Có nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn muối, đường hay gia vị? Chuyên gia y tế khuyến cáo cha mẹ không nêm nếm bất cứ loại gia vị nào khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi vì những tác hại khôn lường đến sức khỏe gan thận của trẻ. Hãy cùng đọc bài viết để biết thêm:
- Có nên nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi?
- Tác hại của muối đến sức khỏe của trẻ
- Vì sao không nên cho đường vào đồ ăn của bé
- Nên thay thế muối, đường bằng lựa chọn nào an toàn cho trẻ?
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Câu hỏi: Có nên nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi? Ăn gia vị quá sớm có tác hại gì? Lưu ý gì khi chế biến thức ăn cho bé sơ sinh?
Trả lời:
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:
Việc nêm gia vị vào đồ ăn cho bé dưới 1 tuổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho thận của trẻ vì ở giai đoạn này, các hệ thống cơ quan ở trẻ vẫn chưa trưởng thành. Ngoài ra, khi cho trẻ ăn quá nhiều gia vị khi còn nhỏ, đặc biệt là muối sẽ tạo thói quen không tốt cho trẻ sau này, khiến trẻ quen ăn mặn, ngọt, dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn tăng huyết áp, đái tháo đường trong tương lai. Dưới đây, là một số lưu ý khi chế biến thức ăn cho trẻ sơ sinh:
– Chế biến đồ ăn dặm nếu có nêm thì chỉ cho rất ít, tính tổng tất cả lượng muổi chỉ nên khoảng 1-2 g muối/ngày.
– Có thể cho phô mai vào đồ ăn dặm của con để thay thế cho nước mắm và muối, sẽ giúp đồ ăn của trẻ thơm, ngon và không quá nhạt.
– Nếu trong suốt giai đoạn các mẹ cho bé ăn dặm nhưng thấy bé có dấu hiệu biếng ăn, suy dinh dưỡng, còi xương…nên cho trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra và tư vấn thêm về chế độ dinh dưỡng.
Có nên nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi?
Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, muối, mì chính gần như bị xem là chất cấm trong chế độ ăn của trẻ em dưới 1 tuổi vì những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Khi chuẩn bị thức ăn cho con, mẹ không cần nêm nếm bất cứ thứ gì mà hãy để bé thưởng thức mùi vị tự nhiên của thức ăn.
Bạn có thể chưa biết:
Cẩm nang ăn dặm: khi nào có thể nêm gia vị vào thức ăn cho trẻ?
Khi nào có thể cho gia vị vào đồ ăn của bé?
- Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi, lúc này mẹ chỉ cần chế biến và giữ nguyên hương vị sẵn có của món ăn. Trong thịt cá rau củ các loại cũng đã có sẵn lượng đường muối nhất định
- Dưới 12 tháng: Tuyệt đối không cho gia vị, bột nêm cho bé dưới 1 tuổi
- Trẻ trên 12 tháng đã có thể bắt đầu ăn đồ ăn chứa gia vị, tuy nhiên cần nêm nếm với liều lượng nhất định để không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé
Tác hại của việc thêm muối vào thực phẩm cho trẻ
Nhu cầu muối hằng ngày của bé nhỏ hơn 1 gram (0.4g natri) – một lượng thường có trong sữa công thức hoặc sữa mẹ. Bất cứ lượng nào lớn hơn số này đều là quá tải cho thận của bé. Điều này có thể gây ra nguy cơ cao huyết áp và thậm chí là bệnh thận khi con lớn lên.
Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn muối? Việc ăn quá nhiều muối ở trẻ em cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh như loãng xương, bệnh tim mạch và các bệnh về đường hô hấp.
Tính lượng muối phù hợp với tuổi của trẻ
Nhiều bậc cha mẹ thích tự chế biến thức ăn dặm cho bé, nhưng nếu bạn dự định mua thức ăn trẻ đóng gói sẵn, bạn cần biết làm thế nào để xác định xem một loại thức ăn trẻ em có hàm lượng muối an toàn hay không. Theo Cơ quan Y tế Quốc gia (NHS) của U.KK, thực phẩm có hàm lượng muối trên 0,6g/100g là đã có hàm lượng muối cao. Bạn có thể tính hàm lượng muối bằng cách nhân lượng natri với 2,5.
Theo Ủy ban Cố vấn Khoa học về Dinh dưỡng (SACN), đây là lượng muối tối đa được khuyến cáo cho mỗi độ tuổi.
- 0-6 tháng: <1 g (0.4g natri)
- 6-12 tháng: <1 g (0. 4g natri)
- 1-3 năm: 2 g (0.8g natri)
- 4-6 năm: 3 g (1,2g natri)
- 7-10 năm: 5 g (2 g natri)
- 11 năm trở lên: 6 g (2,4 g natri)
Mặc dù một số người tin rằng việc bổ sung một nhúm muối trong thức ăn trẻ em là vô hại, sự nguy hiểm nằm ở định nghĩa lượng nhúm khác nhau của mỗi người.
Bạn có thể chưa biết:
Góc cảnh báo: Nêm gia vị vào đồ ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi – “Lợi bất cập hại”!
Nếu bạn thêm một chút muối vào 3 bữa ăn của bé một ngày, nó sẽ cho kết quả là 0.75 mg muối, thêm vào lượng muối bé có từ sữa mẹ.
Làm thế nào bạn có thể thêm hương vị cho thức ăn trẻ em mà không cần thêm muối? Bạn có thể thử các loại gia vị thay thế khác, chẳng hạn như nghệ và quế.
Tại sao đường không nên dùng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi?
- Đường trải qua rất nhiều quá trình tinh chế hóa học, nó có thể có hại cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Uống quá nhiều đường có thể gây sâu răng và sâu răng ở trẻ
- Đường có thể làm suy giảm hệ miễn dịch
- Các nghiên cứu cũng cho thấy trẻ em có chế độ ăn nhiều đường có khuynh hướng phát triển bệnh tim, béo phì và tiểu đường sau này trong cuộc đời.
Nhiều cha mẹ thường hiểu lầm rằng không có đường nghĩa là không cho bé ăn ngọt, và làm như vậy họ bỏ lỡ giới thiệu các loại trái cây ngọt cho trẻ sơ sinh mà rất bổ dưỡng.
Đường, trong bối cảnh cụ thể này, liên quan đến đường tinh luyện trắng và đường từ trái cây ngọt hoặc trái cây ngọt tự nhiên.
Nên thay thế muối, đường bằng lựa chọn nào an toàn cho trẻ?
Sau khi đã biết có nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn muối, đường hay gia vị không thì mẹ cũng vẫn có thể thêm các chất làm ngọt, gia vị tự nhiên vào bữa ăn của bé:
- Thêm trái cây có vị ngọt vào thức ăn trẻ em để làm cho chúng ngọt tự nhiên
- Cho đến khi con của bạn được khoảng tám tháng tuổi, bạn có thể sử dụng siro để tạo ngọt
- Sau khi bé tròn một tuổi, bạn có thể bắt đầu sử dụng mật ong làm chất ngọt tự nhiên
- Cho các loại rau gia vị nhưng hành, tỏi, gừng, húng quế, nghệ… vào đồ ăn của trẻ để bé làm quen dần với mùi vị.
Xem thêm
- Bộ Y tế kêu gọi người dân giảm ăn muối để hạn chế nguy cơ đột quỵ
- Bà bầu thèm ăn mặn có thể tiêu thụ bao nhiêu muối một ngày trong thai kỳ?
- Mẹ bầu ăn rau củ muối chua có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?