Bạn có biết những nguyên liệu thiên nhiên này lại là thảo dược quý trong Đông Y. 5 loại thảo dược chữa bệnh sau đây sẽ giúp gia đình bạn tăng sức đề kháng, đập tan các triệu chứng khô mắt, đau họng do thời tiết, ô nhiễm không khí.
-
Trà hoa cúc
Thảo dược chữa bệnh
Trong Đông y, trà hoa cúc là có nhiều tác dụng y học như chữa đau họng, hạ sốt, giảm mụn do có tính mát.
Thành phần chính có trong trà hoa cúc là bisalobol (levomenol) có tác dụng chống kích ứng, chống viêm và chống nhiều loại vi khuẩn. Tinh dầu hoa cúc còn giúp thư giãn tinh thần, giảm nhức đầu và tăng cường trí nhớ hiệu quả.
Cách uống trà hoa cúc đúng cách
Sau khi ăn là thời điểm thích hợp để uống một ly trà hoa cúc. Do sau khi ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn mặn, cơ thể sẽ cần nhiều thời gian để tiêu hóa. Một cơ thể bình thường cần ít nhất khoảng 4 giờ để tiêu hóa tốt các thức ăn chứa dầu mỡ.
- Thả vài bông hoa cúc vào cốc và đổ nước nóng. Hãm trong trong 20 phút trước khi uống uống trà.
- Trà hoa cúc mật ong. Cho trà hoa cúc vào bình, tráng qua nước sôi. Sau đó bắt một nồi nước sôi rồi cho hoa cúc vào. Đun nhỏ lửa trong vòng 5 phút. Sau khi đun xong bạn đổ ra ly và cho mật ong vào. Nên uống trước khi đi ngủ sẽ giúp ngủ sâu giấc hơn.
Lưu ý: Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng không nên sử dụng quá nhiều, quá liều lượng. Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên sử dụng từ khoảng 1 – 2 ly trà hoa cúc/ngày
-
Mộc nhĩ trắng (Ngân nhĩ)
Thảo dược chữa bệnh
Mộc nhĩ trắng được biết là có khả năng chống nhiễm trùng và viêm trong cơ thể, cũng như cải thiện hệ thống miễn dịch. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, nó thường được sử dụng để làm giảm ho khan, do khói bụi.
Mộc nhĩ trắng cũng rất tốt cho người có hội chứng âm hư nội nhiệt, biểu hiện bằng các dấu hiệu như người gầy, miệng khô họng khát, đầu choáng, mắt hoa, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực bức bối không yên, hay ra mồ hôi trộm, ngủ kém, dễ mộng mị, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ…
Cách sử dụng
- Để bồi bổ cơ thể, trị các bệnh phổi thể âm hư có ho khan, ho ra máu có thể làm theo công thức sau: Mộc nhĩ trắng 25 g, đường phèn 250 g. Mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở hết rồi rửa sạch, cắt bỏ chân, cho vào bát cùng đường phèn và nước, chưng cách thủy trong 30 phút, chia ăn vài lần.
- Trị chứng mất ngủ, buồn phiền, rạo rực, miệng khô, họng khát. Mộc nhĩ trắng 10 g, hạt sen tươi 30 g, nước luộc gà và gia vị vừa đủ. Mộc nhĩ làm sạch rồi luộc cho đến khi thật trong thì vớt ra. Hạt sen bóc bỏ vỏ ngoài và tâm rồi đem hầm với nước luộc gà, khi chín thì đổ mộc nhĩ trắng vào, chế thêm gia vị rồi dùng làm canh ăn.
Lưu ý: Ngân nhĩ nên chia ăn nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng không tiêu hóa hết. Người bị cảm cúm, phong hàn, người đại tiện lỏng không nên dùng.
-
Quả lê
Đông y cũng cho rằng lê có vị ngọt, hơi chua, tính mát có tác dụng tạo nước bọt, nhuận táo, thanh nhiệt, tiêu đờm nên chữa được các chứng khát nước, nước bọt ít do nhiệt. Y học hiện đại nghiên cứu về quả lê cũng ghi nhận lê có tác dụng hạ huyết áp, bệnh tim, chữa chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai…
Trong lê chứa nhiều chất như đường, các vitamin… Bởi vậy, với người bị viêm gan, xơ gan, ăn lê sẽ có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh, giải nhiệt trong cơ thể và phổi, giảm khô mắt, mũi và cổ họng.
Cách sử dụng quả lê trị ho hiệu quả
- Ho khan do phế nhiệt: bạn dùng một vài quả lê gọt vỏ giã nhỏ, cho đường phèn vào và chưng cách thủy đến khi tan đường. Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho.
- Ho nhiều đờm có máu: bạn dùng 1,5kg lê bỏ hạt. Sau khi ninh thành cao, bạn cho mật ong với lượng vừa phải vào và trộn đều. Mỗi lần uống, bạn hòa tan 2–3 thìa con với nước sôi.
- Chữa khàn, mất tiếng: Dùng tuyết lê giã lấy nước. Ngậm nước này trong họng, ngày vài lần sẽ khỏi mất tiếng.
-
Đậu xanh
Theo Đông y, đậu xanh vị ngọt tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải thử, lợi thủy, chỉ khái, thanh can minh mục, giải nhiệt độc dược.
Đậu xanh cũng là một nguồn cung cấp protein cao, chất xơ, chất chống oxy hóa rất có lợi cho sức khỏe. Vừa giúp giải nhiệt, đậu xanh có thể làm giảm các triệu chứng “nóng” như đau mắt, khô họng và ho.
Cách sử dụng:
- Sử dụng tỷ lệ 1 cốc đậu xanh với 8 cốc nước. Ngâm từ 3 đến 4 tiếng, đun sôi, sau đó đun trong 45 phút. để nguyên cả vỏ, cho nước nấu nhừ, thêm ít đường phèn và ăn.
- Giá đỗ xanh từ 300-500g, rửa sạch, giã nát, đổ thêm chút nước đun sôi để nguội vào, chắt lấy nước uống. Công thức này chữa ho, khản cổ rất tốt.
-
Củ mã thầy (Năng ngọt)
Thảo dược chữa bệnh
Theo dược học cổ truyền, mã thầy vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, có thể làm dịu khô mắt và cổ họng, và giảm các triệu chứng ho
Các công dụng khác của mã thầy còn là giải nhiệt (do sốt cao mất nước, tiểu ra máu do huyết nhiệt…), viêm phế quản, viêm họng… do đàm nhiệt), ung thũng sang độc (mụn nhọt, viêm loét da niêm mạc, nhọt độc…), mụn cóc…
Cách sử dụng:
- Cách dùng mã thầy rất đơn giản, có thể ép nước, sắc hãm, ngâm rượu, sao tồn tính để uống hoặc giã đắp, sao tồn tính để dùng ngoài. Dễ nhất là ăn như một loại trái cây hoặc cắt thành miếng nhỏ và đun sôi nó.
- Bài thuốc mã thầy để chữa ho gà. Mật ong 50g, màng trong mề gà (sao vàng tán bột) 10g, tỏi 10g (ép lấy nước), mã thầy 500g (ép lấy nước), cho vào một lượng nước đun sôi, chia 2 lần uống, mỗi lần 2 thìa cà phê.
Chú ý: Người tỳ thận hư hàn, trẻ em hay đái dầm, không được dùng mã thầy. Hơn nữa, vì mọc trong bùn, vỏ ngoài củ mã thầy dễ bị ấu trùng sán lá bám vào, nên phải rửa sạch củ và chần qua nước sôi, rồi mới gọt ăn.
Theo SHAPE
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!