Thai 36 tuần sinh được chưa hay vẫn được coi là sinh non, nguy cơ mắc bệnh cao. Điều đó, có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi sau này.
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào?
Một số thông tin liên quan đến sự phát triển của thai nhi mà các mẹ cần biết gồm có:
Thai tuần 36 nặng bao nhiêu?
Khi đạt mốc 36 tuần thì thai nhi có kích cỡ như một bỏ cái với chiều dài khoảng 47cm được tính từ đầu đến gót chân. Cân nặng của thai nhi 36 tuần khoảng 2.7kg.
Thai nhi 36 tuần có cân nặng khoảng 2.7kg
Da và xương đang phát triển
Từ một thai nhi bé bỏng, mỏng manh giờ đã trở thành một em bé 36 tuần tuổi đầy đặn. Má đã được hình thành từ các lớp mỡ và cơ nên nhìn thai nhi có khuôn mặt phúng phính hơn. Phần xương mà sẽ được sử dụng để tạo nên hộp sọ của bé đã di chuyển và chồng chéo lên nhau. Còn đầu của bé vẫn được bao bọc và bảo vệ trong xương chậu của mẹ.
Đây là hiện tượng đúc khuôn hộp sọ và bảo vệ con khi con sinh ra. Nhiều bé mới sinh có thể đầu hơn nhọn hay mang một chút dị dạng. Nhưng các mẹ không cần quá lo lắng vì chỉ sau một vài giờ hay 1 vài ngày đầu con sẽ trở lại hình dáng tròn.
Hệ tiêu hóa dần trưởng thành
Nhiều cơ quan và hệ thống của thai nhi 36 tuần tuổi đã bắt đầu trưởng thành như hệ thống miễn dịch, hệ thống tuần hoàn… Còn với hệ tiêu hóa thì cần phải có thời gian hơn nữa. Chúng sẽ hoàn thiện sau khi em bé sinh ra.
Hệ tiêu hóa của thai nhi 36 tuần mới đang trong giai đoạn hoàn thiện
Thai 36 tuần ra đời có nguy cơ sức khỏe gì? Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Mẹ bầu sinh con ở tuần 36 được tính là sinh non. Tuy ở giai đoạn này, thai nhi đã phát triển khá hoàn chỉnh, thai đã lớn và di chuyển dần xuống dưới nhưng vẫn có nguy cơ dẫn đến các biến chứng sức khỏe không tốt cho trẻ sau khi sinh.
Trẻ có thể bị hội chứng suy hô hấp (RDS), nhiễm trùng huyết, bệnh lí tim bẩm sinh như còn ống động mạch (PDA) hoặc vàng da cần điều trị bằng quang tuyến. Không những vậy, những trẻ sinh non ở tuần thứ 36 sẽ có cân nặng khi sinh thấp, cơ thể khó điều chỉnh nhiệt độ, mẹ sẽ gặp khó khăn khi cho con bú. Trẻ sẽ chậm phát triển, có khả năng phải được chăm sóc đặc biệt hoặc thậm chí tử vong.
Ngoài ra, trẻ có nguy cơ cao mắc các vấn đề về thể chất, phát triển và tinh thần so với những bé sinh đủ tháng như bại não, kết quả học tập kém, cần chuyên gia can thiệp sớm, nhu cầu giáo dục đặc biệt. trẻ cũng có thể có vấn đề về hành vi và tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.
Thai 36 tuần sinh được chưa hay vẫn là sinh non?
Bố mẹ vô cùng lo lắng khi con sinh ra ở tuần thai 36 sẽ có sức đề kháng kém, nguy cơ mắc bệnh cao và chậm phát triển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tỷ lệ sóng sót của thai nhi sinh 36 tuần rất cao khi được sự hỗ trợ của y tế. Hầu hết, các bé vẫn phát triển và đạt các mốc như trẻ đồng trang lứa.
Còn vấn đề thai 36 tuần sinh được chưa thì theo bác sĩ trường hợp này vẫn được coi là sinh non. Bởi theo hướng dẫn mới nhất của Trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ thì thai trên 39 tuần mới được coi là sinh đủ tháng. Với những thai nhi sinh ra từ 37 tuần đến 38 tuần và sáu ngày sau được coi là sanh sớm. Còn các trường hợp còn lại được coi là sinh non. Cụ thể:
- Thai nhi sinh dưới 28 tuần là cực kỳ sớm.
