Có kinh sau sinh 1 tháng khi vẫn cho con bú có bình thường không?

Sau sinh 1 tháng có kinh, mẹ có thể nhận thấy một số thay đổi trong nguồn sữa mẹ hoặc phản ứng của bé khi bú sữa. Chẳng hạn, mẹ bỉm sữa có thể nhận thấy nguồn sữa giảm hoặc bé thay đổi tần suất muốn bú. Hoặc hiện tượng này có thể xảy ra ngược lại.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau sinh 1 tháng có kinh, nguyên nhân chủ yếu có thể là do bé đang dần ít bú. Hoặc do mẹ có bổ sung thêm sữa công thức khi cho con bú. Vấn đề này nhiều chị em gặp phải nên mẹ bỉm sữa không cần phải lo lắng. Vì lo lắng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa.

  • Kinh nguyệt bất thường sau sinh có sao không?
  • Sau sinh khi nào có kinh nguyệt trở lại?
  • Sau sinh 1 tháng có kinh khi vẫn cho con bú có bình thường không?
  • Mẹ bỉm có được sử dụng tampon không?
  • Có kinh sau sinh có ảnh hưởng đến sữa mẹ?
  • Kinh nguyệt sau sinh cần lưu ý những gì?

Kinh nguyệt bất thường sau sinh có sao không

Nhiều phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt bất thường sau khi sinh con, sau sinh 1 tháng có kinh rồi lại mất, thật ra điều này hoàn toàn bình thường và các mẹ cũng không cần phải quá lo lắng.

Nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt sau sinh bất thường là do quá trình mang thai khiến cơ thể phụ nữ xảy ra nhiều biến đổi. Không chỉ cơ thể phải phát triển để nuôi dưỡng thai nhi mà còn tạo ra sữa mẹ sau khi bé ra đời. Tất cả điều này xảy ra đều do hormone trong cơ thể.

Thêm vào đó, nếu trước khi sinh mẹ từng bị mất cân bằng hormone thì cũng có khả năng gặp phải hiện tượng kinh nguyệt bất thường sau sinh, ảnh hưởng đến thời điểm có kinh sau sinh. Sự mất cân bằng hormone có thể xảy ra trong vài tháng đầu sau sinh do cơ thể vẫn chưa hồi phục lại hoàn toàn làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt sau sinh. Theo đó, chu kỳ kinh của mẹ có thể sẽ không đều hoặc ra nhiều hơn bình thường có thể kéo dài trong 3 – 4 tháng.

Kinh nguyệt bất thường sau sinh có sao không? (Nguồn ảnh: istockphoto)

BSCK II Phạm Thị Tuyết Mai – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết “Nhiều mẹ lo lắng không thể phân biệt được sản dịch và kinh nguyệt sau sinh. Thông thường, từ sau khi vượt cạn, mẹ sẽ ra sản dịch có thể kéo dài suốt 1 tháng. Và sau 6 tuần sinh con, khi đó cơ thể mẹ đã trở lại tình trạng như trước khi mang thai, chu kỳ kinh sẽ quay trở lạị.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ cần lưu ý nếu sau khi hết sản dịch, có xuất hiện lượng máu giống kinh nguyệt lúc trước trong thời gian không quá 7 ngày chính là kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu lượng máu ra trên 7 ngày thì mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra”.

Bạn có thể chưa biết:

Cách ngừa thai sau sinh và khi nào kinh nguyệt quay trở lại?

Sau sinh khi nào có kinh nguyệt trở lại?

Vậy sau sinh bao lâu có kinh trở lại? Thời gian mẹ bỉm sữa bắt đầu có kinh nguyệt trở lại sau sinh phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như cho con bú, lượng hormone và lối sống. Phụ nữ không nuôi con bằng sữa mẹ thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ quay trở lại sau khoảng 6-8 tuần. Nếu cho bé bú, chu kỳ sẽ quay lại chậm hơn, có thể sau 3-6 tháng. Hoặc hoàn toàn không có kinh nguyệt trong thời gian cho bé bú.

