Thai bao nhiêu tuần thì biết rau tiền đạo? Chắc hẳn đây cũng là câu hỏi mà các mẹ bầu, các chị em phụ nữ đang có ý định sinh con thường thắc mắc. Với bài viết này, được sự tư vấn từ hai bác sĩ chuyên khoa sản: Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc ( với 8 năm kinh nghiệm điều trị trong lĩnh vực sản phụ khoa) và bác sĩ Lại Thị Nguyệt Hằng (bác sĩ chuyên khoa II- sản phụ khoa) hy vọng sẽ giải đáp được những câu hỏi đặt ra của mẹ:
- Rau tiền đạo là gì?
- Các loại rau tiền đạo?
- Triệu chứng thường gặp để nhận biết bị rau tiền đạo?
- Những nguyên nhân gây hiện tượng rau tiền đạo?
- Biến chứng của rau tiền đạo nguy hiểm như thế nào?
- Vậy làm sao để trả lời câu hỏi thai bao nhiêu tuần thì biết rau tiền đạo?
Rau tiền đạo là gì?
Rau tiền đạo ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé
Bình thường thì rau thai bám ở mặt trước (phía trước thành tử cung), ở mặt sau (phía sau thành tử cung), phía trên thành tử cung, bên phải hoặc bên trái tử cung. Còn rau tiền đạo là hiện tượng rau thai nằm ở vị trí thấp của tử cung và bị che mất một phần, hay toàn bộ cổ tử cung, gây xuất huyết tử cung trong thời gian mang thai.
Mẹ có thể tham khảo:
Nhau tiền đạo là gì, có nguy hiểm không và có điều trị được không?
Nhau tiền đạo trung tâm là gì? Mẹ có thể sinh thường được không?
Các loại rau tiền đạo
Rau tiền đạo nằm ở trước đường đi của thai khi sinh qua đường âm đạo. Do đó, hầu hết trường hợp có dấu hiệu bị rau tiền đạo thường phải mổ. Vậy thì thai bao nhiêu tuần thì biết rau tiền đạo, để mẹ có thể tránh trường hợp xấu xảy ra, và nhận biết các loại rau tiền đạo như thế nào?
Có 4 loại rau tiền đạo mà các mẹ cần lưu ý:
- Bám thấp: bánh rau bám dưới tử cung.
- Bám mép: bánh rau bám đến bờ ngoài của cổ tử cung.
- Phía bán trung tâm: bánh rau che kín một phần trong cổ tử cung.
- Nằm trung tâm: bánh rau che kín hoàn toàn trong cổ tử cung.
Những nguyên nhân gây hiện tượng rau tiền đạo
Nguyên nhân gây ra hiện tượng rau tiền đạo vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Rau thai có thể ở bất cứ vị trí nào mà phôi làm tổ trong tử cung. Khi phôi làm tổ ở phần dưới của tử cung, rau thai xuất hiện, và không dịch chuyển lên phía trên trong thai kỳ, dẫn đến hiện tượng rau tiền đạo. Ngoài ra, rau tiền đạo cần được biết ở những phụ nữ sau, và cần được quan tâm để tránh:
- Phụ nữ đã sảy thai, nạo thai hoặc sinh nở nhiều lần.
- Viêm nhiễm tử cung.
- Bị rau tiền đạo trong những thai kỳ trước. Đôi khi thai kỳ lần đầu tiên vẫn có thể bị rau tiền đạo.
- Rau thai lớn, do mang đa thai (sinh đôi, sinh ba…).
- Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi.
- Tử cung có hình dạng bất thường.
Triệu chứng thường gặp để nhận biết bị rau tiền đạo
Dấu hiệu rau tiền đạo khác nhau tùy vào thể lâm sàng và mức độ nặng nhẹ. Thai bao nhiêu tuần thì biết rau tiền đạo? Bà bầu có thể nhận biết hiện tượng này thông qua các triệu chứng khi mang thai như: Ra máu nhiều ở âm đạo bất thường (máu có màu đỏ tươi, đôi khi có lẫn máu cục) nhưng không gây đau đớn, có thể thấy ở 3 tháng cuối thai kỳ.
Hiện tượng ra máu có thể xảy ra tự nhiên và tự cầm đột ngột mà không cần điều trị. Tình trạng này có thể phát lại sau vài ngày hoặc vài tuần với lượng máu ngày càng tăng. Một số thai phụ có thể đối mặt với tình trạng ra máu nhiều kèm các cơn đau bụng do tử cung co thắt.
Có thể mẹ chưa biết:
Nhau bám mặt sau hay bám mặt trước thì tốt hơn cho thai nhi?
Nhau bám mặt trước nên nằm như thế nào? Cần lưu ý gì khi chăm sóc mẹ bầu bị tình trạng này?
Biến chứng của rau tiền đạo nguy hiểm như thế nào?
Khám sức khỏe thường xuyên để tránh rau tiền đạo
Đối với bà bầu: Ra máu nhiều đợt làm cho mẹ bị thiếu máu, nhiễm khuẩn, dẫn đến nhiều nguy cơ trong cuộc sinh nở. Những trường hợp ra máu nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng người mẹ buộc các bác sĩ phải mổ cấp cứu.
Đối với thai nhi: Mẹ chảy máu nhiều gây thiếu máu nên thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, mẹ bị ra huyết nhiều buộc bác sĩ phải mổ lấy thai sớm để cứu mẹ nên có thể mổ khi bé chưa đủ tháng. Và do bánh rau nằm ở phần dưới cổ tử cung làm thai nhi khó để di chuyển ra ngoài khi chuyển dạ nên dễ dẫn đến ngôi thai ngược, ngôi thai bất thường.
Vậy làm sao để trả lời câu hỏi thai bao nhiêu tuần thì biết rau tiền đạo?
Để trả lời cho câu hỏi thai bao nhiêu tuần thì biết rau tiền đạo, mẹ nên đi khám bác sĩ thường xuyên, để xem xét tình trạng sức khỏe của mình và em bé. Đa số các trường hợp rau tiền đạo có thể được phát hiện sớm từ tuần thứ 20 của thai kỳ bằng phương pháp siêu âm thai nhi. Lúc siêu âm, bác sĩ có thể xác định vị trí rau thai bán thành tử cung là ở đâu: đáy, thân, mặt sau hay mặt trước, rau bám thấp, trung tâm tiền đạo hay nửa trung tâm.
Thai bao nhiêu tuần để biết rau tiền đạo
Có thể thấy rằng, thai bao nhiêu tuần thì biết rau tiền đạo là câu hỏi cần thiết được trả lời, đây một trong những biến chứng thai kỳ gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Mẹ bầu được chẩn đoán mắc rau tiền đạo cần được theo dõi chặt chẽ, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ để có đánh giá chính xác, toàn diện và có quyết định thích hợp. Việc phẫu thuật cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, đầy đủ máy móc thiết bị hiện đại hỗ trợ, bác sĩ giỏi chuyên môn, nhiều kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Nguồn tham khảo:
Bà bầu bị rau tiền đạo sinh thường hay sinh mổ – Vinmec International Hospital
Thế nào là rau tiền đạo – Vinmec International Hospital
Biến chứng của rau tiền đạo ở bà bầu – Vinmec International Hospital
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của TheAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!