Thai bao nhiêu tuần thì đạp mạnh? Trung bình là khoảng sau 20 tuần thai. Các bé thường hoạt động mạnh nhất trong khoảng từ 21h đến 1h sáng. Thai máy là một thời điểm quan trọng mà mẹ bầu mong đợi nhất. Đó là thời khắc mẹ cảm nhận được những cử động đầu tiên của sinh linh bé bỏng trong bụng mình. Những cảm nhận này thật thú vị và khó quên, nhất là đối với lần mang thai đầu. Hãy theo dõi bài viết sau đây để biết bao nhiêu tuần thì em bé đạp mạnh qua các thông tin sau:
- Thai đạp (thai máy) là gì? Mang thai bao nhiêu tuần thì con đạp?
- Mấy tuần thì em bé đạp mạnh?
- Thai đạp ở vị trí nào và như thế nào?
- Tại sao bé đạp nhiều vào những tháng cuối ?
- Hướng dẫn theo dõi cử động thai
- Lời khuyên cho mẹ khi đếm số lần thai máy
Thai đạp (thai máy) là gì? Mang thai bao nhiêu tuần thì con đạp?
Thai máy là một thuật ngữ diễn tả những cử động của thai nhi trong bụng mẹ như đạp chân, đá chân, lộn vòng, huých tay (hoặc cùi chỏ)…. Thai nhi bắt đầu cử động vào tuần thứ 7 và thứ 8 của thai kì, tuy nhiên lúc đó bào nhi còn quá nhỏ, các cử chỉ yếu ớt nên mẹ sẽ không cảm nhận được. Những cử động của thai nhi rõ ràng nhất là vào tuần thứ 16-17 hoặc tuần 20 lúc đó mẹ sẽ cảm nhận một cách rõ nét nhất.
Cùng lúc cảm nhận được đạp thì cảm xúc mẹ bầu cũng thay đổi rõ rệt, cảm nhận về một sinh linh đang số trong bụ mẹ cách dễ ràng. Thời điểm mẹ cảm nhận được thai máy tùy thuộc vào các vị trí của thai khác nhau. Nếu nhau thai mặt trước, mẹ bầu sẽ cam nhận được chuyển động của thai muộn hơn bình thường.
Thai đạp là một dấu hiệu cho thấy em bé đang hoạt động rất tốt, có một sức khỏe tốt và bình thường. Đến một thời điểm nhất định người mẹ sẽ cảm nhận được thai máy, càng về cuối thai kỳ, thai máy càng diễn ra mạnh mẽ và tần suất nhiều hơn.
Xem thêm >>>>
8 lý do của hiện tượng thai nhi không đạp trong bụng mẹ
Thai máy ở mỗi người là khác nhau. Có người cảm thấy như bị co giật hoặc bướm bay trong bụng. Về sau, khi các bé chuyển động mạnh hơn, sẽ cảm giác đau như đánh trống. Thai nhi đá chân, đạp chân là do các cơ bắp phát triển, đòi hỏi phải được vận động.
Ngoài ra, đó cũng là cách để trẻ phản ứng với những thay đổi nhất định trong môi trường. Chẳng hạn như tiếng ồn, ánh sáng mạnh, thức ăn người mẹ tiêu thụ… Thai máy là một phần của sự phát triển bình thường, không cần quá lo lắng về nó.
Thai nhi bao nhiêu tuần thì đạp? Em bé trong bụng có thể đá hoặc đạp vào bụng mẹ từ khi được 9 tuần tuổi. Vậy thai mấy tháng thì đạp? Ớ tháng thứ 3 thai nhi đã có những cú đạp đầu tiên.
Mấy tuần thì em bé đạp mạnh?
Mấy tuần thì thai đạp mạnh? Em bé đạp từ tuần bao nhiêu? Tuần thai thứ 9 là quá sớm để người mẹ cảm nhận được cú đạp của con. Vậy bao nhiêu tuần thì thai máy rõ ràng nhất?
Thai mấy tuần thì đạp mà mẹ có thể cảm thận rõ? Bao nhiêu tuần tuổi thì thai máy? Trung bình là khoảng sau 20 tuần thai. Với những phụ nữ mang thai lần đầu tiên, họ thường chưa cảm nhận được thai máy cho đến khi 24-25 tuần. Còn những phụ nữ đã từng mang thai trước đó rồi, họ thường sẽ cảm nhận được sớm hơn, có khi là từ tuần thứ 13.
Bạn cũng sẽ cảm nhận rõ hơn sự chuyển động của thai nhi khi bạn ở một vị trí yên tĩnh, ngồi hoặc nằm xuống. Càng về giai đoạn cuối thai kỳ, số lần thai máy là nhiều hơn và mạnh hơn. Còn nếu không biểu hiện này, đó có thể là một vấn đề cần phải quan tâm.
Những cú đạp của thai máy bé muốn “nói” điều gì?
Bé đạp mạnh và liên tục là do thai nhi đã bắt đầu lớn và đủ lực để đạp mạnh hơn, nhanh hơn, ngoài ra không gian bào thai cũng dần trở nên chật chội, bé muốn duỗi chân và đạp nhiều hơn.