Lý do mẹ cho bé bú kinh nguyệt quay lại chậm là do hormone trong cơ thể. Prolactin, hormone cần thiết để sản xuất sữa mẹ, có thể ức chế hormone sinh sản. Kết quả là không có sự rụng trứng hoặc giải phóng trứng để thụ tinh. Nếu không có quá trình này, khả năng rất cao bạn sẽ không có kinh nguyệt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có kinh sau sinh 1 tháng khi vẫn cho con bú có bình thường không

Nhiều chị em có kinh sau sinh 1 tháng, sau sinh mổ 1 tháng có kinh khá là bình thường và phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu có thể là do bé đang dần ít bú. Hoặc do mẹ có bổ sung thêm sữa công thức khi cho con bú. Vấn đề này nhiều chị em gặp phải nên mẹ bỉm sữa không cần phải lo lắng. Vì lo lắng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa.

Nhưng đôi khi, chị em xuất hiện máu ở âm đạo là do hiện tượng kinh non. Sau khi lượng sản dịch chấm dứt, tuỳ vào cơ địa của từng mẹ thì sẽ có hiện tượng kinh non vào khoảng 4 – 6 tuần sau sinh.

Hiện tượng này tương tự như thời kỳ kinh nguyệt và kéo dài từ 3 – 5 ngày, dịch ra có màu đỏ tươi, chất nhầy, không kèm theo sốt hay đau bụng. Đây cũng là hiện tượng sinh lý bình thường, không cần quá lo lắng.

  • Máu âm đạo ra nhiều hơn 1 tuần kèm theo mùi hôi khó chịu, ngứa ngáy và đau bụng.
  • Sốt cao hoặc cơ thể ớn lạnh.
  • Hoa mắt, chóng mặt hoặc cảm thấy cơ thể yếu dần.
  • Nhịp tim đập bất thường.
  • Xuất hiện nhiều cục máu đông có kích thước và số lượng lớn. Có thể là dấu hiệu băng huyết, cần được cấp cứu ngay.

Có kinh sau sinh 1 tháng khi vẫn cho con bú có bình thường không? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bỉm có được sử dụng tampon không

Nếu kinh nguyệt trở lại sau 1 tháng và bạn sinh con qua âm đạo, các bác sĩ khuyên nên tránh sử dụng tampon trong lần kinh đầu tiên sau sinh.

Nguyên nhân là do cơ thể mẹ vẫn đang lành và tampon có khả năng gây chấn thương. Nếu muốn dùng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trong lần tái khám sau sinh.

Có kinh sau sinh có ảnh hưởng đến sữa mẹ

Khi kinh nguyệt quay trở lại, mẹ có thể nhận thấy một số thay đổi trong nguồn sữa mẹ hoặc phản ứng của bé khi bú sữa. Chẳng hạn, mẹ bỉm sữa có thể nhận thấy nguồn sữa giảm hoặc bé thay đổi tần suất muốn bú. Hoặc hiện tượng này có thể xảy ra ngược lại.

Sự thay đổi nội tiết tố khi có kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến thành phần sữa mẹ và vị của nó. Tuy nhiên, những thay đổi này thường rất nhỏ và không ảnh hưởng đến khả năng nuôi con bằng sữa mẹ của bạn.

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2 hiểu lầm lớn về việc tránh thai sau sinh dù chưa thấy kinh nguyệt trở lại

Kinh nguyệt sau sinh cần lưu ý những gì

Kinh nguyệt sau sinh cần lưu ý những gì? (Nguồn ảnh: istockphoto)

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong những ngày này phải đầy đủ giữa và nâng cao số lượng cũng như chất lượng sữa cho bé bú.
  • Tranh thủ nghỉ ngơi vì kỳ kinh đầu tiên sau sinh mẹ sẽ bị mệt nhiều hơn. Như chuột rút có thể nhiều và đau hơn, đau lưng và bụng hơn.
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái và tích cực, góp phần duy trì lượng sữa.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên và giữ gìn vùng kín sạch sẽ.
  • Mặc quần lót bằng cotton và vừa vặn để vùng kín được khô thoáng.
  • Không lạm dụng dung dịch vệ sinh và thụt rửa âm đạo.
  • Tránh quan hệ tình dục những ngày này để hạn chế, phòng tránh viêm nhiễm hoặc cần sử dụng bao cao su.

Chu kỳ kinh nguyệt quay lại khi nào tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố của mẹ bỉm sữa. Cho dù chu kỳ quay lại sớm hay muộn, điều quan trọng là mẹ phải luôn vui vẻ, ăn uống đầy đủ để chăm con tốt và giúp con phát triển toàn diện nhé.

Nguồn tham khảo: Phân biệt sản dịch và kinh nguyệt sau sinh – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu