SANH MỔ – Kim tiêm – Sau phẫu thuật lần một sanh con, Mẹ lại đau đớn trải qua cuộc phẫu thuật lần hai để lấy kiêm tiêm còn sót lại trong tử cung mình.
Sinh mổ là gì?
Sinh mổ (mổ lấy thai), là một thủ thuật y khoa để đưa em bé ra ngoài thông qua vết cắt ở bụng và tử cung của người mẹ.
Dưới đây là một số lý do tại sao người mẹ không thể sinh thường, cần phải sinh mổ:
- Thất bại trong bước chuyển dạ, cổ tử cung không mở đủ để em bé di chuyển xuống âm đạo.
- Dây rốn của bé có thể bị chèn ép hoặc nhịp tim của bé cho thấy không thể vượt qua cuộc sinh thường.
- Mang đa thai như sinh đôi hoặc sinh ba cần phải thực hiện sinh mổ
- Có vấn đề với nhau thai
- Kích cỡ của bé quá lớn khiến không thể sinh thường
- Mang thai ngôi ngược
- Mẹ bị nhiễm trùng, chẳng hạn như virus suy giảm miễn dịch ở người hoặc herpes
- Mẹ đang bị đái tháo đường hoặc huyết áp cao
Kim tiêm vẫn còn trong tử cung sau khi sinh mổ
Một bệnh viện ở Sydney đã đưa ra một cuộc điều tra sau khi họ tìm thấy một cây kim còn nằm lại trong tử cung người Mẹ sau khi Mẹ đã sanh em bé theo phương pháp sanh mổ.
Lần đầu tiên bà mẹ gốc Viết Nam tại Sydney, không hiểu tại sao sau sinh mình lại lại đau đớn như vậy. Mẹ này sau khi sinh con trai tại Bệnh viện Fairfield vào tháng 9 năm 2017. Mẹ phát hiện mình bị đau, nhưng cứ nghĩ sau sanh mỗ vẫn còn đau là chuyện bình thường, nhưng đâu ngờ có một cây kim tiêm còn xót lại trong người mình.
Sau đó bệnh viện đã làm một đợt kiểm tra kỹ lưỡng, các bác sĩ phát hiện ra một cây kim còn sót trong bà mẹ 19 tuổi gốc Việt này.
SANH MỔ – Kim tiêm “Con của Thi Nguyen”.
Thực hiện ca phẫu thuật thứ hai để lấy kim tiêm ra
Không còn lựa chọn nào khác, là mẹ thông qua một cuộc phẩu thuật nữa để lấy kim tiêm ra. Nhưng việc thiếu thông tin từ phía bệnh viện đã khiến chồng cô không có chi tiết về cuộc phẫu thuật thứ hai của vợ mình. Vì cuộc phẩu thuật lần hai, sát ngay sau khi sanh bé.
Gia đình và bạn bè đến gặp mẹ và em bé mới, nhưng cuối cùng lại chờ đợi một thời gian rất dài. Không ai thông báo với họ rằng mẹ Nguyễn đã thực sự có một ca phẫu thuật khác để lấy kim xót lại ra.
Lo lắng, chồng cô, Steven Nguyễn, đã phải yêu cầu bệnh viện trả lời để cập nhật về tình trạng của vợ mình. Ngạc nhiên thay, anh không hề biết về cuộc phẫu thuật lần thứ hai này của vợ là để tháo kim xót lại trong tử cung ra cho đến vài giờ sau đó.
“Không ai nói với tôi bất cứ điều gì”
SANH MỔ – Kim tiêm “Bố Steven Nguyễn” Nguồn | Kênh 9 Tin tức
Có thể tiếp tục sinh mổ nếu đã sinh mổ trước đó không?
Phụ nữ đã sinh mổ trước đó có thể sinh thường vào lần sau. Quyết định có sinh mổ tiếp được hay không tùy thuộc vào loại vết mổ trong lần sinh mổ trước đó và số lần đã thực hiện sinh mổ.
Bệnh viện và những người liên quan đã đến xin lỗi sản phụ
Giám đốc điều hành của Bệnh viện Fairfield và Giám đốc Dịch vụ Y tế Amanda Larkin đã đến xin lỗi về những gì đã xảy ra. Cô cũng xác nhận rằng thực sự có một cây kim còn nằm lại trong tử cung của bệnh nhân sau khi sanh bé.
Trong lần phẫu thuật thứ hai, các bác sĩ đã lấy kim tiêm ra khỏi tử cung của mẹ trẻ. Bệnh viện cũng điều tra ra nguyên nhân – đây là do sản phẩm lỗi (kim tiêm), chứ không phải là một lỗi lâm sàng.
Tuy sanh mỗ tỷ lệ an toàn khá cao, giúp các bà mẹ tránh nguy cơ biến chứng trong quá trình sinh nở. Tuy vậy, mọi tai nạn đều có thể xảy ra. Tai nạn do thiết bị bị lỗi và lỗi của con người cũng có thể xảy ra nhưng thường rất hiếm.
Mặc dù việc sanh mổ có thể mang lại nhiều rủi ro hơn là sinh thường, tuy vậy các biện pháp phòng ngừa bổ sung luôn được thực hiện để đảm bảo sự an toàn của cả mẹ và bé.
Theo – the Asian parents Singapore
Tham khảo – Source: News.com.au, KidsHealth
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!