Biết sảy thai ra máu màu gì sẽ giúp mẹ phân biệt được với các trường hợp ra máu khác trong thai kỳ. Thông thường, máu sảy thai sẽ có màu đỏ tươi và có thể chuyển đỏ mận, đỏ sẫm trong nhiều trường hợp. Ngoài ra, sảy thai còn có những dấu hiệu nhận biết khác. Cùng đọc tiếp để tìm hiểu mẹ nhé.
Sảy thai là gì?
Sảy thai là hiện tượng thai mất trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Sau tuần thứ 30 thì nguy cơ sảy thai sẽ giảm đi nhiều. Đây là nỗi lo của rất nhiều mẹ bầu, đặc biệt là với các mẹ ở 3 tháng đầu thai kỳ. Nhiều trường hợp mẹ bị sảy thai mà không hề biết trước đó mình đã mang thai. Cũng nhiều trường hợp trứng thụ tinh xong chưa kịp bám vào niêm mạc tử cung đã bị sảy.
Nguyên nhân khiến mẹ bị sảy thai
Do thai nhi
- Thai gặp phải vấn đề về nhiễm sắc thể: Số lượng nhiễm sắc thể bị thiếu hoặc thừa có thể khiến thai nhi phát triển không bình thường và dễ bị sảy thai
- Nhau thai gặp vấn đề: Thai nhi nhận chất dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai. Vì vậy, nhau thai gặp vấn đề sẽ khiến quá trình phát triển của bé bị ảnh hưởng, khiến thai dễ bị sảy
Do mẹ bầu
- Mất cân bằng hormone: Hormone thai kỳ bị sụt giảm mạnh khiến thai không bám chắc được vào thành tử cung nên bị sảy thai
- Sức khỏe mẹ không tốt: Mẹ bị mắc các chứng bệnh như bệnh về tuyến giáp, bệnh thận, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, các bệnh truyền nhiễm,… khi mang thai thì nguy cơ sảy thai là rất cao
- Tử cung mẹ có vấn đề: Cấu trúc tử cung của mẹ bất thường cũng là một trong những nguyên nhân gây sảy thai
Sảy thai ra máu màu gì?
Một trong những dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất khi bị sảy thai đó là tình trạng ra máu âm đạo. Thực chất, ra máu trong khi mang thai là hiện tượng mẹ rất thường gặp và không phải lúc nào cũng là do sảy thai. Vậy làm sao để phân biệt tình trạng ra máu khi mang thai là nguy hiểm hay lành tính? Sảy thai ra máu màu gì và máu sảy thai có giống với máu kinh nguyệt hay máu báo thai không?
Thực tế, tùy vào cơ địa mỗi người mà máu sảy thai sẽ có màu khác nhau ở mỗi mẹ. Thông thường, máu sảy thai có màu đỏ tươi. Một vài trường hợp, màu sắc của máu sảy thai sẽ có sự thay đổi từ màu đỏ tươi chuyển qua màu đỏ nâu và mận chín. Cũng có trường hợp mẹ ra máu màu nâu đậm trông như bã cà phê. Tất cả đều có thể là dấu hiệu của tình trạng sảy thai, mẹ cần hết sức lưu ý. Ngoài ra, máu sảy thai còn có thể lẫn các mảnh mô, cục máu đông lớn hoặc cục lớn có dạng túi và chứa chất lỏng màu đỏ bên trong.
Mẹ bị sảy thai ra máu trong bao nhiêu ngày?
Khi bị sảy thai, cơ thể mẹ sẽ ra máu trong khoảng 1 – 2 tuần, tối đa là 14 ngày. Tùy từng mẹ mà tình trạng ra máu có thể kéo dài liên tục mỗi ngày hoặc cũng có thể ra từng đợt rồi đột ngột dừng hẳn, sau đó lại tiếp tục ra máu.
Với thời gian chảy máu liên tục trong nhiều ngày như vậy, cơ thể mẹ sẽ mất một lượng máu khá lớn. Vì vậy, mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi tịnh dưỡng và có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng để bồi bổ cơ thể.
Các dấu hiệu nhận biết sảy thai khác
Ngoài dấu hiệu ra máu thì sảy thai còn có nhiều dấu hiệu nhận biết khác. Cùng tìm hiểu đó là những dấu hiệu nào mẹ nhé!
Đau bụng dưới kèm đau lưng
Biểu hiện này khá giống với triệu chứng mẹ thường gặp trong thời kỳ nguyệt san, tuy nhiên chúng ở mức độ trầm trọng hơn. Mẹ bị sảy thai đau bụng rất dữ dội, dai dẳng và thường là đau ở một bên bụng.
Xuất hiện các cơn co thắt tử cung
Khi bị sảy thai, các cơn co thắt tử cung sẽ xảy ra liên tục, khoảng 15 – 20 phút/lần kèm với hiện tượng đau thắt và khó thở.
Mất triệu chứng thai nghén
Bỗng một ngày mẹ thấy các triệu chứng thai nghén thường gặp như buồn nôn, nôn, bầu ngực sưng và đau,… không còn nữa thì đó có thể là do mức hormone trong cơ thể mẹ đã trở lại bình thường, tức là thai đã không còn nữa
Tiết dịch nhầy âm đạo
Đối với mẹ bầu mang thai tuần thứ 4 và 5, khi bị sảy thai, âm đạo mẹ sẽ tiết ra dịch nhầy có màu trắng hoặc xám bao quanh cục trắng.
Các dấu hiệu khác
Một số mẹ bầu bị sảy thai còn gặp các dấu hiệu sau đây:
Vừa rồi là những thông tin giải đáp thắc mắc sảy thai ra máu màu gì cũng như những dấu hiệu sảy thai khác để mẹ nhận biết. Khi phát hiện những dấu hiệu này, dù chưa rõ có phải là triệu chứng của sảy thai hay không, mẹ cũng cần đến ngay bệnh viện gần nhất để được thăm khám chính xác. Đặc biệt là đối với trường hợp mẹ bầu bị chảy máu âm đạo với mức độ nhiều, phải thay bằng vệ sinh liên tục sau mỗi một tiếng.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!