Sau sinh bao lâu thì ăn uống bình thường? Từ tuần thứ 2 trở đi sau cơn vượt cạn, mẹ đã có thể ăn uống dễ dàng mà không cần kiêng khem quá khắt khe như những ngày đầu. Nhưng hãy chú ý đến 1 số loại thực phẩm sau đây vì chúng có thể làm giảm sữa mẹ, không tốt cho em bé.
Nội dung bài viết:
- Mẹ sau sinh có cần ăn kiêng?
- Sau sinh bao lâu có thể ăn uống bình thường?
- Sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường?
- Thực phẩm tốt cho mẹ sau sinh
Phụ nữ sau sinh có cần ăn kiêng?
Trải qua kỳ sinh nở, dù là sinh thường hay mổ đẻ thì mẹ cũng mất rất nhiều sức lực. Quá trình phục hồi lúc này đòi hỏi thời gian dài và chế độ sinh hoạt phù hợp vì sinh nở không chỉ vắt kiệt thể lực của người mẹ mà còn để lại cơ số vết thương trên cơ thể.
Bên cạnh việc nghỉ ngơi thì chế độ ăn uống cũng có vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe cho mẹ. Đặc biệt hơn, với những mẹ cho con bú thì chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sữa cho bé.
Từ xưa đến nay các cụ hay quan niệm mẹ sau sinh phải kiêng cữ nhiều điều, nhất là chế độ ăn. Có những mẹ chỉ ăn ròng rã một số món như canh rau ngót thịt băm, thịt kho nghệ cả tháng trời sau sinh vì cho rằng ăn như vậy tốt cho sức khỏe mẹ và bé.
Tuy nhiên hiện nay quan điểm này đã phần nào lỗi thời vì không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mẹ cũng như tạo nguồn sữa cho em bé mới sinh. Trên thực tế mẹ cũng nên có một số kiêng cữ nhất định trong ăn uống nhưng không nên kiêng khem thái quá.
Bạn có thể chưa biết:
Sau sinh ăn măng được không? Có phải ăn măng sau sinh sẽ bị mất sữa?
Mẹ sau sinh ăn sữa chua được không và những lầm tưởng của hội bỉm sữa
Sau sinh bao lâu thì ăn uống bình thường?
Chế độ ăn uống sau sinh có vai trò quan trọng cho cả mẹ và bé và đặc biệt cần đáp ứng đủ 3 yếu tố: tốt cho vết mổ/vết khâu, lợi sữa và tốt cho quá trình hồi phục sức khỏe của mẹ. Thực tế hiện nay khá nhiều mẹ đã có quan điểm thoáng và khoa học hơn về chuyện ăn uống sau sinh, tuy nhiên tùy theo từng giai đoạn sau sinh mà mẹ cũng cần có một số hạn chế và thay đổi trong chế độ ăn uống như sau:
Sau khi sinh từ 1 – 3 ngày
Những ngày đầu tiên sau khi vượt cạn, cơ thể người phụ nữ rất yếu, sản dịch lúc này bắt đầu ra nhiều. Mẹ sinh mổ còn phải hứng chịu những cơn đau dữ dội hơn khi thuốc giảm đau hết tác dụng.
Thời điểm này mẹ chưa thể ăn uống bình thường như trước đây mà chỉ nên ăn thức ăn mềm và tiêu thụ nhiều đồ ăn dạng lỏng vì nếu không, nguy cơ táo bón có thể xảy ra; đi kèm theo đó là dạ dày và đường ruột hoạt động nhiều càng làm tăng thêm cảm giác đau đớn cho mẹ.
Trong vòng 1 – 3 ngày sau sinh, mẹ nên ăn nhiều canh rau, nước ép hoa quả, thức ăn dạng lỏng như cháo, soup; tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ ăn quá cứng. Chất xơ trong rau củ cũng nên được bổ sung thêm trong khẩu phần ăn để ngăn ngừa nguy cơ táo bón.
Mẹ có được ăn uống bình thường sau khi sinh từ 2 tuần – 3 tháng?
Nếu mẹ sinh thường thì chỉ cần khâu ở tầng sinh môn. Vết rạch này mất khoảng vài ngày để khép miệng và sau 2 tuần thì bắt đầu liền sẹo. Trong trường hợp mẹ sinh mổ, vết khâu ở bụng cần nhiều thời gian hơn để lành lại vì phải khâu nhiều lớp (lớp tử cung, cơ thành bụng, lớp da) và trên thực tế, cơn đau do vết mổ chỉ thực sự giảm hẳn khi mẹ đã sinh được khoảng 3 tháng.
