Các món ăn tưởng như rất bổ dưỡng được các mẹ Việt rất thường xuyên cho con ăn để bồi dưỡng, tẩm bổ cho con. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều sẽ thậm chí gây hại cho trẻ.
Nhiều gia đình cho con ăn quá nhiều chất đạm sẽ làm mất cân bằng thành phần dinh dưỡng của cháu. Hậu quả là các bé cảm thấy khó tiêu, táo bón. Về lâu dài, dạ dày của bé sẽ bị ảnh hưởng vì phải “gắng sức” làm việc trong thời gian dài.
1. Trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn là món ăn nhiều mẹ hay tẩm bổ cho con
Đây là món bình dân nhưng rất bổ dưỡng, chứa các vitamin nhóm A, B, C, sắt, protein, canxi.
Tuy bổ dưỡng nhưng các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên không nên lạm dụng món ăn này để tẩm bổ cho con bởi nếu trẻ ăn quá nhiều sẽ gây quá tải cho bộ máy tiêu hóa, thậm chí sinh bệnh tiêu chảy.
Việc ăn quá nhiều trứng vịt lộn sẽ khiến lượng vitamin A thừa, các dưỡng chất cũng dư thừa khiến trẻ dễ mắc chứng vàng da, cholesterol trong máu tăng cao thậm chí là béo phì.
Hàm lượng vitamin A trung bình trong 100g trứng lộn vào khoảng 1000mcg, trong đó nhu cầu của trẻ chỉ ở khoảng 300-500mcg. Ăn nhiều trứng lộn thường xuyên khiến lượng vitamin A dư thừa. Khi đó, chúng sẽ tích lũy dưới da, gan. Làm vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình thành xương.
Cholesterol trong trứng thông thường đã có nhiều tuy nhiên với trứng lộn thì thành phần này sẽ cao hơn. Dùng quá nhiều khiến tích lũy cholesterol trong cơ thể dẫn đến việc béo phì, mỡ máu…
Lời khuyên
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn trứng vịt lộn. Do hệ tiêu hóa của các bé còn chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới sình bụng, rối loạn tiêu hóa. Trẻ từ 5 tuổi trở lên cũng chỉ nên ăn tuần 1-2 lần là đủ.
2. Óc lợn
Nhiều mẹ Việt lại tin rằng “ăn gì bổ nấy” nên cho trẻ ăn nhiều óc lợn để bổ não, giúp trẻ thông minh.
Trong 100g óc lợn có: 9g chất đạm, 9,5g chất béo (2/3 là photpholipit), lượng cholesterol: 2.500mg, 1,6g sắt. Ngoài ra còn có đường, canxi, phôtpho, nước.
Tuy nhiên, trong óc lợn chứa một lượng cholesterol rất lớn. Nồng độ cholesterol ở óc cao gấp 3 lần so với thận, gấp 5 lần so với gan và hàng chục lần so với thịt nạc. Óc lợn còn có lượng lipid cao hơn 3 lần so với gan lợn. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh béo phì. Thậm chí nếu cho trẻ ăn quá nhiều và chế biến không cẩn thận còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
BS Ngô Thị Phi Yến (Trung tâm Dinh dưỡng) cũng cho rằng khác với suy nghĩ của nhiều người, óc heo không hẳn tốt cho trí não tăng cường sự thông minh của trẻ. Mà ngược lại còn có thể gây hại, nếu trẻ ăn quá nhiều và thường xuyên.
Vì chứa ít chất sắt nên nếu trẻ chỉ ăn đơn thuần trong thời gian dài sẽ dễ bị thiếu máu, thiếu sắt. Tương tự, óc heo không có chứa vitamin A, nên nếu không kết hợp với thực phẩm khác thì trẻ rất dễ bị nhiễm trùng và chậm tăng trưởng…
Lưu ý khi sử dụng óc heo
Óc động vật nói riêng và các bộ phận nội tạng của động vật nói chung dễ bị nhiễm bẩn. Là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… phát triển.
Do đó khi lựa chọn cho trẻ, các bà mẹ phải đảm bảo nguồn gốc của não động vật. Lựa chọn não còn tươi, không có vết nứt, óc không bị chảy ra ngoài, màu còn đỏ hồng, không có mùi hôi và sờ vào não còn tính đàn hồi. Và nên kết hợp óc heo vào các thực phẩm khác như đậu Hà Lan, rau ngót, nấu súp, cháo…
Cách chế biến óc heo
Khi chế biến, bạn cần làm sạch óc lợn để óc không bị tanh. Nguyên nhân chính của mùi tanh là màng gân máu bao quanh. Chỉ cần bóc bỏ màng này và sử dụng một số loại gia vị mạnh là có thể khử được hầu hết mùi tanh.
