Sinh non có nguy hiểm không là câu hỏi thường ập đến với các bà mẹ phải đối mặt với nguy cơ sinh sớm. Tiến sĩ Katleen del Prado, bác sĩ phụ khoa sản khoa tại thành phố Lucena, Quezon, Phillippin khuyên thai phụ cần hiểu rõ 11 điều sau về các dấu hiệu sinh non và cách phòng tránh tình trạng này.
Thế nào là sinh non? Sinh non có nguy hiểm không?
Mỗi người phụ nữ đều sẽ có thời gian dự sinh của mình. Đây là cách phổ biến nhất giúp người mẹ biết được khi nào em bé sắp chào đời. Nhưng mọi thứ không phải lúc nào cũng như kế hoạch. Một vài điều bất ngờ có thể xảy ra như bạn chuyển dạ sớm và em bé dường như muốn ra ngoài trước thời gian 40 tuần.
Sinh non là tình trạng thai phụ xuất hiện các dấu hiệu sinh hoặc tử cung co bóp sớm, khiến cho thai nhi chào đời ngay từ tuần 20 – trước 37 tuần thai kỳ.
11 điều mẹ cần biết về sinh non
1. Sinh non nguy hiểm như thế nào?
Tình trạng sinh non thường được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ sơ sinh trên toàn thế giới, Tiến sĩ del Prado cho biết. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có khoảng 15 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra quá sớm mỗi năm và khoảng một triệu trẻ tử vong hàng năm do các biến chứng của sinh non.
Điều này cho thấy một em bé chào đời do sinh non sẽ có nguy cơ đối mặt với các rủi ro về khả năng sinh tồn, sức khỏe cao gấp nhiều lần so với một em bé chào đời đúng thời gian (sau 37 tuần).
2. Mang thai song sinh, sinh ba hoặc nhiều hơn làm tăng nguy cơ sinh non
Điều này là do khi một bà mẹ mang đa thai, sức nặng của thai nhi của thể khiến tử cung thai phụ phải chịu một trọng lượng quá mức bình thường, tử cung sẽ căng lên. Do đó trẻ cũng có nguy cơ phải chào đời sớm hơn.
Ngoài ra cũng có nhiều yếu tố rủi ro khác có thể dẫn đến tình trạng sinh non như:
- Mẹ bầu bị huyết áp cao, tiền sản giật, tiểu đường, thiếu máu và rối loạn đông máu
- Thai phi từng có tiền sử sinh non
- Phụ nữ thụ thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
- Thai nhi mang dị tật bẩm sinh
- Người mẹ gặp phải các vấn đề về tử cung, cổ tử cung hoặc nhau thai
- Mang thai lại quá sớm (dưới sáu tháng), khoảng cách giữa các lần mang thai quá dày.
- Thai phụ không được chăm sóc cẩn thận về dinh dưỡng hoặc thể chất trong quá trình mang thai.
- Mẹ bầu bị thừa cân hoặc thiếu cân trước khi mang thai
- Phụ nữ hút thuốc, uống rượu hoặc dùng thuốc không đúng chỉ định khi mang thai
- Mẹ bầu thường xuyên bị căng thẳng trong thai kỳ
3. Sinh non đôi khi không rõ nguyên nhân
Các bác sĩ sản khoa cho biết, đôi khi một số phụ nữ không hề xuất hiện các yếu tố nguy cơ như trên vẫn có thể gặp phải tình trạng sinh non. Ngược lại, nếu bạn có xuất hiện một số vấn đề nói trên trong quá trình mang thai cũng không có nghĩa là bạn sẽ phải sinh non.
4. Nhiễm trùng có thể khiến mẹ bầu sinh non nguy hiểm
Theo bác sĩ Del Prado, các nguyên nhân như nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), nhiễm trùng cổ tử cung-âm đạo, hoặc các bệnh nhiễm trùng khác cũng có thể gây ra chuyển dạ sớm.
