X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Chị em nghĩ gì về đề xuất thiến hoá học để trừng phạt tội phạm ấu dâm tại Việt Nam?

Mất 6 phút để đọc
Chị em nghĩ gì về đề xuất thiến hoá học để trừng phạt tội phạm ấu dâm tại Việt Nam?Chị em nghĩ gì về đề xuất thiến hoá học để trừng phạt tội phạm ấu dâm tại Việt Nam?

Thiến hoá học đã và đang được một vài nước trên thế giới áp dụng để trừng phạt tội phạm ấu dâm. Và hiện một đại biểu đã đề xuất phương án này trong buổi họp Quốc Hội ngày 27/5/2020 đối với tội danh xâm hại tình dục trẻ em. Hãy xem các chị em phụ nữ có suy nghĩ gì về đề xuất này.

Thế nào là thiến hoá học? 

Theo giới chuyên môn, thiến hóa học là biện pháp tiêm (hoặc uống) hormone kháng hormone sinh dục nam testosterone, khiến nồng độ testosterone trong cơ thể giảm xuống mức thấp trước tuổi dậy thì. Từ đó làm giảm tới mức thấp nhất nhu cầu ham muốn về tình dục, thậm chí cả suy nghĩ về tình dục cũng biến mất.

Hình thức thiến hoá học này không kéo dài vĩnh viễn. Người tiêm thuốc phải thực hiện hàng tháng để duy trì và khả năng tình dục hoàn toàn hồi phục khi ngưng dùng thuốc. Các tác dụng phụ của thuốc bao gồm nguy cơ mắc bệnh tim, loãng xương, béo phì, trầm cảm,….

thien-hoa-hoc

Thực tế, hình thức trừng phạt “thiến hoá học” đối với tội phạm ấu dâm đã được nhiều quốc qua trên thế giới áp dụng. Có thể kể đến như: bang California, Georgia, Montana, Florida của Mỹ; Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Ba Lan… Indonesia và Hàn Quốc là 2 quốc gia tiên phong của châu Á áp dụng luật thiến hóa học.

Tuy nhiên, cần hiểu đúng là thuốc không có tác dụng vĩnh viễn! Người bị thiến hóa học sẽ phải tiêm thuốc hàng tháng, và hoàn toàn có thể tìm lại bản năng sau khi ngưng sử dụng thuốc. Vậy câu hỏi ở đây là: Tính an toàn của phương pháp này ra sao? Liệu có khả năng tội phạm tái diễn ham muốn phạm tội hay không?

Đề xuất hình phạt “thiến hoá học” cho tội phạm ấu dâm tại Việt Nam 

Tại buổi họp Quốc hội sáng 27/5, Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương bức xúc trước tình trạng lạm dụng tình dục ở trẻ nhỏ trong bối cảnh xã hội hiện nay. “Thi thoảng xã hội lại phải chứng kiến vụ bảo mẫu, thầy cô bạo hành, xâm hại trẻ với hành vi dã man, tàn khốc. Nhiều em cầu cứu, tố cáo, nhưng đâu đó vẫn thiếu vắng cơ chế bảo vệ hiệu quả, khiến chúng ta không khỏi hồ nghi liệu có bao nhiêu trẻ đang kêu cứu trong tuyệt vọng mà không được hồi đáp? Liệu còn bao nhiêu kẻ thủ ác tiếp tục phạm tội bởi pháp luật chưa đủ răn đe?”, ông Phương nói.

thien-hoa-hoc

Và ông đề xuất hình thức “thiến hoá học”, lao động công ích cùng với đề nghị công khai danh tính và ghi tội danh vào hồ sơ lý lịch để răn đe, đảm bảo an toàn cho trẻ. Ông kỳ vọng rằng với hình thức xử phạm mạnh tay này thì ít nhất có thể giảm một nửa số vụ xâm hại tình dục trẻ em so với hiện nay.

Ngoài ra, ông cũng có thêm nhiều ý kiến và đóng góp liên quan đến tình trạng điều tra ấu dâm như sau:

  • Sự có mặt của bác sĩ tâm lý, người giám hộ và ghi hình để dùng làm bằng chứng trước tòa khi lấy lời khai của trẻ bị xâm hại.
  • Cán bộ phụ trách lấy lời khai phải quan tâm đến tổn thương tâm lý của trẻ.
  • Phòng xử án các vụ xâm hại tình dục phải bố trí thân thiện, đảm bảo bí mật hình ảnh trẻ.

