Thảo mộc thiên nhiên vốn đã được biết về công dụng tuyệt vời dành cho sức khỏe. Giai đoạn này trong năm, thời tiết đã dần trở lạnh. Bạn phải luôn nhớ mặc đủ ấm và mang theo thuốc cảm lạnh bên người. Tuy nhiên, có lẽ bạn đã mệt mỏi với những cơn buồn ngủ do tác dụng phụ của Tylenol Cold. Nếu vậy, hãy tìm hiểu về các loại thực vật giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Đồng thời, tạo nên lớp lá chắn mạnh mẽ chống lại bệnh tật.
Theo Sarah Corbett, nhà nghiên cứu thảo dược lâm sàng có trụ sở tại Atlanta cho biết: “Các nghiên cứu đã bắt đầu ghi nhận hiệu quả của các vị thuốc dân gian đã sử dụng từ hàng trăm năm”. Dưới đây là sáu loại thảo mộc thiên nhiên giúp chúng ta phòng bệnh hiệu quả.
1. Cây cơm cháy
Có thể, bạn đã tình cờ thử cây cơm cháy dưới nhiều hình thức khác nhau. Loại quả mọng màu tím này thực sự được ưa chuộng trong vài năm vừa qua.
Còn được gọi là sambucus, cây cơm cháy giúp tăng cường hệ miễn dịch, kháng khuẩn, chữa nhiễm trùng do vi khuẩn,… Bằng chứng cho thấy cây cơm cháy cũng có hiệu quả trong điều trị cúm.
Cây cơm cháy giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, chống nhiễm khuẩn hiệu quả
Bạn có thể thấy cây cơm cháy được chiết xuất dưới dạng siro, các loại rượu và viên ngậm. Theo Corbett, chúng ta nên dùng phương thuốc này mỗi ngày một lần để ngăn ngừa bệnh tật. Khi bạn bị bệnh, có thể sử dụng chiết xuất từ cây cơm cháy cách vài giờ một lần.
Cây cơm cháy được xem như một biện pháp chữa bệnh an toàn. Tuy nhiên, đừng sử dụng hết cả chai cùng lúc. Một muỗng cà phê siro là đủ dùng rồi. Hãy bảo quản siro trong tủ lạnh nhé. Không nên sử dụng sản phẩm từ cây cơm cháy nếu bạn đang bị rối loạn tự miễn dịch nào.
2. Cây cúc dại
Một loại thảo mộc thiên nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch nổi tiếng khác là cây cúc dại. Nó giúp kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra những kháng thể tự nhiên chống lại bệnh tật. Một phân tích tổng hợp năm 2015 đã kết luận rằng cây cúc dại mang lại hiệu quả đối với những người có chức năng miễn dịch thấp. Thậm chí, nó còn giúp giảm nguy cơ cảm lạnh tới 35%.
Corbett chia sẻ cây cúc dại phát huy công dụng tốt nhất khi bạn sử dụng ngay khi vừa bắt đầu cảm thấy ngứa ở cổ. Thay vì, lúc đang diễn ra cơn đau. Cây cúc dại có thể ở dưới dạng bào chế thuốc viên hay trà thảo dược. Hoặc tìm mua thảo dược Echinacea angustifolia được chiết xuất toàn bộ từ thực vật, dễ dàng được cơ thể hấp thụ.
Lưu ý, nếu bạn bị dị ứng phấn hoa, bạn cũng có thể nhạy cảm với cây cúc dại. Vì vậy, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng dị ứng như ngứa, nổi mề đay, hoặc tắc nghẽn gia tăng, hãy ngừng dùng thuốc ngay lập tức.
3. Gừng
Gừng được biết đến như một loại thảo mộc thiên nhiên có công dụng làm dịu bớt các cơn đau dạ dày. Đồng thời, nó cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể trong mùa lạnh.
Gừng được biết đến như một vị thuốc dân gian với nhiều công dụng đối với sức khỏe
Loại cây đa công dụng này với khả năng kháng khuẩn, kháng sinh và chống viêm hiệu quả được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể nhâm nhi ly trà gừng hay ép chúng làm nước uống. Hoặc thêm gừng vào trong các món ăn của gia đình.
Gừng được đánh giá khá an toàn khi sử dụng trong nấu ăn hay như một phương thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ăn quá 2 gram gừng khô mỗi ngày.
4. Tỏi
Tỏi là một loại gia vị thường được dùng trong nấu ăn giúp món ăn thêm phần thơm ngon. Bên cạnh đó, nó còn giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và tăng hiệu quả hoạt động của các tế bào bạch cầu.
