Thai nhi quay đầu mấy lần trong khoảng thời gian thai kỳ là tò mò của nhiều bà mẹ? Đồng thời thắc mắc về khi nào thai nhi quay đầu và các vị trí ngôi thai cũng sẽ được bật mí trong bài viết này.
Khi nào thai nhi quay đầu?
Hầu hết các thai nhi quay đầu khi chạm mốc 32 – 36 tuần của thai kỳ và đây là quãng thời gian lý tưởng nhất. Tuy nhiên khi nào thai nhi quay đầu thì cũng tuỳ thuộc vào từng bé. Một số em bé bắt đầu quay đầu xuống ngay cả sau 37 tuần. Và một tỷ lệ nhỏ mới bắt đầu quay đầu xuống khi người mẹ chuyển dạ.
Một trong những thắc mắc khá thú vị từ các thai phụ là thai nhi quay đầu mấy lần trong thai kỳ. Chúng ta sẽ bàn đến vấn đề này sau khi tìm hiểu về các vị trí ngôi thai của bé nhé.
Các vị trí ngôi thai khi thai nhi quay đầu
- Ngôi thai thuận: là vị trí mà đầu em bé hơi chúc xuống, mặt hướng về phía lưng của mẹ. Cằm của em bé sẽ chạm vào ngực và đầu em bé sẽ chuẩn bị đi vào vùng chậu của mẹ. Đây là vị trí thai nhi quay đầu lý tưởng để có cuộc “vượt cạn” an toàn nhất.
- Ngôi chẩm sau: thai nhi quay đầu xuống, nhưng mặt của em bé lại quay về hướng bụng của mẹ, thay vì quay về hướng lưng.
- Ngôi ngang: vị trí khi em bé nằm ngang trong tử cung, do vậy, phần vai của em bé sẽ là phần ra trước.
- Ngôi mông: là vị trí mà mông hoặc chân của em bé sẽ ra trước, phần đầu sẽ ra sau cùng. Có ba loại ngôi mông khác nhau. Mẹ có thể xem hình bên dưới, sẽ thấy rõ sự khác biệt.
Việc xác định được vị trí thai nhi quay đầu trong những tuần cuối thai kỳ rất là quan trọng. Vì phụ thuộc vào ngôi thai, các biến chứng cho mẹ và bé có thể xảy ra trong quá trình sinh nở. Do đó, việc khám thai là điều mẹ nên thực hiện để đảm bảo được bác sĩ theo dõi, can thiệp và tư vấn các biện pháp cải thiện và sinh nở.
Thai nhi quay đầu mấy lần trong thai kỳ?
Vị trí của em bé trong bụng mẹ trong 9 tháng 10 ngày có thể thay đổi thường xuyên. Thai nhi quay đầu và di chuyển khắp nơi trong bụng mẹ trong tam ca tứ nguyệt thứ nhất và thứ hai. Thực tế, bé khá là “tăng động” đấy. Và thường vị trí cũng sẽ thay đổi trong ba tháng cuối của thai kỳ.
Thai nhi quay đầu mấy lần trong thai kỳ ta không thể đếm và biết hết được. Trước thời điểm chuyển dạ, mẹ không cần phải lo lắng về vị trí của em bé trong bụng. Nhưng khi cảm thấy sẵn sàng để chào đời, vào tầm tuần thứ 36, thai nhi quay đầu xuống.
Thỉnh thoảng, một em bé có thể không ở đúng vị trí để sinh. Nó rất quan trọng để biết nếu em bé của bạn không ở vị trí trước mắt ngay trước khi sinh. Vị trí chính xác của em bé có thể dẫn đến các biến chứng trong khi sinh.
Một số phương pháp mẹ có thể áp dụng để giúp con quay đầu đúng tư thế
Không phải lúc nào thai nhi quay đầu cũng ở vị trí lý tưởng để thuận lợi nhất cho việc sinh nở. Một vài cách dưới đây có thể giúp mẹ bầu xoay chuyển tình thế:
- Khi ngồi xuống, hãy nghiêng xương chậu về phía trước, thay vì nghiêng về phía sau
- Dành thời gian ngồi ở trên bóng tập thể thao
- Đảm bảo rằng hông luôn cao hơn đầu gối khi ngồi
- Nếu công việc đòi hỏi phải ngồi nhiều, hãy dành thời gian thư giãn và đi lại loanh quanh cứ mỗi 30 phút
- Trong xe ô tô, ngồi trên một tấm nệm để nâng người lên và nghiêng mông về phía trước.
Những bí quyết trên không phải lúc nào cũng hiệu quả. Nếu thai nhi quay đầu ở vị trí ngôi chẩm sau khi bắt đầu chuyển dạ, có thể là do hình dạng của xương chậu chứ không phải là tư thế ngồi hàng ngày. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên hay chỉ đinh sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Tạm kết
Hãy luôn giữ thái độ và tâm lý bình tĩnh ngay cả ngay mẹ chưa thấy dấu hiệu khi nào thai nhi quay đầu, hay con đang ở vị trí không mấy thuận lợi. Đây không phải là những trường hợp hiếm gặp và các bác sĩ chuyên môn sẽ có hướng xử lý tốt nhất.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!