Thai giáo tháng thứ 5 mẹ nên thực hiện như thế nào? Áp dụng ngay 3 điều này để bé vừa phát triển tốt về thể chất và có được một nền tảng trí tuệ tuyệt vời ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Thai nhi tháng thứ 5 đang phát triển như thế nào?
Ở tuần thứ 20, cân nặng của bé trung bình là 300gr và dài khoảng 16,5 – 17cm (tính từ đầu đến mông). Nếu đo từ đầu đến chân thì chỉ số chiều dài của con tuần này đã được 25,5 – 26cm rồi. Vì bé đã lớn nhanh như vậy nên bé cần hấp thu nhiều dưỡng chất từ mẹ hơn.
Lúc này hệ thống tiêu hóa của bé phát triển nhanh chóng. Thậm chí bé đã bắt đầu thải ra phân su – chất dính màu đen/xanh đậm được bé thải vào nước ối một phần và tiếp tục tích tụ trong ruột của bé. Nó sẽ được thải ra ngoài sau khi bé chào đời.
Lông mày, mí mắt, móng tay cũng như bộ phận sinh dục của bé cũng đã bắt đầu hình thành và phát triển. Ngoài ra, thai nhi có thể mút ngón tay cái của mình. Nhưng hành động này vẫn chưa thực sự phát triển đầy đủ trong giai đoạn này. Cơ thể bé bắt đầu hoàn thiện các chức năng.
Vì sao mẹ nên thai giáo cho thai nhi tháng thứ 5
Bước vào tháng thứ 5 của thai kỳ, các bộ phận cơ quan của thai nhi đã hình thành đầy đủ và đặc biệt là bộ não của bé vẫn đang tiếp tục hoàn thiện với tốc độ nhanh chóng. Cũng trong tháng này, người mẹ đã có thể cảm nhận rõ rệt những chuyển động của thai nhi. Việc giao tiếp giữa mẹ và bé sẽ trở nên cụ thể hơn.
Thêm vào đó, những giác quan như thính giác, thị giác của bé cũng đã được hình thành. Do đó, thời điểm này mẹ cần có các hoạt động kích thích não bộ của thai nhi thông qua việc thai giáo nhằm tăng mối liên hệ tình cảm giữa mẹ và bé cũng như giúp bé phát triển trí thông minh, cảm xúc ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Thai giáo tháng thứ 5 – Mẹ bầu nên áp dụng ngay những điều này để bé thông minh, phát triển tốt
Bé sẽ bắt đầu nghe thấy ở những tuần thai thứ 16 trở đi. Vì vậy, nếu càng giao tiếp nhiều với thai nhi, em bé có thể nhớ được giọng nói của mẹ ngay khi chào đời. Mẹ thường xuyên trò chuyện, đọc sách hay nghe nhạc cho bé sẽ là các cách giao tiếp tuyệt vời để thai nhi được phát triển kĩ năng ngôn ngữ và giao tiếp nhiều hơn.
Trò chuyện với thai nhi
Từ tuần thai thứ 9 trở đi, vành tai và hệ thần kinh thính giác của thai nhi đang dần hình thành. Từ ban đầu còn là một hình hài nhỏ xíu, đến tháng thứ 6 là con đã có thể nghe thấy mọi âm thanh ngoài bụng mẹ. Vậy nên, mẹ bầu hãy chịu khó trò chuyện thường xuyên với em bé trong bụng mẹ nhé.
Hay mẹ có thể rủ bố cùng vuốt ve và trò chuyện với thai nhi. Khoảng thời gian này sẽ đem lại cho mẹ cảm giác thư giãn, dễ chịu, từ đó cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hoóc môn oxytocin, giúp bé yêu vừa được tăng lượng máu và oxy đi nuôi nhau thai lại vừa phát triển não bộ hiệu quả.
Nghe nhạc cùng em bé trong bụng mẹ
Âm nhạc vốn là cách giao tiếp cổ điển nhưng mang lại nhiều hiệu quả cho thai nhi. Tuy nhiên có một số điều mẹ cần lưu ý về việc cho thai nhi nghe nhạc như sau:
– Không sử dụng tai nghe áp vào bụng bầu mà chỉ nên sử dụng loa ngoài với âm thanh vừa phải, đặt cách bụng từ 40-50 cm trở lên.
– Chọn loại nhạc êm dịu, dễ chịu mà cả mẹ và bé đều thích nghe.
– Không cần thiết phải cố nhồi nhét nhạc giao hưởng nếu mẹ không thật sự thích.
Tâm trạng mẹ vui vẻ thoải mái cũng là cách thai giáo tháng thứ 5 hiệu quả
Khi mẹ vui bé sẽ có môi trường thư giãn và lành mạnh để phát triển. Nếu như mẹ bầu hay buồn bã, lo lắng, giận dữ, căng thẳng, … thì sẽ vô tình tạo ra các xung điện gây ảnh hưởng xấu tới bé, khiến cho môi trường sống (bọc nước ối) của bé bị nhiễm độc vậy. Thai nhi cũng sẽ trở nên căng thẳng và thậm chí có thể làm đau bé.
Vậy nên ngoài việc tạo tâm trạng vui vẻ cho chính bản thân thì vai trò của người chồng trong thời điểm này cũng rất quan trọng. Trò chuyện, lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ với vợ công việc mang thai để người vợ luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu, bé sinh ra cũng vui vẻ, dễ nuôi hơn.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!