Trời nắng nóng kéo dài khiến việc sử dụng điều hoà là không thể thiếu. Tuy nhiên, cần chú ý những sai lầm khi tránh nóng có thể khiến méo miệng và liệt mặt.
Thời tiết nắng nóng, nhiều người lớn và trẻ nhỏ phải nhập viện
Theo các bác sĩ Bệnh viện Châm cứu Trung ương, cao điểm, bệnh viện tiếp nhận hàng chục ca nhập viện do liệt dây thần kinh số 7. Các bệnh nhân chủ yếu là người già và trẻ nhỏ vào viện trong tình trạng méo miệng, méo mặt…
Thông thường, liệt dây thần kinh số 7 xuất phát từ nguyên nhân thời tiết giá lạnh. Tuy nhiên, vào mùa hè, nhiều gia đình sử dụng điều hòa không đúng cách làm tăng nguy cơ bị liệt mặt và mắc các bệnh do lạnh như: viêm đường hô hấp, viêm phế quản, liệt dây thần kinh số 7.
Sau mỗi đợt nắng nóng đỉnh điểm số bệnh nhân cả trẻ nhỏ và người lớn nhập viện do liệt dây thần kinh số 7 đều tăng. Có những thời điểm khoa tiếp nhận và điều trị cho khoảng 10 trường hợp trẻ nhỏ, người lớn bị liệt dây thần kinh số 7.
Sai lầm khi tránh nóng khiến méo miệng, liệt mặt
Khi sử dụng điều hòa ở nhiệt độ quá thấp, khí lạnh gây co mạch, giảm cung cấp máu làm giảm vỏ bao dây thần kinh, gây liệt. Bệnh hay xảy ra vào tối muộn hoặc ban đêm. Miệng có thể méo lệch, không thể ngậm nước ở bên liệt.
Các bác sĩ khuyến cáo: người dân khi có những triệu chứng bất thường ở vùng mặt cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Bệnh có thể để lại di chứng nếu không được điều trị kịp thời.
Do đó, để điều trị sớm, người bệnh nên tới cơ sở y tế trong 1 tuần, khả năng phục hồi sẽ cao hơn. Điều trị muộn sẽ gây co cứng cơ, khó phục hồi. Miệng méo nhiều, mắt nhắm không kín ảnh hưởng tới thẩm mỹ của bệnh nhân.
Ảnh VTV
Thế nào là liệt dây thần kinh số 7
Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là bệnh do phong hàn. Đặc điểm của bệnh thường xảy ra đột ngột không có dấu hiệu báo trước. Các bệnh nhân sẽ có những biểu hiện méo mồm, ăn uống rơi vãi, không huýt sáo được, đọng thức ăn ở một bệnh, nhắm mắt không kín…
Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên có thể chữa trị được hoàn toàn và không để lại di chứng. Có thể điều trị bằng cách điện châm, thủy châm, cứu ngải, xoa bóp, chiếu đèn…
Đây là bệnh lành tính có thể khỏi hoàn toàn nếu được kiên trì điều trị đúng cách. Tuy nhiên, khi mắc bệnh cũng không nên chủ quan không điều trị hoặc chữa theo các phương pháp chưa được kiểm chứng có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm.
Nên làm gì để phòng tránh nắng nóng đúng cách?
Các gia đình nên ghi nhớ cách thức sử dụng điều hòa đúng đắn để phát huy tác dụng tránh nắng và không ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Không để điều hòa quá thấp, nên để nhiệt độ trong phòng chênh lệnh so với ngoài trời khoảng 5 -7 độ C. Nên để nhiệt độ phòng 27-28 độ, nếu cảm thấy nóng có thể mở thêm quạt số nhỏ cho thoáng phòng.
- Trước trẻ rời phòng ra ngoài nên tắt điều hòa, mở toàn bộ cửa phòng để trẻ thích nghi với nhiệt độ ngoài trời. Ngược lại, khi trẻ vừa đi ra ngoài về và có mồ hôi cũng không nên bật điều hòa ngay.
- Trường hợp nằm quạt không để quạt thốc thẳng vào mặt khi ngủ, tới gần sáng nên giảm nhiệt độ của quạt.
- Người lớn và trẻ nhỏ khi có dấu hiệu như: ăn uống rơi vãi, mặt lệch sang một bên, cần tới gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Theo theAsianparent Singapore
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!