “dày vò”.

Chọn núm vú bình giống ti mẹ

Những gì quen thuộc luôn khiến trẻ dễ dàng tiếp nhận. Trẻ hay có thiện cảm với núm vú bình sữa giống đầu ti và quầng vú mẹ.

Mẹ nên chọn núm vú cao su có độ rộng vì núm vú quá ngắn hoặc hẹp sẽ khiến trẻ khó mút. Mẹ có thể dốc ngược bình và chờ sữa nhỏ giọt để kiểm tra tốc độ sữa. Dòng chảy quá nhanh khiến bé sợ và có thể bị sặc. Ngược lại, bé sẽ khó chịu vì sữa chảy chậm nên chờ lâu.

thoi-gian-cho-tre-so-sinh-bu-binh

Thời gian một lần trẻ sơ sinh bú bình nên là bao lâu?

Tùy vào lượng sữa và nhu cầu của trẻ, thời gian trẻ bú sẽ khác nhau. Mỗi trẻ sẽ có 1 thể trạng khác nhau nên sẽ có mức sữa cần thiết khác nhau. Hoàn toàn không có một công thức hay giờ bú chuẩn nào có thể áp dụng cho tất cả trẻ sơ sinh.

Thời gian một lần trẻ sơ sinh bú bình nên là khoảng 15 phút. Nếu trẻ bú chưa đủ hoặc khi ăn dặm, trẻ ăn nhiều hơn, nghĩa là trẻ chưa bú đủ no. Lúc này, mẹ nên chú ý để pha nhiều sữa hơn để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Nếu trẻ buồn ngủ, mẹ có thể cho trẻ ợ hơi rồi cho bú lại. Một đêm trẻ sơ sinh nên được bú bình 2 lần. Khi trẻ lớn hơn, lượng bú đêm sẽ giảm xuống.

Khoảng cách thời gian giữa các cữ bú

Thông thường, các cữ bú của trẻ sơ sinh sẽ là 6 giờ, 8 giờ, 10 giờ…Tốt nhất, với trẻ sơ sinh, mẹ  nên cho trẻ bú 2 giờ một lần là vừa chuẩn. Với trẻ 4,5kg, 45 – 90ml sữa trong mỗi lần bú là lượng sữa chuẩn nhất.

3-4 giờ là thời gian dãn cách hợp lý nhất giữa các lần bú bình. Mẹ nên cho trẻ bú bình có kiểm soát, liều lượng vừa phải. Từ đó, mẹ cũng giúp trẻ tránh trường hợp phải dung nạp quá nhiều sữa.

Bé nên bú bình với lượng sữa bao nhiêu là phù hợp?

  • Trong tuần đầu tiên: mẹ nên cho trẻ bú thử từ 30 đến 60 ml sữa trong mỗi cữ bú. Cơ thể trẻ cần có thời gian để thích nghi với sữa nên không thể nạp lượng sữa quá nhiều được.
  • Nếu trẻ một tháng tuổi: mỗi ngày cần 400 đến 900 ml sữa. Mỗi cữ bú cần uống 90 đến 120 ml sữa.
  • Khi trẻ được 2 đến 6 tháng tuổi: mỗi ngày cần  khoảng 700 ml đến 1 lít sữa. Mỗi cữ bú cần uống 120 đến 180 ml sữa.
  • Sau 6 tháng tuổi: mỗi ngày cần khoảng 900 ml sữa. Mỗi cữ bú cần uống 180 đến 220 ml sữa. Thời điểm này mẹ nên tập trẻ ăn dặm.
  • Bé từ giai đoạn 9-12 tháng: mỗi ngày cần khoảng 800 – 1000 ml sữa. Kết hợp song song ăn dặm.

Có thể bạn chưa biết

Tập cho bé bú bình khi mẹ đi làm nên tập vào tháng mấy, tập như thế nào?

Lưu ý mẹ cần nhớ khi cho trẻ sơ sinh bú bình

Chọn núm vú bình sữa mềm

Thông thường, trẻ hay ngậm núm vú bình sữa một hồi lâu rồi mới chịu mút. Ban đầu, trẻ sẽ bú một lượng khá nhỏ, sau đó tăng dần lên. Chọn núm vú bình sữa thật mềm sẽ khiến bé dễ bú hơn. Từ cảm giác dễ chịu, bé sẽ bú được nhiều hơn.

