Sau tiêm phòng bao lâu thì sốt? Tuỳ thể trạng của từng người mà sau tiêm phòng sẽ có những phản ứng khác nhau. Có người sốt sau một vài tiếng, có người sốt sau 7 – 8 tiếng nhưng cũng có những người không hề sốt mà chỉ có những phản ứng phụ rất nhẹ.
- Vì sao sau tiêm phòng lại hay sốt?
- Những loại vaccine mà người lớn nên tiêm bên cạnh vaccine Covid-19
Vì sao sau tiêm phòng lại hay sốt?
Sốt là một trong những phản ứng sau tiêm gần như là phổ biến nhất, với tất cả các loại vaccine chứ không riêng gì vaccine Covid-19. Vaccine hoạt động theo cơ chế “giả thành virus” để cơ thể “tập trận”. Hệ miễn dịch của cơ thể sẽ nhận diện “kẻ địch giả” này theo đúng quy trình, cơ quan “vùng hạ đồi” nhận lệnh có sự tấn công đe doạ cơ thể lập tức điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường tạo nên hiện tượng sốt.
Như vậy, sau khi tiêm vaccine, cơ thể nóng lên tức là hệ miễn dịch đang vào cuộc mạnh mẽ để bảo vệ cơ thể của mình. Tuỳ vào hệ miễn dịch của mỗi người phản ứng nhanh hay chậm nên khó có thể trả lời “Sau tiêm phòng bao lâu thì sốt”. Có người sẽ lập tức sốt sau 1 – 2 tiếng, có người sau 7 – 8 tiếng nhưng cũng sẽ có người không hề bị sốt vì hệ miễn dịch của họ phản ứng nhẹ nhàng hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là vaccine không có hiệu quả.
Tiêm phòng bao lâu thì sốt? (Nguồn: Báo Lao động)
Xem thêm:
Sau tiêm vaccine Covid-19 lại bị sốt có đáng lo ngại không?
Những loại vaccine mà người lớn nên tiêm bên cạnh vaccine Covid-19
Bên cạnh vaccine Covid-19 bắt buộ phải tiêm trong tình hình hiện tại, ít ai biết rằng còn đến 10 loại vaccine mà người lớn cũng cần phải tiêm phòng. Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thanh Phước – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đề cập đến 10 loại vaccine sau:
1. Vaccine cúm
Có khoảng 650.000 người chết vì cúm mỗi năm trên thế giới. Đây là loại bệnh rất dễ lây qua các giọt dịch tiết đường hô hấp khi người bệnh ho hoặc qua đồ vật bị nhiễm bệnh. Mỗi người lớn nên được chích ngừa 1 liều vaccine cúm mỗi năm. Tốt nhất là tiêm trước mùa cúm 1 tháng.
2. Vaccine uốn ván
Trực khuẩn uốn ván Clostridium tetanin có thể gây suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật, ngừng tim. Vì vậy đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm dễ bị nhiễm qua vết thuương hở với tỉ lệ tử vong cao từ 25-90% và lên đến 95% ở trẻ sơ sinh. Cả trẻ em và người lớn đều cần được tiêm ngừa loại vaccine này.
Vaccine uốn ván (Nguồn: Vimec)
3. Vaccine ho gà
Trực khuẩn Bordetella pertussis gây nên bênh ho gà. Ban đầu bệnh có biểu hiện nhẹ giống cảm lạnh, khi trở nặng, người bệnh sẽ ho dữ dội, nôn ói, mệt mỏi kéo dài đến 6-7 tuần. Đây là loại bệnh truyền nhiễm mà một người có thể lây cho 12-17 người khác. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần được tiêm phòng cẩn thận.
4. Vaccine bạch hầu
Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng do khuẩn bạch hầu Corynbacterium diphtheria. Thường lây qua đường hô hấp hoặc vật dụng có dính chất bài tiết của người nhiễm bệnh. Các triệu chứng của bệnh là viêm thanh quản, nổi hạch dưới hàm, biến chứng nặng có thể thành viêm phổi, suy tim, thậm chí tử vong trong 6-10 ngày. Cả trẻ em và người lớn đều cần tích cực tiêm vaccine ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Xem thêm:
Vaccine Covid 19 – Những thông tin quan trọng mà bạn cần biết
5. Vaccine viêm gan A
Viêm gan siêu vi A có khả năng lây truyền qua đường ăn uống thức ăn, nguồn nước, tiếp xúc với các đồ vật có nhiễm phân của người bệnh. Tiêm vaccine là biện pháp quan trọng bảo vệ bản thân trước nguy cơ nhiễm bệnh, đặc biệt là khách du lịch đến vùng lưu hành bệnh, người làm việc trong các môi trường dễ nhiễm bệnh…
6. Vaccine viêm gan B
Bệnh viêm gan B được lây truyền từ mẹ sang con, qua máu hoặc đường tình dục. Hầu hết người lớn sẽ phục hồi hoàn toàn sau khi nhiễm bệnh nhưng cũng có trường hợp diễn biến thành viêm gan mạn tính, sau đó dẫn đến xơ gan, ung thư gan. Tất cả mọi người chưa có miễn dịch đều cần được tiêm ngừa vaccine này đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ.
7. Vaccine thuỷ đậu
Thủy đậu là bệnh dễ lây qua nước bọt hoặc tiếp xúc gần với người bệnh với biểu hiện là mụn nước, ngứa khắp cơ thể. Nếu nhẹ bệnh chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, có thể biến chứng nhiễm trùng nặng.
8. Vaccine sởi – quai bị – rubella
Sởi có triệu chứng sốt, ho, sổ mũi, đỏ mắt, các ban đỏ vùng mặt cổ, rồi lan xuống toàn bộ cơ thể. Trong trường hợp biến chứng có thể gây viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm nhu mô não..
Quai bị là bệnh đặc trưng bởi tuyến nước bọt sưng nề ở vùng cổ, má, hàm. Có thể biến chứng thành điếc do tổn thương dây thần kinh. Thai phụ nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu có thể gây sẩy thai.
Rubella biểu hiện chính là ban đỏ ngoài da, sưng nề các tuyến. Nếu nhiễm Rubella trong thời kỳ mang thai sẽ gây những dị dạng bẩm sinh cho thai nhi như điếc, mù, thiểu năng trí tuệ,..
Vaccine Rubella (Nguồn: Vinmec)
9. Vaccine phế cầu
Nhiễm phế cầu khuẩn có thể gây ra những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng máu… Không chỉ trẻ em, cả người lớn cũng chưa có miễn dịch nên cần được tiêm ngừa để bảo vệ khỏi nguy cơ mắc bệnh.
10. Vaccine HPV
Là loại vaccine giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung, là loại ung thư gây tử vong hàng đầu cho phụ nữ hiện nay. Mỗi ngày, tại Việt Nam có thêm 14 ca mắc mới và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung. Hiện chưa có thuốc đặc trị virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Cho đến nay, tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để chị em chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Vaccine được tạo ra để bảo vệ con người khỏi những bệnh có nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng cao. Vì vậy mỗi người cần phải trang bị cho mình kiến thức về các loại vaccine cần thiết và tiến hành tiêm phòng để bảo vệ bản thân và những người xung quanh
Nguồn thông tin: Những loại vắc – xin người lớn cần tiêm – Bệnh viện Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!