Thai giáo tháng thứ 6 nên chú trọng phương pháp âm nhạc và trò chuyện cùng thai nhi bởi ở tháng này thính giác của con đã phát triển hơn rất nhiều.
Thai nhi tháng thứ 6 phát triển như thế nào?
Ở tháng này, thai nhi đã dài hơn 32 cm và nặng từ 0,6 đến 0,7 kg. Bộ não của thai nhi đang phát triển nhanh chóng vào thời điểm này. Vị giác cũng đang hình thành và phổi ngày càng phát triển và phức tạp hơn.
Cũng trong những tuần thai của tháng thứ 6, làn da nhăn nheo của em bé đang được lấp đầy và làm mờ đi với lớp mỡ tích tụ bên dưới da. Bé đã bắt đầu có hình dáng giống một trẻ sơ sinh nhỏ tuổi.
Kích thước của thai nhi càng ngày càng lớn hơn và bé đạp nhiều sẽ khiến mẹ bầu dễ bị đau nhức xương chậu. Với nhiều thay đổi về mặt thể chất trong tháng này, các mẹ bầu cần hết sức lưu ý trong sinh hoạt thường ngày để đảm bảo cho thai nhi được phát triển khỏe mạnh và an toàn.
Vì sao mẹ nên thai giáo vào tháng thứ 6 cho thai nhi?
Hầu hết các giác quan của thai nhi đã được hình thành và đang trong quá trình hoàn thiện ở tháng này. Cụ thể là:
– Vào tuần thứ 8 của thai kỳ, thai nhi có thể chạm tay quanh môi và má. Đến tuần thứ 11, bé bắt đầu khám phá cơ thể và “tổ ấm tối đen” của mình bằng miệng, bàn tay và bàn chân.
– Vào tam cá nguyệt thứ hai, vị giác của thai nhi trông giống như của người trưởng thành và nước ối xung quanh có thể mang cả mùi cà ri, tỏi, hồi hương hoặc vani.
– Theo các chuyên gia, thính giác của thai nhi được phát triển tốt ở khoảng 20 tuần tuổi. Vào tuần thứ 26 hoặc 27, trẻ đáp lại âm thanh và rung động từ bụng mẹ.
– Từ 23 đến 25 tuần, đôi mắt của bé được hình thành và bé bắt đầu nháy mắt.
Chính vì vậy mà thai giáo tháng thứ 6 được xem là cách tuyệt vời nhất để mẹ xây dựng một môi trường thể chất và tình cảm lý tưởng cho việc phát triển các giác quan cũng như não bộ của thai nhi.
Thai giáo tháng thứ 6 cho thai nhi với 2 phương pháp hiệu quả
1. Âm nhạc giúp bé yêu phát triển não bộ
Phương pháp thai giáo bằng âm nhạc được xem là một trong các cách thai giáo đem lại hiệu quả cao nhất trong việc hỗ trợ cho thai nhi phát triển trí não ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, khi trẻ được tiếp xúc với âm nhạc ngay từ trong bụng mẹ thì khi chào đời, đặc biệt là giai đoạn 0-3 tuổi, các bé sẽ có sự nhạy cảm nhiều hơn với âm nhạc so với các bé không được tiếp xúc với âm nhạc từ sớm.
Từ tuần thứ 24 trở đi, hệ thính giác của thai nhi đã bắt đầu có sự phát triển rõ rệt. Điều này giúp bé có thể cảm nhận được các âm thanh từ ngoài bụng mẹ và ghi nhớ chúng. Đây cũng chính là thời điểm mẹ nên bắt đầu thai giáo bằng âm nhạc cho con yêu.
Âm nhạc giúp cho thai nhi cảm thụ nên những loại nhạc vui tươi, trong sáng sẽ giúp thai nhi phát triển trí não tốt nhất. Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng đừng quên cho thai nhi nghe các thể loại nhạc dân gian như bài hát ru, đồng dao và các bài hát thiếu nhi Việt Nam có giai điệu vui vẻ, dễ thương.
2. Ba mẹ hãy trò chuyện cùng thai nhi
Hệ thần kinh thính giác của bé sẽ bắt đầu phát triển từ tuần thai thứ 24-26. Ban đầu bé sẽ nghe được âm thanh từ trái tim mẹ. Dần sau đó là giọng nói của mẹ. Một điều tuyệt vời nữa là con hoàn toàn có thể ghi nhớ được tiếng nói từ người mẹ. Chính vì việc trò chuyện và giao tiếp với em bé là cách đơn giản những lại rất hiệu quả để tạo nên sợi dây liên hệ tình cảm gắn bó giữa mẹ và bé.
Nếu đã thống nhất được tên của bé thì ba mẹ hãy thử bắt đầu bằng việc gọi tên của bé hàng ngày. Còn nếu con chưa có tên cũng không sao cả. “Bé yêu của ba mẹ”, “Em bé của ba mẹ”, … hoàn toàn có thể trở thành cách gọi dễ thương để ba mẹ kể cho bé nghe mình đang làm gì, hôm nay ăn món gì, ba mẹ có điều gì vui, ….
Chắc chắn sau một thời gian, thai nhi sẽ dần dần nhớ được giọng nói của ba mẹ, giúp con phát triển não bộ một cách tối đa.
Ngoài hai phương pháp thai giáo trên thì mẹ cũng đừng quên ăn uống đầy đủ, nhiều dưỡng chất cũng như có một chế độ vận động, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái để bé yêu có thể phát triển tốt nhất cả về thể chất lẫn não bộ.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!