Sinh thường không gây tê màng cứng có thể là một quyết định mạo hiểm vì không phải ai cũng chịu đựng được cảm giác đau dữ dội khi lâm bồn. Tuy nhiên, nếu mẹ vì lý do nào đó như dị ứng hay thể trạng không thể thực hiện gây tê màng cứng thì cũng đừng quá lo lắng, vẫn còn có những lựa chọn y tế hoặc không can thiệp thuốc nhưng vẫn giúp giảm đau khác.
Chuyên gia y tế về sinh nở ở Mỹ đã cho rằng cảm giác đau trên bàn sinh của phụ nữ có mối liên hệ chặt chẽ với tinh thần của sản phụ tại thời điểm đó và thái độ và bác sĩ thực hiện đỡ đẻ. Dưới đây là một số cách để chuẩn bị cho chuyển dạ và sinh con mà không cần gây tê ngoài màng cứng cũng như những loại thuốc giảm đau có thể được dùng thay thế mà sản phụ có thể tham khảo cũng như thảo luận với bác sĩ trước khi lâm bồn.
Gây tê màng cứng là phương pháp áp dụng rộng rãi trong phòng sinh
Chuẩn bị trong lúc đang mang thai
Để giảm cảm giác đau khi sinh thường không gây tê màng cứng, sản phụ cũng phải có sự chuẩn bị về tâm lý cũng như luyện tập cơ thể mạnh mẽ, dẻo dai hơn trước những cơn cơ thắt khi lâm bồn. Chuyên gia y tế cho rằng nếu bạn đã hiểu rõ những những gì sắp xảy ra, bạn sẽ không cảm thấy quá lo lắng hay sợ hãi. Sức chịu đựng đau đớn của một người thường phụ thuộc vào thể trạng, môi trường, kiến thức và thậm chí sự tập luyện. Mẹ bầu có thể chuẩn bị cho việc sinh nở trong khi còn mang thai bằng cách:
1. Tham gia lớp học về sinh thường
Các lớp học dạy sinh nở, đặc biệt hướng dẫn cách rặn sinh như phương pháp Bradley hoặc Lamaze là một cách tuyệt vời để chuẩn bị cả về tinh thần và cảm xúc cho cuộc lâm bồn. Ở các lớp này, giáo viên hướng dẫn sẽ dạy các phương pháp khác nhau để kiểm soát cơn đau của các cơn co thắt, đồng thời huấn luyện kỹ thuật thở và di chuyển khi chuyển dạ, cũng như hướng dẫn những người xung quanh hỗ trợ sản phụ đúng cách khi bắt đầu chuyển dạ.
Các lớp yohay hay dự sinh giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị tinh thần và thể lực
2. Ghi danh vào các lớp học Yoga trước khi sinh
Những bài tập yoga nhẹ nhàng trong thai kỳ có thể giúp sản phụ nắm bắt được các chuyển độ của cơ thế, thư giãn cơ bắp và có thể giúp khai thác nguồn năng lượng dự trữ bên trong cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.
3. Thuê một người hỗ trợ sinh có thể giúp giảm tỉ lệ gây tê màng cứng
Doula hay người hỗ trợ sinh nở là những người có kiến thức chuyên môn về việc sinh nở cũng như là chuyên gia tâm lý để ở cạnh giúp đỡ để sản phụ lâm bồn an toàn và khoẻ mạnh. Người hỗ trợ sinh không chỉ trấn an tinh thần mà còn có thể hướng dẫn sản phụ hít thở sao cho đúng, chỉ cách đi lại và tư thế nằm sinh thoải mái nhất.
Những loại thuốc giảm đau thay thế thủ thuật gây tê màng cứng khi sinh thường
Tuỳ thuộc vào thể trạng của từng sản phụ, khi chọn sinh thường không gây tê màng cứng bác sĩ có thể sẽ giúp đưa ra những lựa chọn thay thế là các loại thuốc gây tê, gây mê hay giảm đau phù hợp.
1. Gây mê với Nitơ oxit
Việc áp dụng khí gây cười trong phòng sinh còn nhiều hạn chế
Nitơ oxit hay khí gây cười là một chất gây mê dạng hít đang được sử dụng phổ biến trong phòng sinh. Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ, Nitơ oxit có thể làm giảm nhận thức về cơn đau của mẹ và tăng sự thư giãn khi sinh nhưng điểm mạnh là loại khí này lại không làm ảnh hưởng đến việc cho con bú và không ức chế sự giải phóng oxytocin, một loại hormone giúp khuyến khích liên kết giữa mẹ và bé.
Ngoài ra, Nitơ oxit chỉ mất 5 phút để quay trở lại trạng thái bình thường trong khi các loại gây mê khác mất hàng giờ để tan hết. Tuy nhiên, không phải bệnh viện nào cũng được phép và có sử dụng khí gây cười trong phòng sinh, hãy hỏi kỹ bác sĩ sản khoa của bạn.
2. Sinh thường không gây tê màng cứng mà chọn gây tê cục bộ
Theo các bác sĩ chuyên gia, có một số loại thuốc tiêm có thể ngăn chặn sự liên kết cảm giác giữa các dây thần kinh đến xương chậu và âm đạo nên có thể giúp giảm đau trong giai đoạn thứ hai của chuyển dạ (giai đoạn đẩy). Thuốc được tiêm vào dây thần kinh pudendal, một dây thần kinh ở trong khung xương chậ, làm tê liệt toàn bộ khu vực và làm giảm cơn đau khi đẩy em bé ra ngoài. Tuy vậy loại gây mê này không giúp giảm đau khi các cơn co thắt sắp sinh ập đến mà nó chỉ làm giảm đau quanh âm đạo và trực tràng khi em bé đi xuống cửa mình.
3. Thuốc giảm đau có opioid và không có opioid thay vì gây tê màng cứng
Mặc dù không được khuyến cáo sử dụng trong lúc rặn sinh nhưng opioid được cho là rất hiệu quả trong việc giúp giảm đau khi chuyển dạ sớm. Phải cực kỳ lưu ý nếu dùng thuốc giảm đau chứa opioid vì một số biến chứng có thể phát sinh nếu dùng thuốc quá muộn, thuốc có thể đi qua nhau thai và dẫn đến việc em bé bị suy hô hấp hoặc cần phải hồi sức sơ sinh sau khi sinh.
Thuốc giảm đau không chứa opioid, như acetaminophen hoặc ibuprofen, cũng là những lựa chọn, nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa ở Mỹ thì có thể không có tác dụng nhiều vì chúng thường không đủ mạnh để chống lại cơn đau chuyển dạ.
Đau chuyển dạ là cơn đau cực kỳ dữ dội
Nếu bạn lựa chọn sinh thường không gây tê màng cứng, hãy chắc chắn là thảo luận kỹ càng với bác sĩ trước khi lâm bồn về tất cả các lựa chọn thay thế và chọn phương án phù hợp với thể trạng mình nhất.
Theo parents
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!