Tác hại của bụi siêu mịn lên sức khỏe người lớn và đặc biệt là trẻ em là vô cùng khó lường. Mẹ có biết bụi siêu mịn PM 2.5 hay bụi phân tử với kích thước siêu nhỏ vượt quá khả năng khảo sát và đo lường của Việt Nam. Loại bụi cao nhất chúng ta có thể khảo sát được chỉ dừng ở PM 10 với kích thước lớn. Khẩu trang được kỳ vọng sẽ hạn chế thực trạng ô nhiễm không khí, song đó là câu chuyện với bụi có kích thước lớn (PM10). Còn bụi siêu mịn PM 2.5 thì lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Hãy cùng đọc để tìm hiểu thêm:
- Bụi siêu mịn là gì?
- Tác hại của bụi siêu mịn đến sức khỏe
- Bụi mịn nguy hiểm thế nào đối với trẻ em?
- Những cách ngăn ngừa và giảm tác hại của bụi siêu mịn.
Bụi siêu mịn là gì?
Mắt thường không thể nhìn thấy bụi siêu mịn
Theo PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn, nguyên hiệu trưởng ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, PM (particulate matter) còn gọi hạt bồ hóng trôi nổi trong không khí có kích thước và mật độ được tính bằng đơn vị micromet (μm). Loại bụi có đường kính 10 μm gọi là PM10 là bụi mịn – đây là loại mà Việt Nam có thể khảo sát và đo lường được.
Bạn có thể chưa biết:
Gần 500 nghìn trẻ sơ sinh tử vong do ô nhiễm không khí, cha mẹ nên cảnh giác với môi trường hiện nay
Các chất ô nhiễm trong nhà có ảnh hưởng đến sức khỏe
Tuy nhiên, bụi siêu mịn còn nhỏ hơn cả bụi mịn. Bụi siêu mịn không thể thấy bằng mắt thường, kích thước bụi siêu mịn chỉ bằng 1/50 đường kính của 1 sợi tóc. Các loại bụi này hầu hết sinh ra từ khí thải giao thông (xe buýt, xe máy, xe hơi). Trong đó, sinh bụi nhiều nhất là từ xe chạy bằng dầu, ở công trình xây dựng, các nhà máy điện, từ đốt gỗ hoặc đốt rác, các nhà máy công nghiệp…
Bụi siêu mịn cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe con người
Sự khác nhau giữa bụi mịn và bụi siêu mịn
Như chúng ta đều biết, quá trình hô hấp là đưa oxi vào phổi. Tại phổi, oxi tiếp xúc với máu. Trong máu có chất hemoglobin, chất này kết hợp với oxi, mang oxi đến các tế bào.
Tuy nhiên, quá trình kết hợp này sẽ bị bụi PM 2.5 kết hợp với CO hay SO2, NO2 ngăn cản khiến cho tế bào thiếu oxi – là căn nguyên gây ra kích ứng mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở, viêm phế quản mạn tính, suy giảm chức năng phổi và làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim.
Ngoài ra, bụi siêu mịn PM 2.5 còn ảnh hưởng đến cấu trúc của ADN do lượng oxi bị cản trở làm hủy hoại tế bào.
Ngoài ra, các kim loại chuyển tiếp trong thành phần bụi như Cr, Cd, Ni, As và chất aldehyde cũng gây cản trở cơ chế sửa lỗi của DNA gây nên bệnh ung thư phổi.
Bụi siêu mịn là một trong những tác nhân gây sinh non ở thai phụ
Đặc biệt lưu ý: Bụi siêu mịn làm tăng nguy cơ sinh non cho các thai phụ!!!
Tác động trực tiếp đến làn da con người
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Piao, Ahn và Kang đăng tải trên tạp chí điện tử Springer e-Journals cho thấy, bụi siêu mịn PM 2.5 làm tổn thương da thông qua cơ chế làm mất cân bằng ô-xi hoá, dẫn đến sự phá hủy của nhiều tế bào quan trọng như mạng lưới nội chất, ti thể, tiêu thể.
Những hậu quả khôn lường mà bụi này gây ra không chỉ dừng ở góc độ thẩm mỹ mà còn là sức khỏe của làn da, từ viêm da như nổi mề đay, nổi mụn đến mất độ ẩm, tăng sắc tố da khiến da xuất hiện nhiều vết nâu đen.
Bạn có thể chưa biết:
Ô nhiễm không khí gây ra những bệnh gì? Cách phòng tránh bệnh như thế nào?
