Điều trị tắc tia sữa không phải đơn giản, hãy tham khảo bài viết dưới đay để biết phương pháp chữa tắc tia sữa sau sinh hiệu quả tại nhà nhé.
Chữa tắc tia sữa sau sinh bằng phương pháp vật lý
Đây là phương pháp sử dụng nhiệt độ, sóng điện từ, ngoại lực tác động từ bên ngoài để giúp bầu vú trống rỗng và làm cho tuyến sữa được lưu thông, không còn ứ tắc. Mẹ có thể tham khảo các cách sau:
- Day ép bầu ngực: Mẹ dùng 2 tay day và ép bầu ngực theo chiều từ trong ra ngoài, lưu ý lực mạnh và dứt khoát hơn với việc massage hàng ngày.
- Chườm ấm: Sử dụng túi chườm hoặc khăn mềm nhúng vào nước nóng rồi vắt kiệt nước để đắp quanh bầu ngực (Lưu ý là không nên nóng quá). Trước đó, làm động tác massage day ép ngực để sữa dễ dàng lưu thông.
- Hút sữa: Để tăng thêm hiệu quả chữa trị tắc tia sữa sau khi sinh, các mẹ nên day ép ngực và chườm ấm sau đó mới dùng máy hút sữa.
Ngoài ra, còn một số cách chữa tắc tia sữa sau khi sinh vật lý trị liệu như sử dụng sóng siêu âm đa tần số kết hợp chiếu tia hồng ngoại và dòng điện xung cũng rất hiệu quả, tuy nhiên các mẹ phải tới các cơ sở y tế để thực hiện.
Chữa tắc tia sữa sau sinh theo dân gian
Các phương pháp chữa tắc tia sữa sau khi sinh dân gian được các bà, các mẹ truyền tai nhau là đem lại hiệu quả cao như:
Sử dụng lá bồ công anh trị tắc tia sữa
Đây là loại lá có vị ngọt, tính mát tác dụng thanh nhiệt, chữa mụn nhọt, lở loét, viêm gan, đặc biệt chữa đau do viêm tắc tia sữa.
Cách thực hiện: Dùng 1 nắm lá bồ công anh khô (10g) rửa sạch và đun với 500ml nước để uống. Mỗi ngày chỉ nên uống 2 lần và sử dụng trong vòng 3 ngày.
Nếu sử dụng lá tươi mẹ có thể dùng 50g cho mỗi lần. Cách làm là rửa sạch ngâm với nước muối loãng sau đó vớt lên để ráo nước, giã nát hoặc dùng máy xay cùng với 250ml nước. Dùng bã đắp lên bầu ngực chỗ tắc tia sữa bị nổi cục, nước uống 2 lần/ ngày.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể lấy lá bồng công anh nấu cháo để ăn hàng ngày. Lưu ý đối với trường hợpchữa trị tắc tia sữa sau khi sinh mổ thì không nên dùng gạo nếp khi vết mổ chưa lành.
Chữa tắc tia sữa sau sinh bằng lá đinh lăng
Lá đinh lăng có vị ngọt tính mát dùng để làm bài thuốc chữa các bệnh cảm sốt, mụn nhọt, sưng tấy, đau khớp… Mẹ có thể áp dụng cách chữa tắc tia sữa sau khi sinh bằng lá đinh lăng như đắp ngoài, uống nước hoặc cũng có thể chế biến thành các món ăn ngon.
- Đắp lá đinh lăng: Dùng 100g lá đinh lăng kết hợp với 50g lá diếp cá, rửa sạch để ráo nước cho vào cối giã nát sau đó đắp lên ngực. Sau khi đắp, chị em sẽ thấy dễ chịu hơn, bầu ngực đỡ căng hơn rất nhiều.
- Nấu nước uống: Dùng 150g đinh lăng tươi rửa sạch và để ráo, cho vào nồi nấu với 250ml nước, đun sôi trong vòng 7 phút. Tận dụng nước này để nấu nước uống lần 2 cũng rất hiệu quả. Lưu ý, trong ngày mẹ vẫn phải sử dụng nước lọc để uống kèm.
- Làm món ăn: Như canh lá đinh lăng nấu sườn non hoặc thịt viên vừa có tác dụng chữa trị tắc tia sữa cho mẹ sau khi sinh lại là món ăn ngon và bổ dưỡng.
Chữa tắc tia sữa sau sinh bằng lá bắp cải
Khi mới xuất hiện các dấu hiệu tắc sữa, mẹ nên lấy lá bắp cải chườm ấm sẽ cho hiệu quả rất tốt.
Cách thực hiện là: Lấy 2 – 3 lá bắp cải, tách phần gân khô sau đó rửa sạch, ngâm với muối loãng. Để ráo nước, dùng lá này nhúng vào nước sôi vừa đủ để đắp lên bầu ngực (Chỉ ấm chứ không nóng quá). Khi lá này nguội thì thay bằng lá khác.
Ngoài những cách trên, chị em có thể sử dụng các biện pháp chữa tắc tia sữa sau khi sinh như dùng lược, chườm xôi nếp, chườm lá mít…
Bài thuốc đông y chữa trị tắc tia sữa sau sinh
Theo Đông Y, tắc tia sữa được gọi là chứng nhũ úng, để điều trị cần phải thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, lợi sữa. Chị em có thể áp dụng bài thuốc sau:
Kinh giới ngưu bàng thang: Sử dụng kinh tuệ giới, bồ công anh, ngưu bàng tử, sài hồ bắc mỗi loại 12g. Liên kiều, phòng phong, kim ngân, trần bì, hương phụ, hoàng cầm mỗi loại 8g. Tạo cảm thích, cam thảo mỗi loại 4g. Kết hợp những loại này sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Nếu sản phụ có dấu hiệu sốt cao có thể cho thêm các vị: Thạch cao 16g, chi tử 12g. Nếu viêm và sưng to thì cho thêm 12g tạo cảm thích, 6g xuyên sơn giáp.
Một số lưu ý khi chữa tắc tia sữa
- Rất nhiều mẹ khi mới bị tắc tia sữa thường tạm dừng luôn việc cho con bú, điều này là hoàn toàn sai lầm. Hãy cho con bú nhiều hơn, ưu tiên bú bên đang bị tắc trước, lực bú mút của trẻ sẽ kích thích tuyến sữa lưu thông.
- Các mẹ lưu ý, sau khi sử dụng các biện pháp chữa tại nhà khoảng 3 – 5 ngày nhưng không khỏi phải tới khám bác sĩ ngay. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc vì điều này có thể ảnh hưởng tới bé.
- Vệ sinh bầu ngực sạch sẽ trước và sau khi cho con bú. Điều này cần phải thực hiện tốt kể cả khi các mẹ có bị tắc sữa hay không.
- Cho con bú đúng tư thế và đều 2 bên khi tuyến sữa đã được lưu thông.
- Sau khi bé bú, hãy vắt hết sữa thừa để không bị ứ đọng và chua ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của con đồng thời tăng nguy cơ tắc tia sữa.
Hy vọng, một trong những phương pháp chữa tắc tia sữa sau khi sinh chúng tôi nêu ra ở trên có thể giúp các mẹ khơi thông được “dòng sữa mát lành” để bé được hưởng trọn vẹn trong những năm đầu đời.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!