X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Phương pháp thai giáo theo đạo Phật mẹ bầu cần biết!

Mất 7 phút để đọc
Phương pháp thai giáo theo đạo Phật mẹ bầu cần biết!

Phương pháp thai giáo theo đạo Phật từ lâu đã được biết đến như một phương pháp giáo dục thai nhi hiệu quả, không chỉ giúp bé yêu khỏe mạnh, thông minh mà còn bồi dưỡng cốt cách cho bé yêu ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ.

Thế nào là thai giáo theo đạo Phật?

Thai giáo là phương pháp thông qua các hoạt động tương tác giữa mẹ và thai nhi để tạo ra tác động tích cực tới các giác quan và não bộ của trẻ, giúp cho trẻ sớm hình thành tư duy và phát triển trí tuệ ngay từ lúc còn là một bào thai. Có nhiều phương pháp thai giáo đang được áp dụng rộng rãi, trong đó, phương pháp thai giáo theo đạo Phật từ lâu đã được biết đến như một phương pháp giáo dục thai nhi hiệu quả, không chỉ giúp bé yêu khỏe mạnh, thông minh mà còn bồi dưỡng cốt cách cho bé yêu ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ.

Khi nào thì nên bắt đầu thai giáo?

Thai giáo cần kết hợp từ rất nhiều yếu tố nên không phải là đợi đến lúc em bé có phản ứng với bên ngoài chúng ta mới thực hiện quá trình thai giáo. Mà cha mẹ cần phải chuẩn bị từ những bước sơ khai, càng sớm càng tốt. Thậm chí, quá trình thai giáo cần được bắt đầu từ khi bạn chuẩn bị lên kế hoạch có em bé.

thai giáo theo đạo Phật

Tại sao thai giáo theo đạo Phật lại quan trọng?

Theo khoa học hiện đại, dây rốn ngoài chức năng truyền thức ăn dinh dưỡng trực tiếp tới con thì còn là nơi dòng cảm xúc của người mẹ có sự liên hệ trực tiếp với thai nhi. Nếu như người mẹ có sự hận thù, ấm ức, cơ thể mẹ sẽ tạo ra chất adrenalin, khi sợ hãi cơ thể sẽ phóng thích chất cholamine, nếu căng thẳng sẽ làm tăng lượng hormone cortisol và dolpamine…

Các chất này sẽ đi qua nhau thai đến đứa trẻ chỉ trong vòng vài giây sau khi người mẹ trải qua các cảm xúc trên. Những ảnh hưởng xấu đến đứa trẻ khi người mẹ mang thai mang tâm lý tiêu cực có thể kể đến như: dễ làm thiếu oxy máu của thai nhi, ảnh hưởng tới các thành tố hóa học của máu và dinh dưỡng thai nhi có thê gây ra các dị tật ở thai nhi.

Ngược lại, nếu người mẹ vui vẻ, có thái độ sống tích cực trong quá trình mang thai thì cơ thể sẽ tạo ra hóa chất enophin và endorophine giúp đứa trẻ sinh ra sau này cũng rạng rỡ, vui vẻ và năng động.

Thai giáo theo đạo Phật căn cứ  vào 3 điều: Thân – Miệng – Ý. Về Thân là đi đứng phải cẩn thận, về Miệng thì không ăn uống bậy bạ, không nói bậy, về Ý thì phải gạt hết tham sân si.

Áp dụng phương pháp thai giáo theo đạo Phật không chỉ giúp con có được nền tảng tâm lý và thể chất tốt nhất mà còn giúp mẹ có một thai kỳ bình an, vui vẻ.

Một thai kỳ thường được chia làm 3 tam giai đoạn (tam cá nguyệt). Ở mỗi giai đoạn, thai nhi sẽ có sự phát triển khác nhau về hình dáng, nhận thức. Do đó, mỗi giai đoạn sẽ có phương pháp thai giáo riêng phù hợp.

Thai giáo theo đạo Phật 3 tháng đầu

Thai nhi mới chỉ nhỏ xíu như hạt đậu ở tháng đầu tiên và dần phát triển ở các tháng tiếp theo với sự dần xuất hiện của các bộ phận cơ thể như mí mắt, ngón chân, ngón tay. Về phần người mẹ, đây là giai đoạn chịu áp lực tâm lý lớn nhất do thường xuyên phải chịu đựng các cơn ốm nghén trong khi chưa thích nghi được với những thay đổi trên cơ thể. Vì thế, mẹ bầu rất dễ trở nên cáu gắt, mệt mỏi hoặc có tâm lý tiêu cực.

Do đó mẹ bầu cần cân bằng tâm lý bằng cách áp dụng phương pháp thiền định. Nếu như thiền thực (thiền trong khi ăn) bằng cách ăn chậm rãi, khi ăn không nói chuyện, nhai kỹ để thức ăn được hấp thụ một cách tốt nhất thì thiền hành (đi bộ nhẹ nhàng) lại giúp thai nhi được cùng mẹ vận động, tạo tiền đề cho sự vận động sau này của bé.