Bé đạp bất ngờ là do bé phản ứng với hiện tượng nào đó của môi trường như nắng, tiếng ồn hoặc do bé nấc cụt.
Ngoài ra bé đạp còn để giao lưu với mẹ, để thể hiện sự phấn khích và thích thú khi nghe được giọng của mẹ của bố, một bản nhạc mẹ hay cho nghe hoặc thể hiện để thể hiện tính cách sau này có nắng động hoạt bát hay hiền lành nhút nhát.
Thai đạp ở vị trí nào và như thế nào?
Thai nhi có xu hướng di chuyển nhiều hơn vào những thời điểm nhất định trong ngày vì chúng luân phiên giữa tỉnh táo và ngủ. Các bé thường hoạt động mạnh nhất trong khoảng từ 21h đến 1h sáng, ngay khi người mẹ đang cố gắng đi ngủ. Hoặc ngay sau khi mẹ vừa ăn xong. Sự gia tăng hoạt động này là do lượng đường trong máu thay đổi.
Ngoài ra, nếu bạn nằm nghiêng sang một bên thì cũng sẽ khiến bé tăng số lần đạp, đá hơn bởi do cách nằm này làm tăng cung cấp máu cho thai nhi.
Một ngày thai nhi đạp bao nhiêu lần? Một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ đá, đạp khoảng 15-20 lần/ngày, di chuyển khoảng 30 lần/giờ vào 3 tháng cuối cùng. Vị trí đá, đạp chân có thể ở bất kì đâu trên bụng do em bé có thể lộn vòng. Tuy nhiên, nhiều nhất là ở phần bụng dưới và bên trái.
Xem ngay >>>
Thai nhi đạp mạnh khi mẹ bầu nằm nghiêng là do gì
Tại sao bé đạp nhiều vào những tháng cuối?
Vào những tháng cuối thai kỳ, thai nhi đã phát triển tương đối toàn diện. Khi nằm trong bụng mẹ, bé thường cố gắng di chuyển và thư giãn bằng cách căng chân tay ra. Bên cạnh đó, các bé cũng thường đạp để phản ứng với những yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài như ánh sáng, âm thanh hay một số loại thực phẩm mà mẹ tiêu thụ.
Đó là lý do các mẹ thường thấy bé đạp nhiều hơn sau mỗi bữa ăn của mẹ hoặc sau khi bên ngoài phát ra những âm thanh có âm lượng lớn.
Một thai nhi khỏe mạnh có tốc độ phát triển bình thường thì chúng có thể đạp từ 15 – 20 lần mỗi ngày. Do đó, nếu bé đạp quá ít và không thường xuyên phản ứng lại với những yếu tố kích thích từ bên ngoài thì các mẹ cần tới bệnh viện chuyên khoa để tiến hành kiểm tra ngày. Bởi rất có thể, bé đạp ít đi là do không được cung cấp đủ lượng oxy và dưỡng chất cần thiết, hoặc cũng có thể do mẹ bị tụt đường huyết.
Hướng dẫn theo dõi cử động thai
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang hướng dẫn mẹ theo dõi cử động thai như sau:
- Chọn cùng 1 thời điểm mỗi ngày để đếm và so sánh cử động thai. Thời điểm mẹ nên chọn là sau khi ăn tối, trong tư thế nằm nghỉ ngơi. Thời gian đếm cử động thai là trong vòng 1 tiếng
- Nên đi tiểu trước khi đếm cử động thai
- Em bé khỏe mạnh sẽ có ít nhất 4 đợt cử động trong vòng 1 tiếng
- Nếu bé ít đạp hơn bình thường, mẹ có thể kích thích con bằng cách chuyển tư thế từ nằm sang ngồi hoặc đứng dậy đi lại nhẹ nhàng, ăn 1 chút đồ ngọt, uống nước mát hoặc gõ nhẹ lên bụng để bé dậy.
Lời khuyên cho mẹ khi đếm số lần thai máy
Sau 28 tuần thai, các bác sĩ thường sẽ khuyên bạn đếm số lần thai máy mỗi ngày và thời gian thai máy. Việc thai nhi bỗng nhiên giảm chuyển động, giảm số lần thai máy có thể là không đủ oxy cung cấp cho em bé, không đủ lượng đường,…
Nên gọi điện cho bác sĩ nếu :
- Con bạn không đá khoảng 10 lần trong 2 giờ.
- Giảm sự chuyển động đáng kể.
- Không đá hoặc di chuyển trong 1 giờ sau khi ăn hoặc khi đi bộ xung quanh.
Qua bài viết chắc hẳn các mẹ đã biết bao nhiêu tuần thì thai nhi đạp, thai bao nhiêu tuần thì biết đạp rồi đúng không nào. Những bài kiểm tra căng thẳng hoặc quét siêu âm sẽ giúp kiểm tra tình hình phát triển của em bé, đồng thời tìm ra nguyên nhân. Nếu phát hiện bất kì vấn đề nghiêm trọng nào, bạn có thể sẽ phải sinh con sớm trước thời hạn để bảo vệ em bé và chính bạn.
Nguồn tham khảo: Thai nhi có dấu hiệu cử động (máy) từ tuần thứ bao nhiêu? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!