Ngoài ra mẹ cũng nên lưu ý về một số nguyên nhân khác có khả năng gây ra sinh non là:
- Mẹ bầu bị đa ối.
- Cổ tử cung mở ngay cả khi không có bất kỳ một cơn co tử cung nào.
- Sinh non tự phát, đây là nguyên nhân gây ra khoảng hai phần ba tổng số ca sinh non, là khi chuyển dạ tự xảy ra và /hoặc mẹ bầu bị vỡ nước ối sớm.
Bác sĩ Del Prado cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sinh non. Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu được cơ chế hoạt động của quá trình sinh nở. Chuyển dạ sẽ xảy ra khi có sự co bóp tử cung và cổ tử cung mở.
Chúng ta phải hiểu làm thế nào lao động làm việc. Chuyển dạ xảy ra do co bóp tử cung và mở cổ tử cung. Cơ chế cơ bản là viêm, căng cơ và mở cổ tử cung một cách tự nhiên hoặc thứ phát sau các cơn co thắt.
5. Hãy cẩn thận với các dấu hiệu báo chuyển dạ
Có rất nhiều các dấu hiệu cơ bản cho thấy một cơn chuyển dạ sắp bắt đầu. Các bà mẹ nên tìm hiểu và nắm rõ được những dấu hiệu như các cơn co thắt (cơn gò), đau lưng âm ỉ, rỉ ối, ra máu báo, buồn nôn, dịch âm đạo đổi màu, mẹ bầu bị tiêu chảy, khó chịu về đường ruột, …
Hoặc đôi khi ở một số người sẽ không có bất kỳ các dấu hiệu nói trên, thay vào đó những chuyển động của thai nhi sẽ trở nên bất thường hơn (thai nhi không đạp, …).
Người phụ nữ sẽ cảm thấy đau đớn khi chuyển dạ, Tiến sĩ del Prado cho biết thêm, giống như bất kỳ cơn chuyển dạ của phụ nữ sinh con đủ tháng. Các cơn co thắt thường xảy ra hàng giờ, sau đó khoảng thời gian giữa các lần của cơn gò tử cung sẽ rút ngắn, cho đến khi nó lặp lại sau hai đến ba phút.
Bạn sẽ cảm thấy bắt đầu với những cơn đau giống như đau bụng kinh rồi dần dần lan ra vùng thắt lưng. Nước ối rỉ ra cùng dịch nhầy của âm đạo.
Hãy đi khám ngay nếu mẹ bầu thấy mình có bất kỳ các triệu chứng nào nói trên.
6. Bác sĩ có thể giúp ngừng hoặc làm chậm các cơn chuyển dạ sớm
Ngay khi thấy bạn có dấu hiệu chuyển dạ sớm một cách bất thường, các loại thuốc được kê đơn cho mẹ bầu bao gồm các thuốc có tác dụng ngăn chặn các cơn co thắt và trì hoãn việc sinh nở nhằm giữ em bé trong tử cung người mẹ được càng lâu càng tốt.
Việc lựa chọn dùng thuốc hay không cũng phụ thuộc vào quyết định cá nhân của từng thai phụ bởi tất cả những loại thuốc này đều có tác dụng phụ nhất định và không thể sử dụng quá lâu.
Phản ứng với các loại thuốc này cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, một số người có thể phải tiếp tục nằm viện và một số người sẽ được về nhà.
7. Đôi khi, tình trạng sinh non có thể tự dừng lại
Điều này vẫn có thể xảy ra với một số thai phụ. Theo số liệu thống kê của đại học Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) cho biết, cứ 10 phụ nữ gặp phải tình trạng sinh non thì có khoảng 3 người nhận thấy các dấu hiệu sinh non tự chấm dứt.
Tuy vậy, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cũng cung cấp các báo cáo cho thấy, có tới 50% phụ nữ vượt qua được thời điểm sinh non và tiếp tục mang thai cho đến tuần thứ 37 hoặc muộn hơn thế.