- Sinh khi thai nhi từ 28 – 32 tuần là rất sớm.
- Mẹ sinh khi tuổi thai từ 32 đến 36 tuần là sinh non.
- Sinh con ở tuần 37 đến 38 tuần là sớm.
- Tuổi thai 39 tuần trở lên mới được coi sinh là đủ tháng.
Sinh con ở tuần thai 36 vẫn được xem là sinh non nhé các mẹ
Một số rủi ro mẹ cần biết khi sinh con ở tuần thai 36
Các mẹ có biết, trong một số trường hợp đặc biệt phải sinh sớm theo chỉ định của bác sĩ như động thai, vỡ ối sớm, tiền sản giật… Tuy nhiên, bên cạnh đó sẽ có những rủi ro đi kèm cho những đứa trẻ sinh thiếu tháng.
Thai 36 tuần được coi là sinh non nên cũng sẽ có những nguy cơ biến chứng về sức khỏe. Đặc biệt, những nguy cơ này giảm đáng kể so với các thời điểm sinh non ở các tuần trước nữa. Thai nhi sinh non ở tuần 36 sẽ gặp một số nguy cơ cùng biến chứng như:
- Bị nhiễm trùng huyết.
- Vẫn còn động mạch (PDA).
- Mắc hội chứng suy hô hấp (RDS).
- Bệnh vàng da và phải điều trị bằng quang tuyến.
- Nhẹ cân khi sinh.
- Mẹ khó khăn khi cho con bú.
- Việc điều chỉnh nhiệt độ cũng khó.
- Chậm phát triển và cần có sự chăm sóc đặc điệt.
- Nguy cơ tử vong lên tới 0.8%.
- Biến chứng nguy hiểm của trẻ sinh ở tuần thai 36 là mắc hội chứng suy hô hấp RDS. Vấn đề này các bé trai thường gặp nhiều hơn so với bé gái.
Còn về các rủi ro liên quan đến chậm phát triển thì em bé sinh ở tuần 36 có thể mắc phải như:
- Bị bại não.
- Học tập kém, tiếp thu chậm.
- Gặp vấn đề về hành vi và tâm lý. ‘
- Cần có sự can thiệp sớm của chuyên gia.
- Cần phải được giáo dục trong môi trường đặc biệt.
Thai nhi ở tuần 36 gặp nhiều rủi ro liên quan đến sự phát triển của con
Nếu mẹ bầu phải sinh vào tuần 36 thì cần chú ý điều gì? Bác sĩ Nam cho biết: Do phải đối diện với nhiều nguy cơ xấu, trong trường hợp sinh non ở tuần thứ 36, mẹ nên cho trẻ đi tái khám sau sinh thường xuyên, cần quan sát kỹ sự phát triển của trẻ, phát hiện các dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Mẹ bầu mang thai 36 tuần cần chú ý những điều gì?
Ở tuần thai 36 mẹ có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào. Mẹ bầu cần theo dõi các biểu hiện thật kỹ tránh nhầm với cơn chuyển dạ giả. Nếu các cơn đau gò cứng bụng với tần suất ngày càng dày, âm đạo có tiết chất nhầy màu nâu hay vỡ ối thì mẹ cần đến bệnh viện ngay.
Trường hợp, mẹ mang thai 36 tuần cảm thấy thai nhi giảm chuyển động. Bên cạnh đó, còn có dấu hiệu rỉ nước ối, sốt, âm đạo chảy máu, nhức đầu hay đau bụng dữ dội, hoa mắt thì cần đến gặp bác sĩ ngay.
Vậy thai 36 tuần sinh được chưa các mẹ? Nếu sinh lúc này thì gọi là sinh non, thai nhi chưa đủ sức khỏe để đương đầu với những tác động bên ngoài môi trường. Do đó, trừ trường hợp bất khả kháng còn lại thì chị em nên để thai nhi sinh đúng tuần tuổi theo quy định để con khỏe mạnh.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!