Đối phó với ô nhiễm không khí, tạo không gian chơi trong nhà an toàn cho con
Cơ chế xâm nhập của bụi siêu mịn
Bụi siêu mịn PM 2.5 còn gây tắc nghẽn lỗ chân lông, làm suy giảm các chức năng da, dẫn đến nhiều dấu hiệu lão hóa sớm như nếp nhăn hay da chảy xệ, mất đi độ đàn hồi, đồng thời da sẽ trở nên nhạy cảm hơn, là môi trường đắc địa cho vi khuẩn tấn công, dẫn đến nhiễm trùng.
Trẻ em chịu tác động gấp đôi từ bụi siêu mịn!
Lẽ dĩ nhiên, các loại bụi, đặc biệt là bụi siêu mịn PM 2.5 tác động rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Cùng một nồng độ khí ô nhiễm hít phải, lượng chất trực tiếp đi vào cơ thể trẻ em có thể cao gấp 2 lần người lớn do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ.
Bụi siêu mịn cực kỳ nguy hiểm với trẻ nhỏ
Nguy hiểm hơn, trẻ em càng sống gần mặt đường, gần các công trình xây dựng hay nhà máy công nghiệp, nguy cơ mắc phải các bệnh hô hấp càng cao, từ 19-25% so với bình thường. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó phát triển chiều cao toàn diện nếu liên tục sống trong môi trường ô nhiễm.
Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng, yếu tố môi trường không khí cũng tác động rất lớn đến chiều cao của trẻ. Thường những trẻ em sống gần các khu vực nói trên rất còi cọc và chiều cao hạn chế.
Hà Nội đứng thứ hai trong danh sách các quốc gia…bị ô nhiễm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, người dân Hà Nội đang phải tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm và ô nhiễm môi trường xếp thứ hai trong số 23 thành phố được khảo sát ở Đông Nam Á.
Cụ thể hơn, trong 3 tháng gần đây, nồng độ bụi PM2.5 trong không khí ở thủ đô Hà Nội lên tới con số 63,2 µg/m3, gần gấp đôi TP HCM. Bình quân 91% số ngày trong thời gian trên, thực trạng ô nhiễm không khí của Hà Nội vượt tiêu chuẩn cho phép của WHO. Kết quả này dựa trên dữ liệu thu thập tại trạm quan trắc chất lượng không khí của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội.
Bụi siêu mịn bủa vây các thành phố lớn
Dự báo của Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội cho thấy, tỷ lệ người dân bị viêm phổi, nhập viện vì khó thở, tim mạch… có thể tăng gấp đôi vào năm 2020 nếu không có biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm.
Đối phó với bụi siêu mịn như thế nào để bảo vệ sức khỏe trẻ ?
Như đã nói ở trên, các loại khẩu trang tại Việt Nam không thể ngăn cản bụi siêu mịn PM 2.5 xâm nhập vào cơ thể con người. Để bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ này, các gia đình nên:
- Tránh cho trẻ em ra ngoài trong giờ cao điểm giao thông, tuyệt đối hạn chế trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Với trẻ sống gần khu công nghiệp, quốc lộ, tỉnh lộ, công trình xây dựng, cha mẹ nên thường xuyên cho trẻ đi chơi biển, tiếp xúc với cây xanh, môi trường thiên nhiên để cân bằng cơ thể.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý để duy trì lớp niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa, chống tổn thương tế bào, tăng cường hệ miễn dịch. Các loại đồ ăn được khuyến cáo là rau xanh, trái cây giàu vitamin A, vitamin C và beta-caroten (bơ, khoai lang, cà rốt, đu đủ, súp lơ xanh, gan động vật, cá, trứng, sữa…
- Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa. Nên trang bị máy lọc không khí trong nhà. Máy lọc không khí hoạt động như 1 màng lọc bụi để giữ lại 1 số vi khuẩn bám trên bụi, tỏa không khí sạch và tạo độ ẩm cho không gian trong nhà, từ đó góp phần làm nơi ở sạch hơn, hạn chế vi khuẩn và cũng giúp cơ thể ít có nguy cơ nhiễm bụi mịn hay bụi siêu mịn hơn.
- Cách chống bụi siêu mịn về lâu dài là giữ gìn môi trường công cộng, ưu tiên chọn các phương tiện di chuyển công cộng và sử dụng nhiên liệu gần gũi với thiên nhiên để giảm khí thải…
Theo Tuổi Trẻ, Boneco
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!