8. Sinh non có thể đã được dự báo trước
Với nhiều phụ nữ mang thai, sinh non là điều đã được dự báo trước chứ không phải là sự ngạc nhiên bất ngờ khiến họ sợ hãi. Theo các chuyên gia, một số trường hợp nhất định bác sĩ sẽ yêu cầu chuyển dạ sớm theo kế hoạch và quá trình chuyển dạ sớm này sẽ gây an toàn hơn cho em bé.
Chẳng hạn như một bà mẹ bị rối loạn huyết áp cao như tiền sản giật thì cần được sinh sớm hơn so với mẹ bầu bình thường.
9. Các kiểm tra cần thiết cho quá trình chuyển dạ nếu mẹ bầu phải sinh thiếu tháng
Bác sĩ sẽ có các bước kiểm tra cần thiết về độ giãn mở của tử cung để chắc chắn về tiến triển của quá trình chuyển dạ.
Ngoài ra mẹ bầu có thể phải thực hiện các xét nghiệm khác như siêu âm, kiểm tra chiều dài của cổ tử cung và để xác định xem có cần chăm sóc chuyên khoa hay nhập viện hay không.
10. Chăm sóc mẹ bầu dựa vào tình trạng sức khỏe cá nhân
Mỗi thai phụ đều có đặc điểm thể chất, tiền sử bệnh tật, sức khỏe cũng như quá trình mang thai khác nhau. Bác sĩ sẽ dựa vào điều này để có phương pháp chăm sóc cũng như điều trị phù hợp với phụ nữ có nguy cơ hoặc phải đối mặt với tình trạng sinh non.
Từ đó giúp ngăn ngừa các vấn đề nguy hiểm như sảy thai hoặc sinh non. Điều quan trọng là mẹ bầu cần được chăm sóc thai kỳ một cách cẩn trọng và phù hợp.
11. Sinh có nguy hiểm không – Cách giúp mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ sinh non
Nếu bạn thuộc nhóm phụ nữ có các nguy cơ tiềm ẩn trong thai kỳ, bạn cần được tư vấn và chăm sóc bởi các bác sĩ chuyên môn ngay trước khi bắt đầu quyết định mang thai. Bằng cách này, bạn có thể lên kế hoạch mang thai an toàn cũng như kiểm soát tốt nhất các căn bệnh mãn tính một cách hiệu quả.
Ngoài ra, việc thay đổi các thói quen, lựa chọn cho mình một lối sống lành mạnh nhằm cải thiện sức khỏe sinh sản là điều cần thiết để phòng tránh sinh non. Với các mẹ đã mang thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa thường xuyên, đặc biệt là giai đoạn mới mang thai.
Dưới đây là các bước khác bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ sinh non và mang thai khỏe mạnh hơn:
- Có một chế độ ăn uống cân bằng và uống vitamin / bổ sung nếu cần thiết.
- Điều chỉnh cân nặng phù hợp trước khi mang thai, đặc biệt là nếu bạn cần giảm hoặc tăng cân.
- Tránh tất cả các sản phẩm và các chất có thể gây hại cho bạn và em bé như thuốc lá, thuốc bất hợp pháp và rượu.
- Trao đổi với bác sĩ để kiểm soát các bệnh có thể gây ra nguy cơ sinh non như huyết áp cao và bệnh tiểu đường.
- Phụ nữ bị các bệnh liên quan đến nhiễm trùng cần được chữa trị trước khi mang thai.
- Nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc.
- Giảm thiểu các tình huống căng thẳng, các công việc nặng nhọc và tránh đứng lâu.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian giữa các lần mang thai và chọn cách sinh nở phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ bầu.
Với những kiến thức được chia sẻ bởi bác sĩ chuyên môn như trên, hi vọng chị em đã hiểu sinh non có nguy hiểm không và biết cách phòng tránh tình trạng này một cách tốt nhất cho thai kỳ của mình.
Theo sg.theasianparent
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!