Thời tiết cực đoan đang khiến cho nhiều người lớn và trẻ em đổ bệnh. Phổ biến nhất là tình trạng trẻ nhỏ bị say nắng khi ở ngoài đường quá lâu.
Nắng nóng 40 độ, 600 trẻ nhỏ bị say nắng nhập viện trong buổi sáng
Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang trải qua một đợt nắng nóng kéo dài.
Nhiệt độ nhiều nơi đo được lên tới 40 độ C ở trong nhà. Ngoài đường, nhiệt độ xấp xỉ 48 độ C. Nhiệt độ ở đường nhựa còn lên tới hơn 50 độ C.
Quá kinh khủng!
Thế nên, cũng không khó lý giải vì sao số lượng người nhập viện vì say nắng tăng đột biến trong những ngày gần đây.
Bệnh viện quá tải
Nắng nóng làm gia tăng số lượng bệnh nhân nhập viện
Người đứng, người ngồi, thậm chí còn nằm cả ra hành lang…
Người chờ đến lượt khám, người chờ xếp hàng, người muốn nộp tiền, người lại mong sớm được ra viện.
Quan sát một lượt, số lượng trẻ nhỏ nhập viện trong ngày nắng nóng vẫn vượt trội so với các lứa tuổi khác.
Trẻ sơ sinh là đối tượng bị ảnh hưởng bởi thời tiết nhiều nhất
Theo PGS. TS Trần Thanh Tú, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu sức khỏe trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, các bệnh của trẻ trong thời tiết nắng nóng hiện nay thường liên quan đến hô hấp và tiêu hóa. Số lượng bệnh nhân trong đợt nắng nóng mới đây cũng tăng vọt so với ngày thường.
Chỉ riêng ngày 10/6, trong buổi sáng đã có đến 600 cháu đến khám ở khoa. Đa số các bệnh nhi đến khám trong thời gian này có vấn đề về đường hô hấp.
Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị say nắng
Xót xa khi nghe tiếng trẻ khóc
Theo bệnh viện Nhi Trung ương, nguyên nhân của say nắng là do trẻ đùa nghịch quá lâu ngoài trời nắng. Tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy khiến trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể bị chấn động, gây ra rối loạn điều hòa thân nhiệt và mất nước cấp.
Bệnh nhi bị say nắng thường có biểu hiện nặng ngay từ đầu, có thể có dấu hiệu thần kinh sớm. Tổn thương này có thể hồi phục hoặc không thể hồi phục.
Ngoài ra, khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, cùng với việc phải phơi mình quá lâu dưới ánh nắng mặt trời, phải hoạt động trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao nóng bức, hoặc hoạt động thể lực quá sức sẽ dẫn đến hiện tượng lượng nhiệt sinh ra và lượng nhiệt hấp thu lớn hơn so với lượng nhiệt cơ thể tỏa ra xung quanh. Tình trạng mất nước xảy ra khiến cơ thể người không chịu được.
Biểu hiện
Trẻ nhỏ bị say nắng thường mất nước nghiêm trọng
-Tăng thân nhiệt dẫn đến đào thải mồ hôi làm cơ thể mất một lượng nước lớn. Nếu không được bù dịch kịp thời sẽ dẫn đến trụy tim mạch, rối loạn điện giải và có thể tử vong
-Tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực
-Mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở, chuột rút.
-Hôn mê, trụy mạch, tử vong
Khi có những biểu hiện này ở trẻ nhỏ, người lớn phải lập tức có biện pháp xử lý. Nhiều bà mẹ thường cuống lên, không biết phải làm gì trong khi con vẫn đang nằm ở ngoài nắng.
Xin được nhắc lại rằng, bình tĩnh! Phải bình tĩnh! Nóng vội không giải quyết được gì cả.
Nếu không chắc cách sơ cứu, TheAsianParent gợi ý dưới đây.
Sơ cứu và lời khuyên cho trẻ nhỏ bị say nắng
Cám cảnh trẻ sơ sinh nằm ngoài hành lang
-Chuyển bệnh nhi vào chỗ mát, thoáng gió
-Cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước pha muối
-Chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở các vị trí có động mạch lớn như nách, bẹn, cổ
-Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn phải chườm mát cho nạn nhân
-Không để trẻ chơi đùa quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức.
-Uống đầy đủ nước khi trời nóng.
-Làm thoáng mát môi trường xung quanh
Quan trọng nhất, trong thời tiết độc hại như thế này, tốt nhất nên tránh cho trẻ ra đường trong khung giờ từ 11 giờ – 16 giờ. Đây là thời điểm nắng nóng mạnh nhất, tần suất UV cũng khá cao gây hại cho da bé.
Hy vọng rằng những lời khuyên trên đây của chúng tôi sẽ phần nào giúp các ông bố, bà mẹ xử lý tình huống tốt nhất khi con bị say nắng.
Theo GiaoDucThoiDai
Xem thêm:
Y tá không tắt máy sấy sau khi dùng khiến bé sơ sinh bỏng nặng, phải cưa chân
Bé sơ sinh bị chàm da nặng và câu chuyện kỳ diệu khi người mẹ cứu con khỏi bàn tay tử thần
Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước? Hãy đọc nếu mẹ còn băn khoăn
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!