Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, vừa đỡ đẻ thành công cho sản phụ sinh lần thứ ba. Bé gái chào đời có cân nặng lên tới 5,5 kg.
Ca sinh thường của sản phụ Nghệ An thuộc loại sinh khó
Ngày 20/10, nhân viên Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đỡ đẻ cho sản phụ Nguyễn Thị Hương (33 tuổi), trú xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ. Người mẹ này sinh bé gái nặng 5,5 kg.
Rạng sáng cùng ngày, sản phụ Hương chuyển dạ, được gia đình đưa đến Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ để sinh con.“Đây là trường hợp sinh khó. Nhờ phối hợp tốt, kíp trực đỡ đẻ thành công, bé gái nặng 5,5 kg chào đời”, bác sĩ Giản Viết Hợp, khoa Sản, cho biết.
Thai nhi lớn dễ gây nguy hiểm cho mẹ và bé
Theo bác sĩ Hợp, với những trường hợp sinh thai lớn, sản phụ rất dễ bị di chứng như băng huyết, rách phần mềm phức tạp, thậm chí vỡ tử cung. Thai nhi cũng rất dễ bị tổn thương.
Chị Hương cho biết rất vui mừng khi con khỏe mạnh và gửi lời cảm ơn các y, bác sĩ.Người nhà sản phụ cho hay đây là lần sinh nở thứ 3 của chị Hương.
Hai lần sinh trước, sản phụ Nghệ An này sinh thường, bé đầu nặng 3,3 kg và lần thứ hai nặng 4,8 kg. Quá trình mang bầu bé thứ ba, chị Hương chủ yếu ăn trái cây và các loại ngũ cốc bổ dưỡng.
Khi nào thì thai nhi được cho là quá lớn và có thể gây nguy hiểm cho mẹ khi sinh?
Mẹ bầu có thể tham khảo cân nặng của thai nhi theo từng tháng:
- Từ tháng thứ 1-3 của thai kỳ: Thông thường nặng khoảng 14g
- Từ tháng thứ 4-7 của thai kỳ: Nặng khoảng 900-1300g
- Và từ tháng thứ 8- hết thai kỳ: Nặng khoảng 2900-3400g
Những em bé sinh ra với trọng lượng từ 4kg được coi là trẻ lớn. Cân nặng thai nhi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Yếu tố di truyền, chủng tộc và độ tuổi mang thai
Là yếu tố hàng đầu đã được quy định từ trước, quyết định đến gần 1/3 cân nặng của thai nhi. Thông thường độ tuổi sinh dưới 18 và trên 40 tuổi thì cân nặng thai nhi nhỏ hơn so lứa tuổi sinh sản.
Lần mang thai thứ mấy và khoảng cách hai lần sinh
Con so thường bé hơn con lần sau. Liên quan việc khoảng cách con sau sinh quá sát lần trước cơ thể mẹ chưa kịp hồi phục thì thai nhi nhẹ cân hơn.
Sức khỏe và thể trạng của người mẹ
Thể trạng mẹ thấp, sức đề kháng kém thì bé cũng khó phát triển tốt. Nếu mẹ mắc các bệnh lý nội tiết như đái tháo đường hoặc béo phì thì cân nặng thai nhi lớn hơn bình thường.
Giới tính và bản thân thai nhi mắc bệnh lý
Thường bé trai cân sẽ nặng hơn bé gái.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu
Nếu được đảm bảo chăm sóc chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, vi lượng và đa lượng hợp lý thai nhi sẽ phát triển cân nặng chuẩn hơn. Ngoài ra còn phụ thuộc khả năng hấp thu của thai phụ qua chế độ ăn uống thì mới có dinh dưỡng tốt cho con hấp thu được. Nhiều mẹ bầu khi mang thai thường cố gắng tập trung bồi bổ dẫn đến thai nhi có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn và đây cũng không phải dấu hiệu tốt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Những nguy cơ thường gặp khi thai nhi quá cân
Những trẻ có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn có thể nguy hiểm chính sức khỏe bé và mẹ trong quá trình thai nghén. Chính bản thân các bé có thể gặp nguy cơ hạ đường huyết do bé không đủ lượng đường trong máu mà khi đó insulin vẫn tồn tại trong cơ thể.
Bé có thể chậm phản xạ khóc, khóc yếu, dễ ngừng thở từng cơn, không chuyển động và các cơn ngất lịm sau khi bé ra đời. Trường hợp chuyển dạ kéo dài mà nồng độ đường huyết quá thấp có thể dẫn đến những tổn thương não và để lại di chứng trí nhớ, giảm trí tuệ trẻ về sau.
Ngoài ra, bé quá nặng cân sẽ gây nguy cơ cho mẹ khó đẻ đường dưới. Bên cạnh đó, những nguy cơ chảy máu, đờ tử cung, tổn thương tầng sinh môn cũng gia tăng nếu khung chậu của thai phụ chưa thể giãn nở đủ phù hợp kích thước thai nhi
Cần theo dõi sát quá trình phát triển của trẻ về: Bệnh lý phổi sau sinh, nguy cơ suy hô hấp, nguy cơ béo phì, rối loạn chuyển hóa sau sinh.
Theo Zing.vn
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!