Mang thai ra máu màu nâu nhưng không đau bụng ở mỗi giai đoạn của thai kỳ thường là dấu hiệu sinh lý thông thường hoặc bệnh lý. Mẹ bầu cần kết hợp theo dõi các biểu hiện khác để biết cách xử lý kịp thời.
- Mang thai ra máu màu nâu nhưng không đau bụng trong 3 tháng đầu
- Mang thai ra máu màu nâu nhưng không đau bụng trong 3 tháng giữa
- Mang thai ra máu màu nâu nhưng không đau bụng trong 3 tháng cuối
Mang thai ra máu màu nâu nhưng không đau bụng trong 3 tháng đầu
Ra khí hư màu nâu nhạt khi mới mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng thường gặp ở hầu hết các mẹ bầu. Đây là dấu hiệu cho thấy quá trình thụ thai đã thành công.
Việc làm tổ của phôi thai sẽ làm bong một ít niêm mạc tử cung, khiến chị em ra một ít máu âm đạo hay còn gọi là máu báo thai.
Mẹ có thể quan tâm:
Bị ra máu nhiều khi mang thai: Cách sơ cứu cho mẹ bầu khi khẩn cấp
Thiếu máu khi mang thai – Mẹ bầu cần lưu ý những điều gì?
Khi xuất hiện máu báo thai, chị em sẽ ra khí hư màu nâu nhạt hoặc màu hồng, kèm theo cảm giác đau bụng nhẹ. Đây là hiện tượng hết sức bình thường, xảy ra trong vài tuần đầu của thai kỳ và không có gì nguy hiểm cho thai nhi.
Khi nào là dấu hiệu bất thường
Nếu ra máu màu nâu 3 tháng đầu kèm hiện tượng chuột rút, đau lưng, người mệt mỏi, trước đó có gặp chấn động nào đó, … thì chị em nên cảnh giác với tình trạng động thai hoặc sảy thai.
Mẹ bầu nên làm gì?
Nếu không phải máu báo thì việc ra dịch nâu những tháng đầu đều là biểu hiện không tốt cho thai nhi. Mẹ bầu cần:
- nghỉ ngơi nhiều
- hạn chế vận động
- tránh quan hệ tình dục
- đặt thuốc giảm gò theo đơn kê của bác sĩ
Mang thai ra máu màu nâu nhưng không đau bụng trong 3 tháng giữa
Bước vào 3 tháng giữa, mặc dù thai nhi đã lớn hơn, tỉ lệ sảy thai giảm bớt nhưng với một số mẹ vẫn có nhiều nguy cơ nếu thấy xuất hiện máu nâu.
Thai phụ cần biết để khi rơi vào hoàn cảnh này không bị hoảng sợ và điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và thai nhi. Theo thống kê có tới 20% mẹ bầu bị ra máu khi mang thai.
Nếu là dọa sẩy thai, người mẹ sẽ thấy:
- máu ra ở âm đạo thường có màu đỏ hoặc đen với số lượng ít, kéo dài nhiều ngày
- máu thường lẫn với dịch nhầy
- có cảm giác tức, nặng bụng
- đau lưng
Mẹ bầu nên làm gì?
- Đi khám và điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ: Khi có những biểu hiện bất thường thì cần đi khám và sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ.
- Khi đau, tránh xoa bụng, đấm lưng hay vê đầu vú vì đó là những kích thích khiến tử cung co bóp nhanh và mạnh hơn làm thai dễ sảy hơn.
- Nghỉ ngơi để đảm bảo các cơ quan sinh sản nhất là tử cung không bị kích thích trong thời gian này.
- Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong thời điểm này
Mang thai ra máu màu nâu nhưng không đau bụng trong 3 tháng cuối
Theo các chuyên gia sản khoa, ra dịch nâu vào 3 tháng cuối thường là dấu hiệu dự sinh hoặc nhau tiền đạo.
Dấu hiệu sinh
Nếu mẹ bầu ra khí hư màu nâu trong những tháng cuối thai kỳ, thường ở tuần thứ 36 – 40 tuổi thì có thể là dấu hiệu sắp sinh. Lúc này, cổ tử cung mềm và mở rộng hơn, mất đi nút nhầy khiến cho khí hư chuyển màu nâu nhạt.
Mẹ có thể quan tâm:
Những lưu ý khi mang thai bị chảy máu cho mẹ Bầu
Bị ra máu khi mang thai có nguy hiểm không?
Mẹ cần theo dõi các dấu hiệu sắp sinh khác để biết chính xác khi nào nên nhập viện, trong đó phổ biến và dễ nhận thấy nhất là:
- Xuất hiện cơn gò tử cung
- Vỡ ối hoặc rỉ ối
- Tiêu chảy
Nhau tiền đạo cuối thai kỳ
Đây là hiện tượng rau thai bám một phần hoặc toàn bộ ở đoạn dưới tử cung và gây chảy máu vào 3 tháng cuối của thai kỳ cũng như trong chuyển dạ và sau khi sinh.
Những biến chứng rau tiền đạo là rất nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của cả người mẹ và thai nhi. Do đó, bà bầu cần khám thai định kỳ để được chẩn đoán và phát hiện kịp thời những bất thường của thai kỳ.
Kết luận
Ra máu nâu trong thai kỳ thường mang lại nhiều lo lắng cho các mẹ bởi nguy cơ dọa sảy thai hoặc sảy thai. Mẹ cần nắm vững các dấu hiệu đi kèm để kịp thời dưỡng thai, có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi thích hợp, giúp đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!