Khi tắm cho bé sơ sinh chưa rụng rốn, bố mẹ hoàn toàn có thể để ngập cả thân người bé vào nước. Điều cần lưu ý là cách gấp bỉm và vệ sinh cuống rốn cho thật khô ráo trước khi mặc lại quần áo cho trẻ. Mẹ hãy cùng đọc để biết thêm:
- Bé chưa rụng rốn có tắm được không? Có nhất thiết phải tắm hằng ngày không?
- Hướng dẫn mẹ cách tắm cho trẻ sơ sinh khi chưa rụng rốn
- Những lưu ý quan trọng khi tắm cho trẻ.
Trẻ sơ sinh chưa rụng rốn có được tắm hằng ngày không?
Khi bé mới chào đời, làn da con còn rất nhạy cảm. Do đó, các chuyên gia đều khuyên rằng chỉ cần tắm từ 2-3 lần/tuần là đủ để tránh làm da bé khô rát và bong tróc.
Bạn có thể chưa biết:
Hướng dẫn cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng! Sau khi rụng rốn con sẽ lồi hay lõm?
Tại sao rốn trẻ sơ sinh rụng nhưng chưa khô và những điều mẹ nên cẩn trọng?
Bố mẹ nên tắm cho con vào thời điểm nào là thích hợp nhất?
Có thể tắm cho bé sau bữa ăn khoảng 30 phút để tránh con bị nôn trớ hoặc trào ngược. Tắm vào ban ngày hoặc tốt nhất là buổi chiều tối, trước khi bé đi vào giấc ngủ đêm. Sau khi tắm, thân nhiệt của trẻ sẽ hạ xuống, giúp cơ thể kích thích hoóc môn để trẻ đi vào giấc ngủ dễ dàng và sâu hơn.
Con có cần tắm lâu không?
Thời gian ngâm nước tắm của trẻ là 5-6 phút, với trẻ đẻ non thì chỉ từ 1-2 phút là đủ.
Bố mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi tắm cho bé?
– Nhiệt kế đo nước tắm. Yêu cầu nhiệt độ tắm trong mùa đông cho bé là 37 độ, mùa hè khoảng 35-36 độ. Còn không mẹ có thể dùng khuỷu tay đo nhiệt độ bé cũng được.
– Khăn bông to lau người sau tắm 2 chiếc. Mẹo là mẹ hãy xếp khăn bông to thành 2 lớp để sẵn bên cạnh khu vực tắm của con. Lớp 1 để thấm nước cho con sau khi tắm. Lớp 2 là để lau khô người cho bé kĩ càng.
– 1 chiếc khăn quấn bé khi đi tắm
– Khăn sữa 3 chiếc
– 1 bộ quần áo của bé, mũ, bao chân và bao tay
– Nước muối sinh lý
– Dung dịch vệ sinh cuống rốn hoặc cồn miếng y tế 70 độ
– Sữa tắm cho cả đầu và thân người
– Chậu tắm 2 chiếc, một tắm một tráng lại. Bé sơ sinh còn rất nhỏ nên mẹ chỉ cần dùng chậu nhỏ vừa với kích thước người con để tránh bé bị trơn tuột trong chậu to.
– Nếu trời lạnh, mẹ cần bật máy sưởi trước khi tắm 30 phút.
– Dùng máy sấy tóc sấy quanh một vòng khăn tắm và quần áo của bé để sau khi tắm xong con sẽ không bị hạ nhiệt độ đột ngột.
Tắm cho bé sơ sinh chưa rụng rốn
Cách tắm cho trẻ chưa rụng rốn đơn giản và sạch sẽ
Bước 1: Rửa mặt cho bé bằng khăn sữa
- Cởi bỏ quần áo của bé và quấn 1 chiếc khăn bông quanh người bé sao cho chân tay con nằm gọn trong khăn. Điều này sẽ giúp bố mẹ đảm bảo bé được giữ an toàn trong khi tắm.
- Dùng khăn sữa nhúng nước âm ẩm, vắt nước rồi lau từng bên mắt cho bé.
- Tiếp đó là lau trán, má và vành tai của con.
- Lưu ý: Lau đến đâu giặt lại khăn đến đấy rồi mới tiếp tục chuyển sang lau vùng khác.
Tắm cho bé sơ sinh chưa rụng rốn
Bước 2: Gội đầu cho bé
Sau khi lau mặt con sạch sẽ thì dùng một chút dầu gội đầu và gội rửa sạch sẽ đầu cho bé. Vừa gội vừa mát xa da đầu nhẹ nhàng. Phần thóp bé cần rất nhẹ tay để đảm bảo an toàn cho đầu bé.