Khử trùng dụng cụ

Ngay trong lần đầu tiên sử dụng, các dụng cụ như bình sữa, núm phải được khử trùng thật kỹ. Mẹ nên luộc các dụng cụ này trong nước sôi tối thiểu 5 phút. Sau đó, lau khô bằng khăn sạch. Kế tiếp, mẹ rửa trong nước nóng với xà bông cùng một bàn chải chuyên dụng là đảm bảo an toàn cho bé. Nếu sử dụng bình nhựa không bị biến dạng ở nhiệt độ cao, mẹ có thể dùng lò vi sóng, hoặc rửa sạch trong máy rửa chén để khử trùng.

Chỉ nên khử trùng trước mỗi lần pha sữa nếu mẹ dùng nước giếng. Ngược lại, mẹ không cần phải khử trùng nhiều lần như vậy.

thoi-gian-cho-tre-so-sinh-bu-binh

Làm ấm sữa

Sữa ấm sẽ khiến bé có vị giác tốt hơn. Mẹ có thể đặt bình sữa trong 1 tô nước nóng, đặt dưới vòi nước ấm, hoặc sử dụng bình giữ nhiệt để làm ấm sữa.

Tuyệt đối không làm ấm sữa bằng lò vi sóng mẹ nhé! Nhiệt độ quá cao sẽ khiến bình bị biến dạng và chất dinh dưỡng trong sữa bị phân hủy.

Quan tâm đến cảm xúc của trẻ

Khi bé uống sữa phát ra tiếng mút ồn ào, trẻ đã uống quá nhiều không khí. Cho bình sữa nghiêng 45 độ sẽ giúp trẻ uống được nhiều sữa hơn.

Dựng đứng bình sữa hoặc nằm thẳng bú bình sẽ khiến trẻ dễ bị nghẹt thở, hoặc sữa chảy vào tai. Điều chỉnh tư thế, trẻ sẽ bú được nhiều hơn và an toàn hơn.

Nhận biết dấu hiệu bé bú ít hơn nhu cầu

Theo thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh Bảo Toàn – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang, khi cho con bú bình, mẹ vẫn thắc mắc liệu có đủ nhu cầu của con hay không. Có 1 số dấu hiệu chứng tỏ mẹ cho bé bú ít hơn nhu cầu cần thiết, đó là:

Trẻ chậm tăng cân hoặc tăng cân không đạt tiêu chuẩn ở từng tháng. Hãy chú ý sau 2 tuần bú bình, nếu bé không tăng cân đạt tiêu chuẩn thì mẹ đang cho con bú ít hơn nhu cầu, cần tăng lên.

Bé đi tiểu ít và quan sát nước tiểu thì thấy không tron,g có màu vàng. Lượng nước đưa vào cơ thể trẻ sơ sinh chủ yếu là từ lượng sữa bú mỗi ngày nên nước tiểu ít chứng tỏ sữa bé bú không đủ lượng theo nhu cầu của bé.

Câu chuyện từ đối tác
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng

Bên cạnh bú mẹ, bú bình là một trong những cách quan trọng để trẻ khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh hơn. Chúc mẹ bỉm chọn được thời gian cho trẻ sơ sinh bú bình tốt nhất nhé!

Nguồn thông tin: Bé không chịu bú bình, phải làm sao? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

  • Cho trẻ bú bình – những sự thật về việc cho bú bình khiến mẹ phải giật mình
  • Cho bé bú bao nhiêu : Bú mẹ so với bú bình?
  • Top 10 bình sữa cho bé sơ sinh tốt nhất giúp con bú khỏe, dễ mút

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Nhi Le

  • Home
  • /
  • Giai đoạn phát triển
  • /
  • Thời gian cho trẻ sơ sinh bú bình như thế nào thì hợp lý?
Chia sẻ:
  • Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

    Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

  • Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

    Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

  • Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

    Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

  • Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

    Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it