Những con số về tình trạng lạm dục tình dục trẻ em tại Việt Nam 

Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết từ năm 2015 đến 2019, cả nước xảy ra gần 8.500 vụ với 8.700 trẻ bị xâm hại, trong đó xâm hại tình dục gần 6.500 vụ, hơn 850 vụ bạo lực. “Trong 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ bị xâm hại tăng đột biến với 1.400 trẻ, trung bình mỗi ngày 7 trẻ trở thành nạn nhân”, bà Nga nói và cho rằng tình trạng này phản ánh thực tế người dân có ý thức hơn trong tố cáo hành vi.

Chị em nghĩ gì về đề xuất thiến hoá học để trừng phạt tội phạm ấu dâm tại Việt Nam?

Tuy nhiên, với tâm lý lo sợ con nhỏ bị bàn tán, nhiều bậc cha mẹ không dám trình báo và tố cáo tội phạm, nhất là khi đó là người thân trong nhà.

Ý kiến của Phó Thủ Tướng về vấn đề này 

Đáp lại các ý kiến thảo luận tại hội trường về vấn đề ấu dâm, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, Chính phủ sẽ thực hiện nghiêm túc những yêu cầu, khuyến cáo của đoàn giám sát và Quốc hội.  Một trong những giải pháp bảo vệ trẻ được ông Đam nhấn mạnh là xây dựng mô hình quản lý rủi ro và đưa ra quyết định dựa trên phân tích dữ liệu. “Muốn vậy, cần hệ thống hoá những nguy cơ và hình thành dữ liệu về trẻ em”, ông nói.

Ông cũng kêu gọi người dân bỏ các thói quen không còn phù hợp như “yêu cho roi cho vọt”, bao bọc trẻ hơn mức cần thiết, dẫn đến hạn chế lắng nghe trẻ.

Chị em nghĩ gì về đề xuất thiến hoá học để trừng phạt tội phạm ấu dâm tại Việt Nam?

Ý kiến của cộng đồng mạng về vấn đề này ra sao?

Đề xuất thiến hóa học của đại biểu quốc hội đã làm nảy lên rất nhiều ý kiến từ phía người dân. Có người đồng tình, người đề nghị thiến sinh học luôn và thậm chí có chị em đề nghị tử hình với tội phạm ấu dâm:

Chị em nghĩ gì về đề xuất thiến hoá học để trừng phạt tội phạm ấu dâm tại Việt Nam?

Chị em nghĩ gì về đề xuất thiến hoá học để trừng phạt tội phạm ấu dâm tại Việt Nam?

Chị em nghĩ gì về đề xuất thiến hoá học để trừng phạt tội phạm ấu dâm tại Việt Nam?

Chị em nghĩ gì về đề xuất thiến hoá học để trừng phạt tội phạm ấu dâm tại Việt Nam?

Lạm dụng tình dục trẻ em là vấn đề nhức nhối của xã hội. Ngoài biện pháp cứng rắn từ chính phủ, bậc làm cha làm mẹ cũng nên giáo dục giới tính cho trẻ. Đồng thời nên hướng dẫn trẻ biết phân biệt những tình huống nào là nhạy cảm và cách xử lý để bảo vệ an toàn cho bản thân.

Xem thêm:

  • Quy tắc Đồ Lót: Học mẹ Anh Quốc dạy con cách bảo vệ bản thân khỏi nạn ấu dâm?
  • Phòng tránh nạn ấu dâm, ba mẹ cần dạy trẻ những kỹ năng gì? 
  • Mại dâm trẻ em – Một thách thức về nhu cầu bệnh hoạn của xã hội

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

mInH.tHu

  • Home
  • /
  • Phong cách sống
  • /
  • Chị em nghĩ gì về đề xuất thiến hoá học để trừng phạt tội phạm ấu dâm tại Việt Nam?
Chia sẻ:
  • Cập nhật: 12 tỉnh thành cho học sinh nghỉ học phòng chống dịch Covid-19

    Cập nhật: 12 tỉnh thành cho học sinh nghỉ học phòng chống dịch Covid-19

  • Video: Bệnh nhân ở Đà Nẵng là ca 416 mắc Covid-19 ở Việt Nam

    Video: Bệnh nhân ở Đà Nẵng là ca 416 mắc Covid-19 ở Việt Nam

app info
get app banner
  • Cập nhật: 12 tỉnh thành cho học sinh nghỉ học phòng chống dịch Covid-19

    Cập nhật: 12 tỉnh thành cho học sinh nghỉ học phòng chống dịch Covid-19

  • Video: Bệnh nhân ở Đà Nẵng là ca 416 mắc Covid-19 ở Việt Nam

    Video: Bệnh nhân ở Đà Nẵng là ca 416 mắc Covid-19 ở Việt Nam

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn