Những tháng đầu đời là thời điểm hết sức quan trọng, là tiền đề để trẻ sơ sinh phát triển tối đa cả về thể chất lẫn trí tuệ sau này. Vì vậy, nhiều cha mẹ băn khoăn không biết làm thế nào để đảm bảo việc tăng cân ở trẻ sơ sinh đạt chuẩn, sao cho trẻ không bị chậm tăng cân hay béo phì.
Tiêu chuẩn tăng cân ở trẻ sơ sinh
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra bảng cân nặng tiêu chuẩn khuyến nghị cho trẻ sơ sinh năm 2020 như sau:
Bảng tiêu chuẩn tăng cân ở trẻ sơ sinh giới tính nam
Bảng tiêu chuẩn tăng cân ở trẻ sơ sinh giới tính nữ
Tiêu chuẩn tăng cân ở trẻ sơ sinh được xem là bình thường qua các tiêu chí sau:
- Cân nặng của trẻ sơ sinh thường giảm từ 5 – 10% trong tuần đầu tiên và nhanh chóng tăng đều trở lại trong những tuần sau đó. Chính vì vậy, cha mẹ không cần quá lo lắng khi con giảm cân trong tuần đầu tiên vì nó không đi ngược lại tiêu chuẩn tăng cân của trẻ sơ sinh
- Trẻ sơ sinh sẽ tăng từ 1 – 1.2kg/tháng trong giai đoạn 3 tháng đầu. Sau đó, cân nặng của bé sẽ tăng chậm hơn, khoảng 600g mỗi tháng trong giai đoạn bé từ 4 – 6 tháng tuổi và khoảng 300 – 400g trong các tháng tiếp theo
- Chiều dài của bé có thể tăng 1.5 lần và chu vi vòng đầu tăng 11cm trong vòng 12 tháng.
Tuy nhiên, mỗi bé sẽ có nhịp độ phát triển khác nhau, đồng nghĩa tốc độ tăng cân cũng không thể giống nhau hoàn toàn được. Vậy nên việc nếu có thấy bé yêu hơi chậm tăng cân hơn so với các trẻ khác thì ba mẹ cũng không nên quá lo lắng, con chỉ là có hành trình phát triển hơi khác biệt mà thôi.
Vì sao trẻ sơ sinh chậm tăng cân?
Chậm tăng cân do trẻ sinh non
Khi sinh non, không chỉ chậm tăng cân mà ngay cả sức đề kháng của bé cũng rất yếu, bé sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh và chậm lớn. Các cơ quan trong cơ thể bé sinh non hoạt động không thể hiệu quả như ở những bé sinh đủ tháng. Bé sinh non cũng không dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ.
Vì vậy, cha mẹ cần có những kiến thức cần thiết để chăm sóc cho trẻ sinh non để bé có thể theo kịp sự phát triển của bạn đồng trang lứa.
Bé bị mắc bệnh bẩm sinh hoặc đang gặp vấn đề về sức khỏe
- Những dị tật như sứt môi, hở hàm ếch có thể khiến việc bú mẹ trở nên khó khăn, gián tiếp làm cân nặng của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng
- Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có thể khiến bé buồn ngủ và lười bú
- Trẻ gặp hiện tượng trào ngược dạ dày sẽ thường xuyên nôn sau khi bú và chậm tăng cân
- Một số ít trường hợp khác, việc trẻ chậm tăng cân có thể do các vấn đề như tim bẩm sinh, hội chứng Down, bệnh bại não, các rối loạn chuyển hóa hoặc rối loạn nội tiết….
Bé không ngậm vú mẹ đúng cách hoặc thời gian bú thiếu hợp lý
Trẻ sơ sinh nên được cho bú sau mỗi 2 – 3 tiếng mỗi ngày trong vòng 6 – 8 tuần đầu tiên sau khi chào đời. Tuy nhiên, mẹ có thể linh động cho bé bú thường xuyên hơn nếu bé có nhu cầu và đừng chờ đợi cho đến lúc bé khóc lên nhé.
Những cách hiệu quả giúp tăng cân ở trẻ sơ sinh
Đảm bảo thời gian ngủ của trẻ sơ sinh
Ngay từ khi chào đời, bé sẽ ngủ liên tục từ 16 – 18 tiếng mỗi ngày và bé chỉ thức khi ăn hay đi vệ sinh. Trẻ sẽ lớn lên nhanh chóng trong khi ngủ.
Một số mẹ cho rằng việc cho trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày sẽ giúp bé ngủ ngon và thẳng giấc vào ban đêm. Điều này là hoàn toàn sai lầm, lý do là bé sẽ khó chịu, quấy khóc nếu thiếu ngủ hay không ngủ đủ giấc, làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.
Các mẹ cần đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc và đúng giờ, không nên cho trẻ thức muộn vì ngủ muộn sẽ làm tuyến yên không tiết ra hormone tăng trưởng khiến bé chậm lớn và chậm tăng cân.
Cho con bú đúng cách
Bé cần được bú đều đặn trong ngày, mỗi cứ bú cách nhau khoảng từ 2 – 3 giờ kể cả vào ban đêm.
Cho con bú đúng cách
Dòng sữa mẹ chảy ra không giống nhau, sữa đầu có nhiều nước giúp bé giải khát, sữa cuối mới có nhiều chất béo. Muốn bé tăng cân, mẹ phải duy trì thời gian cho con bú để trẻ bú đủ cả sữa đầu lẫn sữa cuối.
Ngoài ra, mẹ nên cho bé bú hết một bên bầu ngực rồi mới chuyển sang bên kia, tránh việc cho bé bú một chút đã đổi bên.
Cho bé ăn dặm đúng cách
Khi trẻ đã đủ số tháng tuổi để bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn các loại bột sữa hoặc tự chế biến bột ăn dặm bằng các thực phẩm sau:
- Khoai lang chứa đường và beta carotene kích thích hệ tiêu hóa, bổ sung năng lượng cho cơ thể bé
- Ngũ cốc dùng làm các loại bột ăn dặm hoặc nấu cháo giàu vitamin E, chất béo và protein
- Khoai tây chứa nhiều carbohydrate, năng lượng giúp trẻ tăng cân nhanh hơn.
Thường xuyên cho bé vận động và massage cho bé
Việc vận động sẽ giúp bé mau cảm thấy đói và hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả, giúp cân nặng của bé được đảm bảo.
Thường xuyên cho bé vận động
Massage cho trẻ sơ sinh thúc đẩy hệ tiêu hóa của bé hoạt động hiệu quả hoen, cũng như có tác dụng làm thư giãn, giúp bé đi vào giấc ngủ sâu hơn. Đây là phương pháp hay mà mẹ nên áp dụng để tăng cân cho bé.
Nguyên nhân và biện pháp ngăn chặn trẻ sơ sinh tăng cân quá nhanh
Nguyên nhân trẻ sơ sinh tăng cân quá nhanh
- Do yếu tố di truyền: Con của cha mẹ béo phì thường có nguy cơ thừa cân gấp 2 lần so với những đứa trẻ có cha mẹ bình thường khác.
- Nguồn dinh dưỡng bổ sung quá nhu cầu của trẻ
- Trẻ sơ sinh có bệnh lý nền như rối loạn chuyển hóa…
Biện pháp ngăn chặn trẻ sơ sinh tăng cân quá nhanh
- Cho trẻ bú mẹ thường xuyên
- Khuyến khích trẻ vận động
- Cung cấp chế độ ăn giàu chất xơ, hoa quả, trái cây, các loại đậu và hạt cho bé khi bắt đầu chuyển qua thức ăn khác ngoài sữa
- Theo dõi chặt chẽ cân nặng của bé và thăm khám kịp thời.
Lời kết
Thừa cân hay thiếu cân đều có ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, mỗi bé đều có nền tảng thể chất khác nhau nên cha mẹ cần theo dõi sát sao biểu đồ tăng trưởng của bé và áp dụng các thay đổi thích hợp để đảm bảo việc tăng cân ở trẻ sơ sinh đạt chuẩn.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!