Lúc này, mẹ cần chú ý khi lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn vì thực phẩm không phù hợp không chỉ gây ra các vấn đề về tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, làm cho mẹ bị sẹo lồi, sẹo thâm ở vết khâu và có thể làm vết thương lâu lành.
Những thực phẩm chị em cần tránh hoặc hạn chế ăn để không ảnh hưởng đến vết mổ/ vết khâu có thể kể đến:
- Đồ nếp: Các loại xôi, bánh từ bột nếp có thể khiến vết mổ ngày càng to hơn, dễ mưng mủ làm cho thời gian phục hồi lâu hơn. Tình trạng mưng mủ có thể gây nhiễm khuẩn và hình thành sẹo lồi xấu xí.
- Rau muống: Đây loại rau có lợi giúp giải độc, nhuận tràng. Đối với các mẹ sau sinh, rau muống sản sinh các sợi collagen giúp cho vết thương nhanh lành hơn. Tuy nhiên, trong quá trình sản sinh các tế bào mới, trình tự bị đảo lộn không theo thứ tự phù hợp. Điều đó dẫn đến việc các các mô xếp chồng lên nhau làm hình thành sẹo lồi.
- Lòng trắng trứng: làm vùng vết mổ sáng màu hơn vùng còn lại gây mất thẩm mỹ.
Sau khi sinh đến khi cai sữa
Sau sinh bao lâu ăn uống bình thường? Từ tuần thứ 2 trở đi sau cơn vượt cạn, mẹ đã có thể ăn uống dễ dàng mà không cần kiêng khem quá khắt khe như những ngày đầu. Tuy vậy, các mẹ cần ghi nhớ một số loại thực phẩm không nên ăn sau đây để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng sữa cho con bú:
- Các loại đồ ăn, thức uống có chứa caffeine và chất kích thích như: cà phê, rượu, bia, thuốc lá…
- Gia vị cay nóng như hạt tiêu, mù tạt, ớt…
- Thực phẩm sống, chưa nấu chín như gỏi, sushi, rau sống không rõ nguồn gốc…
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán, thịt mỡ, da gà/vịt…
- Mẹ bị huyết áp cao cũng cần hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Với những mẹ sức khỏe bình thường thì cũng nên loại bỏ đồ ăn chế biến sẵn ra khỏi thực đơn vì loại đồ ăn này có hàm lượng muối cao. Muối làm tăng áp lực cho quá trình trao đổi nước – muối do hormone của tuyến thượng thận tạo ra.
- Các món muối chua, đồ ăn vừa lấy ra từ tủ lạnh cũng nên hạn chế trong thời gian đầu sau sinh. Ngoài ra mẹ cũng tránh ăn rau cải bẹ, cải đắng vì chúng là nguyên nhân gây ra chứng són tiểu rất khó chịu.
Bạn có thể chưa biết:
Sau sinh ăn măng cụt được không, ăn thế nào để tốt cho bà đẻ và bé sơ sinh?
Sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường?
+ Trong vòng 6 giờ sau sinh mổ mẹ không được ăn bất cứ thứ gì. Thời gian này lượng thuốc gây mê trong cơ thể mẹ vẫn còn, nhu động ruột chưa thể hoạt động bình thường. Việc ăn uống sẽ gây đầy hơi, khó tiêu.
+ Sau sinh 6 giờ: Nhu động dạ dày và ruột của mẹ lúc này bị giảm nên khi ăn sau sinh, mẹ hãy chọn ăn chay hay các loại thức ăn nhẹ dễ tiêu khoảng thời gian này là tốt nhất cho mẹ như cháo và súp. Đừng vội vàng bổ sung những thực phẩm quá nhiều dinh dưỡng.
+ Sau sinh 1-2 ngày: Tiếp tục ăn những loại thức ăn dễ tiêu và thay đổi đa dạng món ăn. Chú ý không dùng thực phẩm chứa quá nhiều dầu mỡ.
+ Sau sinh mổ 1 tuần:
- Đường tiêu hóa của mẹ đã dần cải thiện và mẹ có thể ăn thêm cá, trứng, thịt gà; Các loại rau xanh lá, nhiều chất xơ dễ tiêu hóa;
- Đừng ăn quá nhiều đường, tinh bột.
