Stress sau sinh có thể tác động đến các cơ quan, hệ thần kinh, ruột và bộ não của bạn. Sau kỳ sinh nở khó khăn, cơ thể chưa kịp phục hồi, căng thẳng sẽ càng khiến bạn dễ bị bệnh và nhiễm trùng hơn.
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh
Căng thẳng khiến bạn thay đổi nội tiết tố
Phản ứng đầu tiên đối với căng thẳng bắt đầu ở vùng dưới đồi trong não, gửi tín hiệu đến tuyến yên và tủy thượng thận. Toàn bộ cơ thể giải phóng hormone, bao gồm hormone căng thẳng cortisol.
Khi nó lan rộng, nó làm tăng nhịp tim và nhịp thở, mạch tăng cao, huyết áp cao hơn và mồ hôi nhiều hơn.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2019 trên Seminar In Cell & Developmental Biology cho thấy hormone tăng còn ảnh hưởng đến microglia, một loại tế bào thần kinh trong não và tủy sống.
Căng thẳng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn
Stress sau sinh có thể làm hỏng hệ thống phòng thủ của cơ thể bạn chống lại virus và nhiễm trùng. Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể bạn thay đổi cách tiết ra hormone giúp hệ thống miễn dịch.
Điều này có thể dẫn đến kích hoạt miễn dịch mãn tính. Hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng thái quá và bắt đầu tấn công các tế bào khỏe mạnh.
Cơ thể bạn chưa hồi phục sau những biến hormone thai kỳ. Sẽ rất nguy hiểm nếu cơ thể lại xuất hiện nhiều loại hormone khác.
Giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng
Mẹ sau sinh không thường xuyên được ngủ ngon do phải chăm sóc con, cho con bú ban đêm. Điều này khiến bạn căng thẳng. Sau đó căng thẳng lại ảnh hưởng trở lại tới giấc ngủ.
Stress khiến chúng ta tỉnh táo và hoảng loạn, làm hỏng khả năng thư giãn và nghỉ ngơi. Nồng độ adrenaline và cortisol tăng cao khiến bạn khó bình tĩnh hơn. Thiếu ngủ do căng thẳng có thể làm thay đổi thể chất bộ não của bạn, khiến các nơ-ron kém khả năng giao tiếp và làm suy yếu quá trình suy nghĩ của bạn.
Căng thẳng khiến não bộ thay đổi
Đối với những người bị căng thẳng liên tục, biến chứng về thể chất và tinh thần lâu dài có thể xảy ra. Căng thẳng trong thời gian dài có thể thay đổi não bộ, làm tăng khả năng trầm cảm, lo lắng và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Vậy nên có lý do để tin rằng mất ngủ khiến mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh hơn.
Nghiên cứu năm 2018 cho thấy những người bị căng thẳng cũng bị co rút não. Đánh giá năm 2017 cho thấy căng thẳng có thể tái tạo lại não bộ , gây ra những thay đổi cấu trúc đáng kể trong hoạt động của não.
Đường ruột của bạn cũng bị thay đổi
Nếu bạn thấy đau nhói trong ruột, ngoài nguyên nhân ruột bị chèn ép trong quá trình mang thai, một lý do khác chính là căng thẳng. Hệ thống tiêu hóa có thể rất nhạy cảm với căng thẳng và các cảm xúc khác. Căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đường ruột của bạn.
Nghiên cứu được công bố trên Frontiers in Microbiology năm 2017 cho thấy căng thẳng có thể làm hỏng microbiome hỗ trợ chức năng đường ruột. Mức độ ảnh hưởng của stress sẽ khác nhau giữa người này với người kia.
Khó tiêu, buồn nôn, nôn, táo bón có thể do căng thẳng ảnh hưởng đến ruột. Đừng lầm lẫn rằng bạn chỉ bị táo bón sau sinh bình thường như mọi bà mẹ khác.
Bạn có thể bị tổn thương sức khỏe tim mạch
Căng thẳng có thể gây áp lực lớn lên tim. Khi bạn căng thẳng, tim bạn sẽ khó phân phối máu hơn. Những người bị căng thẳng có nhiều khả năng biểu hiện các triệu chứng của bệnh tim mạch, đau tim và các vấn đề về tim khác trong suốt cuộc đời của họ.
Stress sau sinh khiến bạn dễ bạc tóc
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature cho thấy căng thẳng có thể trực tiếp gây rụng lông ở chuột. Theo nghiên cứu, phản ứng căng thẳng tác động tiêu cực đến các tế bào gốc melanocyte, sống trong nang lông và màu tóc.
Tế bào gốc melanocyte chết khi chúng ta già đi. Do đó tóc bạc trắng dần theo thời gian. Nhưng nghiên cứu năm 2020 cho thấy căng thẳng đã đẩy nhanh quá trình.
Ý kiến của bác sĩ ra sao?
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:
Sau sinh, một số phụ nữ có thể gặp phải trầm cảm, đây là tình trạng phụ nữ sau sinh bị rối loạn cảm xúc, hay có suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, buồn chán và lo lắng về nhiều vấn đề trong cuộc sống. Người bệnh có thể bị trầm cảm nhẹ, vừa hoặc nặng, thoáng qua hoặc kéo dài, dẫn đến những hành động tiêu cực gây ảnh hưởng xấu cho bản thân và em bé.
Trầm cảm sau sinh có thể khiến người mẹ bị suy dinh dưỡng, sụt cân, suy nhược thần kinh, có những suy nghĩ hoang tưởng và dễ dẫn đến hành vi nguy hiểm, tự gây hại cho bản thân. Người mẹ sẽ không thể tập trung chăm sóc con toàn diện, khiến sự gắn kết giữa hai mẹ con không nhiều. Không những vậy, một số trường hợp người bệnh bị rối loạn tâm thần, luôn có cảm giác bị hại nên tìm cách trả thù hay đối phó, gây ảnh hưởng đến tính mạng em bé.
Vì vậy, khi gặp các biểu hiện của trầm cảm sau sinh như thay đổi tâm trạng, cảm giác lo lắng, sợ hãi, ngại tiếp xúc với người khác, xa lánh người thân, bạn bè, thậm chí không muốn gần gũi với con,… phụ nữ sau sinh nên đến gặp bác sĩ tâm lí để được hỗ trợ kịp thời, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân để vượt qua tình trạng này, bảo đảm an toàn cho cả mẹ và con.
Stress sau sinh gây nhiều tác động nguy hiểm tới những bà mẹ. Ngoài tác động trực tiếp tới cơ thể, bạn còn có thể bị tự ti, mất đi ham muốn tình dục. Vì thế hãy luôn cố gắng giữ tinh thần mình tốt nhất!
Theo: bustle
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!