Cách bóc màng gân máu: Đặt bộ óc lợn trong lòng bàn tay, tay kia dùng một chiếc tăm đầu nhọn, lách đầu tăm vào màng máu, cuốn theo một chiều để bóc ra. Cứ làm thế cho đến hết.
Sau khi bóc màng gân máu, rửa sạch lại óc rồi chế biến. Khi nấu mẹ nên kết hợp với những gia vị mạnh như củ gừng, lá gừng, rau răm để khử hết mùi tanh còn sót lại của óc.
3. Thịt cóc
Tẩm bổ cho con bằng thịt cóc
Tương tự, thịt cóc là thực phẩm được nhiều mẹ lựa chọn để làm ruốc cóc tẩm bổ cho trẻ còi xương, chậm lớn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt cóc được xếp vào nhóm thực phẩm nhiều chất đạm, kẽm. Tuy có giá trị dinh dưỡng rất cao nhưng nếu không biết cách chế biến an toàn thì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Cụ thể, trong trứng, mỡ, gan, da, hạch thần kinh, mắt, và mủ cóc có thành phần cực độc là Bufotoxine. Độc tố rất bền với nhiệt và có khả năng gây tử vong ở người khi ăn phải. Nếu không biết cách làm hoặc không cẩn thận khiến độc tố từ các bộ phận kể trên dính vào thịt cóc gây ngộ độc và nặng sẽ dẫn tới tử vong..
Đặc biệt, trẻ bị còi xương nguyên nhân chủ yếu là do thiếu canxi. Trong khi đó, lượng canxi và vitamin D ở thịt cóc lại rất nghèo nàn. Đó lý do thịt cóc không phải “thần dược” để điều trị chứng còi xương, suy dinh dưỡng, kén ăn ở trẻ nhỏ.
Lời khuyên
Trẻ em, người già yếu hay những người suy nhược cơ thể đều hay ăn thịt cóc. Do đó, khả năng họ có sức chống lại độc tố trong cóc rất thấp. Đó là nguyên nhân khiến độc tố phát tán nhanh hơn trong cơ thể và gây ra tử vong cao.
Để hạn chế những rủi ro, tốt nhất mẹ không nên mua thịt cóc bán dạo được làm sẵn. Do không thể biết rằng độc tố đã được loại bỏ hoàn toàn từ cóc chưa hoặc độc tố có dính vào thịt cóc hay không.
Ngoài ra, nếu trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng thì các mẹ nên chọn những thực phẩm bổ dưỡng khác. Thay thế cho thịt cóc để không có nguy cơ gây hại cho trẻ. Như thịt tôm, cua, cá, thịt bò, thịt heo để chế biến nhiều món ăn ngon, mới lạ.
4. Quả bơ
Quả bơ rất giàu dinh dưỡng, tốt cho bé ngay từ khi 6 tháng tuổi bắt đầu tập ăn dặm. Các chuyên gia danh tiếng của Hiệp hôi Hoa học Hoa Kỳ đã nhấn mạnh rằng, nơi tập trung nhiều chất dinh dưỡng nhất quả bơ lại nằm ở phần thịt màu xanh dưới ngay lớp vỏ mỏng. Tuy nhiên mẹ nên chú ý:
- Không nên cho trẻ ăn bơ hàng ngày, vì cái gì nhiều quá cũng không tốt. Khi ăn bơ hàng ngày, với một lượng nhiều sẽ khiến cơ thể bé không thể tiêu thụ hết chất dinh dưỡng. Ảnh hưởng tới gan thận cũng như khiến bé tăng cân, béo phì. Khi bé đã ăn quen, ba mẹ có thể cho ăn cách ngày (tốt nhất là 2-3 bữa/tuần).
- Tùy độ tuổi của trẻ mà có lượng ăn phù hợp. Với trẻ trên 6 tháng tới 2 tuổi, cho ăn được vài thìa nhỏ là vui rồi, vì độ tuổi này, đồ ăn chính của trẻ vẫn là sữa mẹ, kết hợp với nhiều đồ ăn dặm khác nữa. Những trẻ lớn hơn, có thể ăn từ 1/4-1/2 tới cả quả. Tùy sở thích của bé, không nên ép, khiến trẻ quay ra ghét ăn bơ nhé.
Lời khuyên
Không nên cho trẻ ăn bơ vào buổi tối. Đơn giản vì bơ chứa rất nhiều calo và nhiều chất dinh dưỡng khác. Khi cho trẻ ăn vào buổi tối, chúng sẽ không thể tiêu hóa hết, dẫn tới đầy bụng, khó ngủ, hại dạ dày của bé.
Theo theAsianparent
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!