Với những Phật tử khi mang thai vừa có thể kết hợp đi bộ chậm rãi vừa đi trong chánh niệm mà nhà Phật hay gọi là đi kinh hành. Mỗi bước chân bước đi mẹ bầu có thể niệm thầm hoặc niệm thành tiếng hồng danh Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát hoặc Nam mô A Di Đà Phật.

Một phương pháp nữa cũng khá phổ biến và được nhiều chị em áp dụng là nghe nhạc thiền mỗi ngày từ 15-20 phút, 3 lần mỗi ngày. Những giai điệu êm ái, du dương với âm lượng vừa phải sẽ mang lại tâm trạng thoải mái thư thái cho mẹ bầu, từ đó thai nhi cũng được truyền nguồn cảm xúc nhẹ nhàng từ người mẹ.

thai giáo theo đạo Phật

Thai giáo theo đạo Phật 3 tháng giữa

Ở giai đoạn này, cơ thể người mẹ đã hoàn toàn thích nghi với quá trình mang bầu, không còn ốm nghén, tâm lý cũng ổn định hơn trong khi thai nhi gần như đã phát triển ổn định. Mẹ có thể bắt đầu cảm nhận được sự di chuyển của bé ở đầu giai đoạn này và ngày càng có thể cảm nhận rõ ràng hơn ở các tháng tiếp theo.

Các mẹ hãy tiếp tục nghe nhạc Phật, luyện tập thiền định, nghe giảng Phật pháp đồng thời duy trì tâm lý ổn định, vui tươi để bé yêu luôn nhận được nguồn năng lượng tích cực.

Thai giáo theo đạo Phật 3 tháng cuối

Thính giác của bé đã phát triển mạnh mẽ, do đó việc mẹ nghe nhạc thiền, nghe giảng Phật pháp sẽ giúp ích cho con rất nhiều. Ngoài ra, mẹ có thể tìm các sách ngụ ngôn Phật giáo, các câu chuyện nhân quả để đọc cho con nghe hay hát ru con bằng những bài nhạc niệm Phật. Những việc này cũng giống như việc gieo những hạt giống tốt lành cho sự hình thành tâm hồn và tính cách trẻ sau này.

Việc vận động nhẹ nhàng vẫn nên được mẹ bầu duy trì hàng ngày để tăng khả năng vận động cho bé sau này.

Lưu ý cho người mẹ áp dụng thai giáo theo đạo Phật trong suốt thai kỳ

thai giáo theo đạo Phật

  • Mẹ bầu nên học cách tĩnh tâm, vị tha và chia sẻ. Khi có khúc mắc hay buồn phiền trong lòng, các mẹ hãy tìm đến chồng hoặc một người bạn đáng tin cậy để giải tỏa cảm xúc của mình.
  • Luôn tạo tâm lý vui vẻ, tích cực và trò chuyện với con thường xuyên. Giữ cho tâm hồn mình thật bình lặng, thoải mái.
  • Chí tâm niệm Phật và cầu nguyện cho thai nhi khỏe mạnh là những điều vô cùng lợi lạc cho đứa trẻ.
  • Dù có gặp chuyện gì thì mẹ bầu cũng nên vững tâm, đừng quá lo lắng. Lo lắng thái quá có thể dẫn đến mất tự tin và trầm cảm, ảnh hưởng vô cùng xấu đến cả mẹ và thai nhi.
  • Thời điểm bé sắp chào đời, các mẹ nên vận động nhẹ nhàng, bổ sung các chất dinh dưỡng, viatmin, chất sắt cho cơ thể khỏe mạnh, thuận lợi cho việc sinh nở sau này.

Thai nhi phát triển tốt hay xấu phụ thuộc vào người mẹ rất nhiều. Thực hành thai giáo theo đạo Phật sẽ mang đến cho mẹ bầu một thai kỳ hạnh phúc và an lạc.

Theo: https://vn.theasianparent.com

Xem thêm các bài viết khác:

Tác dụng của nhạc thiền đối với mẹ bầu và thai nhi 

Thiền tập cho trẻ qua sách của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Sống hạnh phúc theo lời dạy của sư ông Thích Nhất Hạnh

 

Câu chuyện từ đối tác
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

ddc-calendar
Chuẩn bị sẵn sàng cho sự xuất hiện của em bé bằng cách thêm ngày dự sinh của bạn.
HOẶC
Tính ngày dự sinh của bạn
img
Bài viết của

Mecoca

  • Home
  • /
  • Thời kỳ mang thai
  • /
  • Phương pháp thai giáo theo đạo Phật mẹ bầu cần biết!
Chia sẻ:
  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it