Gội xong mẹ nhớ dùng 1 chiếc khăn sữa khô khác để lau thật khô đầu cho bé.
Bạn có thể chưa biết:
Trẻ sơ sinh rụng rốn vào lúc nào, có cách nào để con mau rụng rốn?
Hướng dẫn chi tiết cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn an toàn và đúng chuẩn như bác sỹ ngay tại nhà
Bước 3: Tắm cho bé
- Dù con chưa rụng rốn nhưng mẹ vẫn cứ nên tắm bé trong nước.
- Một tay đỡ cổ và lưng con, tay còn lại dùng nước kỳ cọ các ngấn trên cơ thể như cổ, nách, đùi, khuỷu tay, kẽ ngón tay, ngón chân và khe mông.
- Nếu tay bố mẹ khỏe thì từ từ chuyển con sang tư thế nằm sấp trên một cánh tay để kỳ lưng cho bé. Còn nếu cảm thấy không tự tin với động tác này thì chỉ cần luồn xuống dưới tắm cho bé cũng được.
- Sau đó nhấc bé ra khỏi chậu, tráng lại bằng chậu nước sạch rồi đặt con vào khăn bông đã được chuẩn bị.
Lưu ý: Khi đặt bé nằm xuống khăn, hãy đặt bé nằm nghiêng trước rồi mới từ từ chuyển sang nằm ngửa để tránh con bị giật mình.
Nếu là mùa đông mẹ nên dùng máy sấy tóc sưởi qua một vòng khăn, quần áo của bé trước khi mặc vào.
Tắm cho bé sơ sinh chưa rụng rốn
Bước 4: Lau khô người con và vệ sinh cuống rốn
Lau khô lại người bé và tóc bé.
Mặc bỉm tã cho con trước vì sau khi tắm bé thường rất hay tè và ị luôn.
Lưu ý: Khi mặc bỉm, mẹ cần gấp mép bỉm đằng trước xuống để tránh không cho bỉm tã che kín hoặc đè lên rốn của bé. Mẹ có thể vặn bỉm trước khi mặc để bỉm được mềm, không cọ xát vào người con.
Miếng cồn sử dụng tắm cho bé sơ sinh chưa rụng rốn
Lấy bông tăm chấm vào dùng dung dịch lau cuống rốn (thường được phát trước khi con ra viện) hoặc miếng cồn 70 độ.
Lau một vòng tròn quanh chân rốn cho bé trước vì đây là phần rỉ dịch nhiều nhất. Chỉ lau một lần duy nhất và không lau đi lau lại.
Tiếp đó dùng tăm bông chấm dung dịch hoặc tấm cồn thứ 2 lau chân rốn.
Nước muối sinh lý sau khi tắm cho bé sơ sinh chưa rụng rốn
Bước 5: Mặc quần áo và vệ sinh tai, mắt, mũi của con
Mặc áo cho bé, tiếp đó là quần rồi đội mũ, đeo bao tay, bao chân (nếu tắm trước giờ đi ngủ). Còn không thì chỉ đeo bao chân và đội mũ là đủ. Tránh đeo bao tay thường xuyên vì có thể làm chậm phát triển kĩ năng cầm nắm của bé.
Dùng tăm bông vệ sinh vành tai, không vệ sinh bên trong lỗ tai.
Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ vào 2 bên mắt, mũi của con mỗi bên 1 giọt. Tuyệt đối tránh để đầu chai nước muối chạm vào mắt, mũi con.
Sau khi công việc tắm cho bé sơ sinh chưa rụng rốn đã hoàn tất, tùy vào nhiệt độ phòng, nếu trời lạnh mẹ nên quấn cho bé 1 lớp khăn để ổn định thân nhiệt và giúp con đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Những lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh
Sau khi đã biết bé chưa rụng rốn có tắm được không, mẹ cần ghi nhớ các lưu ý khi tắm để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé:
- Thời gian tắm không nên kéo dài quá 10 phút để tránh làm bé mất nhiệt
- Sau khi tắm và vệ sinh phải để cuống rốn của bé khô hoàn toàn, nên kiểm tra kỹ mới mặc quần áo cho trẻ
- Việc tắm không ảnh hưởng đến tốc độ rụng rốn nên mẹ không cần phải băn khoăn về vấn đề này
- Không nên tự ý bôi bất kỳ loại thuốc nào lên vùng rốn của trẻ
- Khi thấy rốn con có biểu hiện bất thường như chảy nước, chảy mủ…, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Theo The Asianparent Thái Lan
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!