Mẹ thèm chua khi mang thai liệu có ảnh hưởng đến bé?

Để không gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé, mẹ thèm chua khi mang thai không nên chỉ ăn mỗi đồ chua, mà cần có chế độ ăn hợp lý và đa dạng thực phẩm đầy đủ dưỡng chất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ thèm chua khi mang thai, dẫn đến việc ăn quá nhiều thực phẩm  vị chua có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bé. Vậy làm sao để hạn chế tình trạng này? Mẹ bầu nghén chua cần lưu ý những vấn đề gì? Tất cả sẽ có trong bài viết ngay sau đây!

Nội dung bài viết:

  • Nguyên nhân khiến bà bầu thèm chua
  • Hiện tượng thèm chua khi mang bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
  • Mẹ thèm chua khi mang thai sinh con trai hay gái?
  • 1 số lưu ý cho mẹ

Nguyên nhân khiến bà bầu thèm chua

Sự thay đổi hormone

Các chuyên gia cho biết, trong quá trình mang thai, cuống rốn của các mẹ bầu sẽ tiết ra hormone thúc tuyến tính màng lông. Hormone này có tác dụng ức chế bài tiết vị toan, làm giảm đáng kể lượng vị toan tiết ra, lâu dần sẽ khiến cho hoạt tính của men tiêu hóa giảm đi, từ đó ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và ham muốn ăn của mẹ.

Bạn có thể chưa biết:

Giải tỏa cơn thèm ngọt cho bà bầu 3 tháng đầu với 6 loại bánh giàu dinh dưỡng

Sự thật về cảm giác thèm ăn khi mang thai có thể bạn chưa biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thèm chua là phản ứng của cơ thể giúp giảm cảm giác ốm nghén

Đây chính là nguyên nhân vì sao mẹ bầu thường xuất hiện cảm giác buồn nôn và chán ăn. Theo đó, việc ăn một chút đồ ăn có vị chua có thể giúp cơn buồn nôn lập tức giảm ở mức độ khác nhau. Bởi vị chua có thể làm kích thích dạ dày tiết ra dịch dạ dày, đồng thời có khả năng nâng cao hoạt tính của men tiêu hóa, thúc đẩy ruột co bóp và tăng cảm giác thèm ăn, có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. 

Bên cạnh đó, tình trạng nghén chua thường xuất hiện ở tháng thứ 2 - 3 của thai kỳ. Đây là giai đoạn thai nhi cần rất nhiều dưỡng chất cho những sự phát triển quan trọng đầu tiên. Men acid trong thực phẩm chua có tác dụng hỗ trợ phân giải sắt bậc cao tốt hơn, giúp bé dễ hấp thụ và sử dụng.

Thèm chua khi mang thai có ảnh hưởng đến bé?

Có thể thấy, thèm ăn chua là một biểu hiện nhằm thông báo rằng cơ thể của mẹ và bé cần được bổ sung nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên, các trường hợp mẹ nghén nặng lại không hề tốt. 

Cụ thể khi đó, mẹ chỉ thèm ăn đồ chua thay vì phải đa dạng thực phẩm để đảm bảo cân bằng dưỡng chất, gây thiếu hụt những chất cần thiết cho thai nhi, khiến bé không thể phát triển khỏe mạnh bình thường. Mặt khác, bản thân thai phụ khi ăn chua quá nhiều cũng dễ bị đau dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.

Nếu mẹ bầu thèm chua biết cân bằng, ăn chua kết hợp với những loại thực phẩm khác đầy đủ dinh dưỡng thì có thể mang lại nhiều lịch ích tuyệt vời như:

  • Kích thích vị giác giúp mẹ ăn ngon miệng.
  • Tăng cường sức đề kháng.
  • Bổ sung vitamin C cho sự hình thành các bộ phận và các tế bào quan trọng của bé.
  • Giảm tình trạng mệt mỏi, ốm nghén.
  • Cung cấp acid giúp cơ thể dễ hấp thu sắt, giảm nguy cơ bị thiếu máu thai kỳ.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thèm chua là sinh con trai hay con gái? Mẹ ăn nhiều đồ chua có sao không?