- Mẹ phải đảm bảo ăn chín uống sôi, bổ sung nhiều nước trong ngày để cơ thể nhanh chóng hồi phục đồng thời có nhiều sữa cho con bú.
- Tránh ăn những thực phẩm có tính hàn và mùi tanh như cua, cá, thịt trâu…ở giai đoạn này
Nhóm thực phẩm nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày cho mẹ sau sinh
Chế độ ăn cho mẹ sau sinh cần cân bằng hàm lượng các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu, bên cạnh đó bổ sung thêm nước và trái cây để tăng lượng sữa cho bé.
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP.HCM đưa ra một số gợi ý về bổ sung dinh dưỡng đúng cách cho phụ nữ sau sinh như sau:
- Chất đạm: Nên ăn thịt nạc (heo, gà, bò, tôm), tránh thịt nhiều mỡ, ăn nhiều hạt họ đậu; nên tăng cường sữa bò, trứng gà, sữa chua, sữa đậu nành…
- Chất béo từ dầu thực vật, các loại hạt, hạn chế mỡ động vật
- Chất bột từ cơm, cháo, mì…; hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn…
- Các loại chất xơ, vitamin từ rau lá xanh đậm, củ quả có màu đỏ, cam; hoa quả như nho, chuối, đu đủ, lê, mít… Cần lưu ý là trái cây nên cắt nhỏ và nhai kỹ
- Thực phẩm giàu chất sắt như lòng đỏ trứng, súp lơ, tôm, hải sản…
Ngoài ra các mẹ sau sinh cũng cần chú ý trong cách chế biến thức ăn như sau:
- Nên hấp, luộc các món rau, nấu nhanh để giảm thất thoát vitamin
- Ăn chậm, nhai kỹ
- Hạn chế thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ
- Các loại thịt, cá nên kho mềm, ít gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng…
- Nên ăn thức ăn khi còn nóng ấm, tránh thức ăn sống, đồ chua, hạn chế đồ ăn tính hàn để tránh lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu…
- Uống đủ nước từ đa dạng nguồn để đảm bảo nước cho cơ thể và tạo sữa cho con bú.
Nên kiêng đồ uống lạnh ít nhất 3 tháng sau sinh
Tuy chưa có bằng chứng khoa học nào chứng tỏ việc kiêng ăn/ uống đồ lạnh sau sinh gây hại cho mẹ và bé sơ sinh. Nhưng việc uống nước lạnh có thể gây ra 1 số vấn đề như khiến cho mẹ dễ bị cảm cúm, ê buốt răng, đầy hơi, tiêu chảy (do hiện tượng co thắt của các mạch máu trong dạ dày và ruột), nhức đầu. Cơ thể mẹ sau sinh còn rất yếu, nước đá sẽ khiến mẹ dễ bị lạnh đường huyết, lâu lành vết mổ, có thể giảm tiết sữa và có hại cho hệ tiêu hóa của mẹ.
Một lời khuyên hữu ích cho mẹ sau sinh là sử dụng một số thực phẩm có tính chống viêm cao như trà xanh, tỏi, nghệ để giúp cơ thể tăng sức đề kháng và bảo vệ vết khâu trước vi khuẩn có hại.
Lời kết
Nếu mẹ muốn đảm bảo sức khỏe và luôn đủ sữa cho con bú thì nên thực hiện ăn uống khoa học và hạn chế một số loại thực phẩm nhất định trong thời gian càng lâu càng tốt. Nên nhớ sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh nên được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và được cho bú mẹ xen kẽ đến khi được 24 tháng tuổi. Trong suốt thời gian đó, mẹ phải bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng và tránh ăn đồ ăn có thể ảnh hưởng không tốt đến số lượng cũng như chất lượng sữa.
Bài viết trên đây đã phần nào giải đáp câu hỏi sau sinh bao lâu thì ăn uống bình thường cho chị em. Chúc chị em lựa chọn được thực đơn đầy đủ dinh dưỡng để vừa đủ sữa cho em bé, vừa nhanh phục hồi sức khỏe và sắc đẹp.
Nguồn tham khảo: Ăn uống đúng cách cho phụ nữ sau sinh – vnexpress.net
Xem thêm
- Ở cữ được ăn quả gì để tốt cho cả mẹ và bé?
- Sau sinh bao lâu được uống nước đá để không ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và con?
- 10 loại hoa quả vừa bổ dưỡng lại lợi sữa nhất dành cho mẹ mới sinh
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!