Tỏi thực sự rất dễ sử dụng. Ăn tỏi mỗi ngày để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Khi bị ốm, bạn nên ăn nhiều tỏi hơn để nhanh chóng khỏi bệnh. Chẳng hạn như làm món súp tỏi, ăn một vài tép tỏi sống,…
Loại thảo mộc thiên nhiên này khá an toàn và phù hợp với hầu hết các đối tượng. Tuy nhiên hãy thận trọng khi ăn tỏi nếu bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu.
5. Nước táo lên men
Loại chất lỏng còn có tên gọi Master Tonic là hỗn hợp của tỏi, gừng, hành tây, cải ngựa và ớt cay được ngâm trong giấm táo. Đôi khi người ta còn cho thêm vào nước táo các thành phần khác như: nghệ, chanh, hương thảo,…
Nước táo lên men có công dụng làm ấm cơ thể và phòng chống bệnh tật.
Nước táo lên men có hiệu quả trong việc làm ấm cơ thể và chống nhiễm trùng nhờ có chứa ACV lên men. Khá dễ để sử dụng nước táo lên men trong thực đơn của cả gia đình. Bạn có thể dùng nó để làm salad cho bữa tối, trộn nó cùng cơm hay quinoa,…
Hãy cẩn thận khi sử dụng nước táo lên men nếu bạn bị chứng trào ngược hay có tiền sử loét dạ dày.
6. Thảo dược thích nghi (Adaptogens)
Chắc hẳn, bạn đã biết về cụm từ thông dụng này trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, một số người vẫn không thể hiểu rõ về ý nghĩa chính xác của nó.
Về cơ bản, chất thích nghi là thảo dược trị liệu hỗ trợ cơ thể chống lại sự căng thẳng và giảm stress. Adaptogens khá hữu dụng đối với người thường xuyên bị bệnh hoặc trong thời gian căng thẳng, đi lại. Hay người thường phải tiếp xúc nhiều với mầm bệnh (thảo dược thích nghi dùng để phòng ngừa bệnh hàng ngày.
Adaptogens giúp cơ thể chống lại sự căng thẳng, giảm stress
Sâm Ấn Độ (Ashwagandha), nấm linh chi reishi và húng quế đều là những loại thảo dược giúp tăng cường hệ miễn dịch. Do chúng kích thích sự phát triển của các tế bào lympho và bạch cầu trong cơ thể, củng cố hệ thống miễn dịch chống lại virus.
Bạn có thể mua nấm linh chi reishi dưới dạng bột và trộn với đồ ăn hoặc đồ uống. Liều lượng an toàn khi dùng là một muỗng bột nhỏ. Tốt nhất không nên dùng ashwagandha nếu bạn đang sử dụng hormone tuyến giáp như Synthroid.
Húng quế có thể được chiết xuất thành chất lỏng và làm ngọt bằng mật ong. Tuy nhiên, theo Corbett đừng dùng nó nếu bạn đang mang thai.
Làm thế nào để sử dụng thảo mộc thiên nhiên đúng cách?
Corbett cho rằng nhiều người đều nghĩ rằng các vị thuốc thảo dược không có tác dụng nhiều đối với cơ thể. Nhưng, đó là do họ đã không sử dụng đủ liều lượng.
Một tách trà ướp lạnh mua ở cửa hàng tạp hóa mỗi ngày cơ bản sẽ không giúp ích gì cho hệ thống miễn dịch của bạn chống lại vi khuẩn. Đặc biệt là khi bạn đã xuất hiện các triệu chứng bệnh. Nếu bạn dùng trà thảo mộc đúng cách, bạn phải ngâm nó lâu hơn hoặc sử dụng nhiều nguyên liệu thảo dược hơn.
Lời khuyên dành cho bạn
Khi nghi ngờ về liều lượng hoặc muốn biết một loại thảo dược có thích hợp với bạn không, hãy tham khảo ý kiến một nhà thảo dược lâm sàng được đào tạo, bác sĩ hay những nguồn đáng tin cậy khác về thuốc tự nhiên. Nhớ rằng nên gặp dược sĩ hay bác sĩ của bạn nếu có ý định sử dụng thuốc từ thảo mộc và thuốc theo toa.
Mỗi người có một nền tảng sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể tự cải thiện thể trạng sức khỏe của mình theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như: ngủ đủ giấc, ăn thực phẩm tươi, tập thể dục đều đặn,… Corbett cho biết không có loại thảo mộc nào thay thế được cho một lối sống khỏe mạnh. Nó có thể giúp bạn cảm thấy khỏe hơn nhưng đó không phải là tất cả. Cơ thể bạn đủ thông minh để gửi cho bạn thông điệp về những gì nó cần. Hãy nhớ lắng nghe nhé.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!