Bố mẹ lo lắng khi nhiều trẻ sốt cao nhưng bàn chân bàn tay lạnh ngắt. Và có nhiều bố mẹ trùm chăn lên để cho con khỏi lạnh chân tay. Nhưng theo các chuyên gia thì viễ làm này của bố mẹ chỉ làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Vậy bố mẹ cần phải làm gì khi con sốt chân tay lạnh?
Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật các thông tin liên quan để tình trạng sốt chân tay lạnh của trẻ trong bài viết dưới đây. Từ đó, bố mẹ sẽ có biện pháp áp dụng kịp thời và đúng cách giúp con mau khỏi bệnh.
Sốt chân tay lạnh là gì?
Sốt là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. Bởi sốt có thể chỉ biểu hiện của cơ thể trẻ đang chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Khi có sự xâm nhập lạ vào cơ thể thì hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ tạo ra kháng thể ngay lập tức để chống lại sự xâm nhập này.
Song song với đó là trung tâm thân nhiệt của hệ thần kinh trung ương của trẻ sẽ báo hiệu cho cơ thể giải thoát nhiệt ra ngoài bằng phản ứng sốt. Trẻ sơ sinh được coi là sốt khi thân nhiệt cơ thể từ 38.5 độ C. Lúc này, bé cần được can thiệp bằng các phương pháp hạ sốt hay theo chỉ định của bác sĩ.
Khi quá trình sốt diễn ra thì thân nhiệt tăng đột ngột nên hệ thần kinh trung ương sẽ điều khiển để nhiệt thoát ra ngoài qua da. Và trẻ sẽ bị sốt với đầu, trán nóng mà chân tay lại lạnh.
Sốt chân tay lạnh là bệnh rất dễ gặp ở trẻ
Nguyên nhân nào gây nên tình trạng trẻ sốt chân tay lạnh?
Phần lớn nguyên nhân gây nên bệnh sốt chân tay lạnh ở trẻ em là do virus, vi khuẩn gây bệnh trẻ em như siêu vi gây bệnh cúm, thủy đậu, sốt xuất huyết, chân tay miệng… Trong đó, có một số trẻ nguyên nhân sốt do mọc răng, cảm nắng hay sốt sau tiêm phòng. Theo các bác sĩ, khi virus xâm nhập vào mao mạch sẽ gây nên những rối loạn về vận động mạch và tứ chi sẽ hạ nhiệt độ.
Nếu bố mẹ để con sốt cao mà chân tay lạnh kéo dài sẽ vô cùng nguy hiểm vì một số biến chứng có thể xuất hiện như co giật, rối loạn hô hấp, mất nước. Nhiều trẻ bị nặng có thể để lại di chứng cho não bộ và thậm chí có thể tử vong.
Sốt cao kéo dài có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Những triệu chứng mẹ cần biết
Mẹ sẽ nhận thấy một số biểu hiện khi trẻ sốt thông thường như thiếu lực, ra mồ hôi nhiều, lừ đừ, nóng ở vùng trán hay nách, quấy khóc… Một số trường hợp khác của trẻ, mẹ sẽ thấy con lạnh cả chân và tay.
Một số triệu chứng cảnh báo bệnh đang ở mức độ nguy hiểm như:
- Môi và má hồng đỏ
- Mồ hôi trộm ra nhiều, bé quấy khóc liên tục, mặt tím tái.
- Nhiều giờ liền chân tay lạnh ngắt.
- Không có dấu hiệu giảm sốt và liên tục đạt ngưỡng 39 độ C và đã áp dụng nhiều biện pháp.
- Trẻ ngưng khóc nhưng lừ đừ và ngủ nhiều
Triệu chứng đang cảnh báo sự nguy hiểm cho con là mặt bé tím tái và quấy khóc liên tục
Mẹ cần lưu ý gì khi con bị sốt cao mà lạnh chân tay?
Nếu trẻ sốt dưới 38 độ C thì mẹ không cần quá lo lắng và nhớ không dùng thuốc hạ sốt. Vì đây chỉ là cách cơ thể phản ứng lại khi có sự xâm nhập của virus. Các mẹ chỉ cần luôn đảm bảo cơ thể bé được vệ sinh sạch sẽ, lau ấm khắp cơ thể và cho con uống nhiều nước hơn. Ngoài ra, mẹ cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý.
Với trẻ sốt cao trên 38 độ C và chân tay lạnh thì cần đưa con đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. Họ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân khiến con bị bệnh.
Mẹ có thể pha một chút nước chanh với muối với nước nóng rồi lau phần bẹn, nách, gan, bàn tay, bàn chân… giúp con giảm sốt hiệu quả. Các mẹ cũng đừng quên chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho trẻ khi sốt chân tay lạnh. Mẹ nên cho con ăn thực phần mềm, lỏng và tiêu hóa tốt. Một cách giúp tăng sức đề kháng cho con là mẹ nên duy trì chế độ ăn nhiều dưỡng chất gồm đạm, tinh bột, béo và đường. Lượng thức ăn sẽ được mẹ chia nhỏ thành nhiều bữa, tránh để bé ăn nhiều một lúc.
Kết luận
Bé sốt chân tay lạnh là bệnh thường gặp và mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ hãy theo dõi thật kỹ nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì nên đưa con đến ngay bệnh viện hay phòng khám uy tín để được điều trị kịp thời.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!