Tiêm vaccine Covid 19 đang là từ khoá được quan tâm nhất hiện tại, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hiện nay. Nếu quan tâm đến việc tiêm vaccine này, đây là những thông tin quan trọng mà bạn cần nắm:
- Tiêm vaccine Covid 19 – Những loại vaccine nào Việt Nam đang tiếp nhận?
- Đối tượng nào được tiêm vaccine Covid 19?
- Những đối tượng nào được khuyến cáo không nên hoặc hoãn tiêm vaccine?
- Những điều cần làm trước và sau khi tiêm vaccine
Tiêm vaccine Covid 19 – Số lượng vaccine Việt Nam đang tiếp nhận
Tính đến ngày 14.7, dự kiến Việt Nam sẽ tiếp nhận khoảng 124 triệu liều vaccine từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm mua và viện trợ từ đây đến cuối nắm 2021. Trong đó, nguồn hỗ trợ của chươn trình Giải pháp tiếp cận vaccine phòng Covid-19 toàn cầu 38,9 triệu liều; Bộ Y tế đàm phám mua vaccine Pfizer/BioNTech 31 triệu liều; mua vaccine AstraZeneca 30 triệu liều; Tập đoàn T&T mua vaccine Sputnik của Nga 40 triệu và tài trợ cho Bộ Y tế 20 triệu; Chính phủ Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và đại sứ các nước hỗ trợ Việt Nam 3,5 triệu liều. Do nguồn cung vaccine khan hiếm nên tính đến đầu tháng 6.2021, Việt Nam chỉ mới tiếp nhận hơn 3,8 triệu liều vaccine. Dự kiến trong tháng 7 sẽ tiếp tục nhận 8,8 triệu liều nữa từ các nguồn kể trên.
Xem thêm:
Đối tượng nào được tiêm vaccine Covid 19?
Những ai được tiêm vaccine Covid 19? Nghị quyết số 21/NQ-CP về mua và sử dụng vaccine phòng Covid-19 quy định đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí bao gồm 9 nhóm đối tượng:
Những người thuộc tuyến đầu chống dịch là đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine trước tiên
1. Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm: Người làm việc trong các cơ sở y tế; người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên…); Quân đội; Công an.
2. Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.
3. Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước…;
4. Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;
5. Người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi.
6. Người sinh sống tại các vùng có dịch.
7. Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội.
8. Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.
9. Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch.
Xem thêm:
Những đối tượng nào được khuyến cáo không nên hoặc hoãn tiêm vaccine?
Tiêm vắc xin Covid 19 có nguy hiểm không? Tuy việc tiêm vaccine là cần thiết và cấp bách trong giai đoạn này nhưng để ngăn chặn các tác dụng phụ có thể gây nguy hiểm đến người được tiêm, các đối tượng sau được Bộ Y tế khuyến cáo hoãn tiêm vaccine:
(Nguồn: baochinhphu.vn)
1. Người đang mắc bệnh cấp tính;
2. Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ;
3. Người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù;
4. Người trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị;
5. Người trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh Covid-19;
6. Tiêm vaccine khác trong vòng 14 ngày trước;
7. Người đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng;
8. Người trên 65 tuổi;
9. Người bị giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu.
Tại hướng dẫn này cũng quy định 4 đối tượng cần thận trọng tiêm chủng và cần được khám sàng lọc kĩ trước khi tiêm:
1. Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác;
2. Người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định;
3. Người mất tri giác, mất năng lực hành vi;
4. Đặc biệt, chống chỉ định với người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên tại lần tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vaccine.
Những điều cần làm trước và sau khi tiêm vaccine
Công dân Việt Nam có thể truy cập cổng thông tin tiêm chủng tiemchungcovid19.gov.vn để đăng ký tiêm chủng và khai báo y tế, cập nhật phản ứng sau tiêm. Điều quan trọng là tiêm vaccine sẽ an toàn nếu mọi người tuân thủ các lưu ý trước và sau khi tiêm bên dưới:
1. Trước khi tiêm chủng:
- Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tuỳ thân, thậm chí phiếu tiêm các loại vaccine khác, sổ khám bênh, đơn thuốc sử dụng trong thời gian gần nhất.
- Khai báo y tế trước khi đến tiêm, đeo khẩu trang, thực hiện 5K, ăn uống đầy đủ
- Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại thông minh và khai báo thông tin cần thiết.
- Khai báo cho cán bộ y tế thông tin liên quan đến sức khoẻ cá nhân.
2. Sau khi tiêm chủng
- Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau tiêm để được theo dõi tình trạng sức khoẻ sau tiêm
- Khi về nhà, nên chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 3 tuần kể từ thời điểm tiêm vaccine
3. Các phản ứng thông thường sau tiêm:
- Đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, sưng, đỏ, bồn chồn…
(Nguồn: Freepik)
- Một số phản ứng sau tiêm nghiêm trọng rất hiếm có thể xuất hiện một vài giờ hoặc một vài ngày sau tiêm phòng vắc xin Covid-19 như: tê môi/ lưỡi; phát ban; ngứa, tắc nghẽn, căng cứng ở họng; thở dốc, khó thở,…
Toàn dân được tiêm vaccine covid 19 trong thời gian sớm nhất chính là nỗ lực mà các ban ngành đoàn thể đang cố gắng thực hiện. Nhiệm vụ của người dân là phải bình tình và bảo vệ mình trước đại dịch, tuân thủ quy tắc 5K cũng là cách để bảo vệ cộng đồng.
Nguồn thông tin:
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!