5 cách tốt nhất giúp mẹ bầu không còn thèm thuồng đồ ăn ngọt

Mẹ bầu thèm chua sinh con trai hay gái?

Bên cạnh những thắc mắc liên quan đến sức khỏe khi mẹ bầu thèm chua, nhiều chị em cũng băn khoăn không biết liệu thèm chua là mang thai con trai hay con gái. Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ bầu thèm chua là dấu hiệu sinh con trai. Mẹ bầu nếu thèm đồ ăn có vị chua như cóc, xoài xanh, me... thì có khả năng sinh con trai cao.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên đây chỉ là kinh nghiệm dân gian được truyền miệng chứ chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh, các mẹ chỉ nên tham khảo cho vui. Để biết chính xác giới tính thai nhi, mẹ có thể thực hiện nhiều cách theo khoa học như siêu âm xác định giới tính thai nhi, xét nghiệm ADN ngoại bào, chọc ối, lấy mẫu lông nhung màng đệm...

Cũng lưu ý là dù là con trai hay con  gái thì các mẹ cũng không nên đặt nặng vấn đề giới tính mà cần chú tâm nuôi dạy con thật tốt nhé.

Một số lưu ý khi mẹ bầu bị nghén chua

1. Mẹ bầu nghén chua nặng phải làm sao?

Như đã đề cập ở trên, khi có bầu thèm chua khi mang thai quá nặng, dẫn đến việc chỉ ăn đồ chua sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Để giảm tình trạng này, mẹ có thể áp dụng một số cách như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý: Khi bị nghén chua nặng, mẹ thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất hằng ngày. Trường hợp này, mẹ có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có được thực ăn đa dạng mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng nhé.
  • Hạn chế ăn những món có mùi vị kích thích: Phụ nữ khi mang thai thường dễ bị buồn nôn, khó chịu với các mùi vị thức ăn như hải sản, đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán,... Do đó, mẹ hãy tạm tránh xa những món ăn này.
  • Chia nhỏ các bữa ăn: Mẹ nghén chua nặng thường không ăn được các loại thực phẩm khác ngoài đồ chua. Vì thế, việc chia nhỏ các bữa ăn có thể giúp mẹ dễ ăn hơn và đảm bảo dinh dưỡng.

2. Lưu ý trong chế độ ăn uống

Khi thèm chua khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Hạn chế tối đa thực phẩm ủ muối, lên men.
  • Sử dụng thức ăn chua ở mức độ vừa phải.
  • Chọn ăn những thực phẩm chua là trái cây, rau xanh để cung cấp thêm các loại vitamin và khoáng chất khác.
  • Không dùng trực tiếp nước cốt chanh hoặc thực phẩm quá chua.
  • Uống nước chanh, cam, bưởi hoặc quất cần pha thêm đường vừa đủ để tránh hại dạ dày.
  • Thực phẩm chua chỉ là một phần dinh dưỡng, hãy kết hợp với những loại thực phẩm chứa vitamin, đạm, sắt,...

Những món ăn chua tốt cho mẹ bầu

Sau đây là những món ăn chua vừa giúp thỏa mãn cơn nghén của mẹ, vừa rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé:

  • Các loại trái cây có vị chua: Xoài, bưởi, cam, quýt, dâu là những loại trái cây rất tốt để bù nước cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể tránh khỏi bệnh tật. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý không nên ăn quá nhiều một lúc.
  • Sữa chua: Là loại thức ăn rất bổ dưỡng, không hại dạ dày mà lại rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Ăn sữa chua còn giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như béo phì, cao huyết áp.
  • Canh chua: Những món canh có vị chua thanh sẽ giúp kích thích mẹ bầu ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, canh chua còn chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Tóm lại, để không gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé, mẹ thèm chua khi mang thai không nên chỉ ăn mỗi đồ chua, mà cần có chế độ ăn hợp lý và đa dạng thực phẩm đầy đủ dưỡng chất. Chúc mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh!

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Đỗ Vy